đình văn hóa trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hiệp Đức là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp huyện Tiên Phước, phía Tây giáp huyện Phước Sơn, phía Nam giáp huyện Bắc Trà My, phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình. Địa hình có dạng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, địa hình, độ cao trung bình toàn huyện 200-300m, độ dốc bình quân 16-250. Có các con sông chảy qua địa bàn như sông Tranh, sông Chang và sông Trường (ngọn Thu Bồn) tạo nên hệ phân thủy lớn, có hướng thấp dần về phía sông Tranh và dạng địa hình chủ yếu là dạng núi, dạng gò đồi và dạng đồng bằng thung lũng hẹp. Diện tích tự nhiên: 496,88km2, toàn huyện có 12 xã, thị trấn, gồm các xã Bình Lâm, Quế Thọ, Quế Bình, Bình Sơn, Thăng Phước, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Quế Lưu, Sông Trà, Phước Trà, Phước Gia và thị trấn Tân An. Dân số: 39.582 người; mật độ: 80 người/km2 [118, tr.1]
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.
Năm 2018 tổng giá trị sản xuất 1.595,83 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2017, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 33,63% giảm 3,9% so với năm 2015, tỷ trong CN-XD chiếm 23,07% tăng 1,3% so với năm 2015, tỷ trong TM-DV chiếm 43,3% tăng 2,6% so với năm 2015. Thực hiện đào tạo nghề, hướng nghiệp cho 500 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5- 6%, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, nông thôn được đầu tư xây dựng, phát triển các khu công nghiệp và làng nghề trên địa bàn huyện. Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của huyện giai đoạn 2016 - 2018, tổng
nguồn vốn đầu tư cả giai đoạn là 621,303 tỷ đồng, đạt 83,5% so với chỉ tiêu đề ra; trong đó đầu tư hạ tầng kinh tế 320,143 tỷ đồng và hạ tầng văn hóa, xã hội 301,160 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 687,8 tỷ đồng, tăng 89,2% so với đầu nhiệm kỳ năm 2016.
Chính quyền địa phương các cấp chú trọng giảm nghèo bền vững cho đồng bào 3 xã vùng cao, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% và đến 2030 không còn hộ nghèo, không còn nhà tạm bợ… Công tác giáo dục đào tạo đáp ứng được yêu cầu, đã có 12/25 trường đạt chuẩn quốc gia, 13/17 thư viện đạt chuẩn, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư. Toàn huyện có 90,14% thôn, khối phố đạt chuẩn văn hóa. Công tác y tế từng bước được kiện toàn với 01 Trung tâm y tế, 02 phòng khám đa khoa khu vực Việt An, xã Bình Lâm và khu vực Sông Trà, xã Sông Trà, 10 trạm y tế/12 xã, thị trấn, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về dịch bệnh Covid – 19, bão lũ… nhưng với tinh thần quyết tâm của cả hệ thống chính trị nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Đức cơ bản ổn định. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước 13.587,7 tấn, đạt 97,58 % KH tỉnh giao và 102,53 % so với năm 2019; giá trị sản xuất CN-XD ước đạt 558,5 tỷ đồng, đạt 88% KH, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2019. Duy trì và nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận nông thôn mới, toàn huyện bình quân đạt 14,1 tiêu chí/xã; không có xã nào đạt dưới 8 tiêu chí; bình quân tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu là 7,86 tiêu chí/xã. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 575.673 triệu đồng, đạt 135,3% so với dự toán tỉnh giao và đạt 134% so với nghị quyết HĐND huyện, trong đó, thu phát sinh kinh tế 47.492 triệu đồng, đạt 112,9% so với dự toán tỉnh giao, đạt 102,9% so với nghị quyết HĐND huyện. Bên cạnh đó, UBND huyện Hiệp Đức cũng đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh như: Chương trình 135; Chương trình giảm nghèo bền vững theo Quyết định 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ; Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh về chính
sách khuyến khích thoát nghèo bền vững…, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế phát triển ổn định, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai năm 2020; thu phát sinh kinh tế đạt 30% dự toán tỉnh giao. Văn hóa, xã hội được chăm lo và có nhiều khởi sắc. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được giữ vững; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng quy định. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tinh giãn biên chế và sắp sếp, dự nguồn, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 2021 – 2026 đảm bảo đúng quy trình và theo chủ trương chung của cấp trên. Tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập huyện và thảo luận chuyên đề về “xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn huyện đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Huyện Hiệp Đức xác định mục tiêu đẩy mạnh chính sách phát triển GĐVH đáp ứng được các tiêu chí theo yêu cầu đặt ra. Theo đó, trong thời gian tới địa phương sẽ hình thành nhiều khu dân cư kiểu mẫu, GĐVH, triển khai thực hiện các chính sách về gia đình, văn hóa, dân số, an sinh xã hội, xây dựng thành công nông thôn mới ở các địa phương trên địa bàn huyện. [118, tr.2, 3, 4]
Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội thuận lợi đã góp phần tạo động lực triển khai thực hiện hiệu quả chính sách phát triển gia đình văn hóa