Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 79 - 97)

3.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về PCBLGĐ, Bình đẳng giới, Luật HN&GĐ và các chính sách phát triển GĐVH ở các địa phương.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp về xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống các văn bản pháp luật về xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về ứng xử văn hóa, đạo đức trong cơ quan, cơ sở giáo dục và đào tạo; triển khai bộ quy tắc ứng xử trong trường học; đề xuất các chế tài xử lý các vi phạm đủ mạnh để phòng ngừa, răn đe; chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo đưa các tiêu chí về ứng xử văn hóa, đạo đức để đánh giá bình xét thi đua cuối năm. [118, tr.5]

3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Tăng cường phối hợp liên ngành trong xây dựng đạo đức, lối sống. Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm các vi phạm đạo đức trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, bản quyền tác giả, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, tổ chức lễ hội, du lịch, thể dục thể thao, nhất là những hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa. Siết chặt quản lý các sản phẩm, dịch vụ văn hóa độc hại.

Chỉ đạo, phối hợp với Đài Truyền hình Quảng Nam và các cơ quan báo chí tăng cường chuyên trang, chuyên mục, chương trình; các hoạt động thông tin, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, GĐVH, Khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu, những hành vi ứng xử nhân văn, hành động dũng cảm…; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những ấn phẩm văn hóa độc hại, trái với thuần phong mỹ tục trên mạng xã hội; chỉ đạo các địa phương xây

dựng các phương án, chủ động xây dựng kế hoạch PCBLGĐ, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng hiệu quả chính sách phát triển GĐVH ở các địa phương trên địa bàn huyện Hiệp Đức.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương bố trí và tăng mức đầu tư kinh phí cho công tác gia đình, thực hiện chính sách phát triển GĐVH; bố trí đủ, ổn định cán bộ làm công tác gia đình, văn hóa tại trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn. [118, tr.6]

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Đức

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; Nghị định số 110/2018/NĐCP ngày 29/8/2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa; Thôn, làng, ấp, bản... văn hóa; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ của Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng con người Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu, của Đảng viên; Kết luận số 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tăng cường công tác tập huấn, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển GĐVH, Khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu; thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép nội dung giáo dục đời sống gia đình vào các buổi sinh hoạt, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình cho cán bộ, công chức, viên chức, các Ban Mặt trận, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm tạo dựng môi trường an toàn, tin cậy, yêu thương trong gia đình, dòng họ.

Thực hiện tốt, có hiệu quả các đề án, kế hoạch, quy hoạch, chương trình hành động của các cấp từ huyện đến cơ sở đã được phê duyệt và triển khai theo lộ trình. [118, tr.7]

3.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, kiện toàn đội ngũ công chức thực thi chính sách, xây dựng quy chế hoạt động mới của các Ban chỉ đạo, Ban Mặt trận, các Tổ hòa giải ở cơ sở để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển GĐVH tại các địa phương trong thời gian đến.

Phát huy giá trị văn hóa của di sản, văn học, nghệ thuật.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao, góp phần giáo dục đạo đức, tạo dựng lối sống lành mạnh. Nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, nhân cách con người. Biểu dương cái tốt, bài trừ cái xấu, tạo dư luận lành mạnh lên án cái ác, ca ngợi cái đẹp, lấy gương người tốt, việc tốt, người tử tế để giáo dục, cổ vũ, khuyến khích tính hướng thiện của con người.

Phối hợp với Ban giám hiệu các trường tại địa phương xây dựng các tiêu chí, nhân cách cho học sinh trung thực, lễ phép, hiếu thảo, kỷ luật, kiên nhẫn, thương người, giữ gìn môi trường; thực hiện các bài giảng, bài học đạo đức phải có chiều sâu nhân văn, có sức lay động, cảm hóa cao, phải sinh động, thiết thực...

Phối hợp với cộng đồng xã hội nâng cao, nhân rộng các hình thức sinh hoạt, rèn luyện tại cộng đồng để tạo lập những môi trường lành mạnh trong thực hành đạo đức, ứng xử chuẩn mực về văn hóa gia đình, đạo đức công sở, khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng NTM.

Đẩy mạnh vai trò, phát huy thế mạnh của các thiết chế văn hóa-xã hội, các sinh hoạt văn hóa làm gia tăng tính cố kết cộng đồng và giáo dục truyền thống, điều chỉnh các hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng đồng, GĐVH ở các khu dân cư trên địa bàn huyện.

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt văn hóa, xã hội, thực hiện phản ánh những tấm gương người tốt, việc tốt, GĐVH, xây dựng một hình ảnh xã hội tích cực, Khu dân cư kiểu mẫu, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực, phản văn hóa, từ đó tạo ra hiệu ứng lên án cái xấu trong xã hội.

Tiếp tục kiện toàn đội ngũ CB, CC làm công tác VHXH; nâng cao năng lực của đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở thực hiện phổ biến pháp luật, quán triệt chính sách phát triển GĐVH, KDCVH, kiểu mẫu, các chủ trương chính sách mới trên địa bàn huyện trong giai đoạn mới. [118, tr.8]

Tiểu kết chương 3

Từ những phân tích và thực tiễn thực hiện chính phát triển GĐVH trên địa bàn huyện Hiệp Đức cho thấy, hầu hết các hộ gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng "Gia đình văn hóa"; có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc tham gia xây dựng thôn, xóm, tổ dân phố văn hóa. Công tác bình xét danh hiệu gia đình đạt văn hóa trên địa bàn diễn ra dân chủ, công khai minh bạch và theo đúng quy định. Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ đó cần có sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong việc xác định quan điểm, chính sách phù hợp, tiếp tục hướng dẫn mô hình PCBLGĐ và Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống của các thành viên trong gia đình, phát triển GĐVH, Khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu…. Đồng thời các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm xây dựng chất lượng đội ngũ CB, CC thực thi công vụ, đội ngũ cán bộ cơ sở tham gia trong các Ban chỉ đạo, Ban vận đội, nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đề xuất xây dựng hoàn thiện pháp luật và có những giải pháp cần thiết để đảm bảo tổ chức thực hiện chính sách phát triển GĐVH tại các địa phương.

Những quan điểm phân tích trong Luận văn là những ý tưởng để tham mưu đề xuất các cấp, các ngành, chính quyền địa phương xây dựng các giải pháp thực hiện chính sách phát triển GĐVH phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại địa

phương. Hy vọng rằng, Luận văn sẽ góp một phần nhỏ trong việc xây cơ chế, chính sách, hình thành các bộ tiêu chí mới trong xây dựng, phát triển GĐVH, chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng NTM ở các địa phương trên địa bàn huyện trong giai đoạn mới hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, cùng với nhiều hoạt động của ngành Văn hóa và Thể thao; Tư pháp; Lao động, Thương binh và Xã hội; Dân số, UBND các xã đã hướng dẫn và tổ chức các chương trình an sinh xã hội, phát triển GĐVH, giải quyết chế độ chính sách cho các gia đình người có công với cách mạng, đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, thực hiện hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình. Đồng thời các Ban chỉ đạo, Ban vận động, Ban Mặt trận, đoàn thể xã hội cũng rất quan tâm tới công tác gia đình như thực hiện vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gắn với chương trình xây dựng NTM, dự án "Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc", "Góc tư vấn giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, tư vấn tiền hôn nhân"; Đoàn thanh niên triển khai xây dựng mô hình gia đình trẻ tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh tuyên truyền cho nam, nữ thanh niên trong tuổi kết hôn về gia đình và PCBLGĐ tại các địa phương.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương nên kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển GĐVH đã hoàn thành ở mức đạt và vượt, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Tạo được sự công bằng trong thụ hưởng chính sách, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện liên tục giảm; Nhiều gia đình có điều kiện tốt hơn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc. Tỷ lệ gia đình, khu dân cư đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Khu dân cư văn hóa" năm sau cao hơn năm trước. Tình trạng BLGĐ giảm đáng kể. Qua đó góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hiệp Đức đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển...

Hy vọng rằng với những giải pháp trong Luận văn sẽ được các cơ quan chuyên môn đánh giá, chọn lọc, triển khai thực hiện trong thực tiễn về chính sách phát triển GĐVH trong thời gian đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành TW (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

2. Ban chấp hành TW (2003), Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị BCH TW lần thứ bảy (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

3. Ban chấp hành TW (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014 của Hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng khóa XI ‘‘về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

4. Ban Bí thư (2019), Kết luận số 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH TW Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

5. Ban chấp hành TW (2021), Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban chấp hành TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

6. Bách khoa toàn thư, https://vi.wikipedia.org/.

7. Báo Quảng Nam (2016), Xây dựng gia đình văn hóa, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam https://www.quangnam.gov.vn/, cập nhật ngày 28/6/2016.

8. Bộ Tư pháp (1999), Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP ngày 28/01/1999 của Bộ Tư pháp về việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

9. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

10. Bộ Tư pháp (2011), Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL,

Những tiêu chuẩn về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

12. Bộ Tư pháp (2013), Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật HGOCS.

13. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2014), Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC- BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác PB, GDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

14. Bộ VHTTDL (2014), Quyết định số 1092/QĐ-BVHTTDL ngày 11/4/2014 của BVHTTDL Ban hành Quyết Định Kế hoạch tổ chức thực hiện các Đề án, chương trình thuộc chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 của BVHTT và DL.

15. Bộ Tư pháp (2016), Quyết định số 2694/QĐ-BTP ngày 30/12/2016 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác PB, GDPL, HGOCS, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017.

16. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2017), Xây dựng văn hóa gia đình trong xã hội đương đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, tr.17.

17. Bộ NN&PTNT (2017), Quyết định số 69/QĐ-BNNPTNT ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

18. Bộ Tư pháp (2017), Quyết định số 2306/QĐ-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp HGOCS trong việc xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên phạm vi toàn quốc.

19. Bộ VHTTDL (2017), Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL ngày 29/12/2017 của Bộ VHTTDL quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

20. Bộ VHTTDL (2018), Chương trình phối hợp số 639/CTPH-BVHTTDL- HLHPNVN ngày 23/02/2018 của Bộ VH, TT&DL và Hội LHPN Việt Nam về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch” giai đoạn 2018-2022.

21. Bộ Tư pháp (2018), Công văn số 1333/BTP-PBGDPL ngày 20/4/2018 của Bộ Tư pháp về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp HGOCS trong việc xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ và xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

22. Bộ VHTTDL (2018), Quyết định số 4011/QĐ-BVHTTDL ngày 25/10/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính mới ban

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w