3.4.1. Phương hướng
Về nguồn lực: Đề nghị Trung ương quan tâm bố trí đủ và kịp thời kinh phí triển khai thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến công tác giảm nghèo; sớm thông báo nguồn vốn trung hạn để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án;
Về tăng cường kết cấu hạ tầng vùng nghèo: Tập trung, tăng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho giai đoạn 2021-2025 để đầu tư đồng bộ, có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa bàn huyện nghèo, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, buôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện liên thông hàng hóa, giao thương kết nối thị trường, thuận lợi trong đời sống sinh hoạt, phục vụ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế;
Về đổi mới cơ chế, chính sách dạy nghề, việc làm cho người nghèo: Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, dạy nghề phải phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với trình độ, điều kiện của người nghèo, dạy nghề phải gắn với tạo việc làm, tạo thu nhập, dạy có địa chỉ, liên kết với doanh nghiệp, với cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động cho đối tượng nghèo phù hợp với tình hình, yêu cầu mới;
Tập trung xây dựng, phát triển, nhân rộng các loại mô hình giảm nghèo, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp cho người nghèo (trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh), các mô hình cần phát huy điều kiện, lợi thế của từng vùng miền, phù hợp với đối tượng, địa bàn cụ thể, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ giảm nghèo trong tình hình mới;
Kịp thời ban hành cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin, truyền thông, hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng đối với người nghèo, trợ giúp pháp lý…
3.4.2. Giải pháp
Thứ nhất, Các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo, xác định giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; gắn việc hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo với trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Thứ hai, Kiện toàn, tinh gọn bộ máy chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình, giao nhiệm vụ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”; ban hành Quyết
định, kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện; tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ ba, Đổi mới công tác tổ chức, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo; nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo ở cấp xã. Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự chủ chốt, đội ngũ nhân sự làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là ở cấp xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; trong đó, chú trọng tập huấn các kỹ năng về xây dựng và thực hiện Chương trình, kỹ năng tuyên truyền, vận động, quy trình xây dựng dự án, thủ tục thanh quyết toán theo quy.
Thứ tư, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tiếp tục triển khai, thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo đến với người dân, đồng thời tiến hành rà soát, xác định nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo để có giải pháp thực hiện phù hợp với thực tế địa phương, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Thứ năm, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo về mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của của chính quyền, người nghèo, từ đó tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn toàn tỉnh.
Thứ sáu, Phải đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể, trung tâm của hoạt động giảm nghèo; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội, đặc biệt là giải phóng tư tưởng để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự trọng, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Thứ bảy, Tăng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho giai đoạn 2021-2025 để đầu tư đồng bộ, có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường lồng ghép giữa các nguồn vốn đầu tư trên cùng địa bàn, đối tượng; tích cực huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả các tổ chức quốc tế, huy động sự tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện các dự án thành phần; sớm thông báo nguồn vốn cả giai đoạn tiếp theo để các địa phương có cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án.
Tám là, Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh...