Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. (Trang 79 - 107)

3.5.1. Với cơ quan Trung ương

Để tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, kính đề nghị các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giải quyết một số nội dung sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; đồng thời, tăng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho giai đoạn 2021-2025 để đầu tư đồng bộ, có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.

Sớm ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện các chính sách, dự án về giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện gắn với trách nhiệm của người nghèo, hạn chế chính sách cho không; tích hợp chính sách theo hướng thống nhất, lược bỏ chính sách chồng chéo, không phù hợp.

Trên cơ sở Nghị Quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đề nghị Trung ương sớm xây dựng và ban hành chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để địa phương tổ chức thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

Các cơ quan có chức năng của Trung ương tiếp tục tăng cường thực hiện vai trò giám sát đối với việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

3.5.2. Với tỉnh Đắk Lắk

Để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, học viên đề xuất một số giải pháp để các cấp, các ngành trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm, nghiên cứu:

Tập trung nguồn lực và chỉ đạo triển khai các chính sách giảm nghèo; thông qua Nghị quyết của Đảng, kế hoạch hoạt động của chính quyền, của từng đoàn thể đối với chương trình giảm nghèo, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của các cấp; lồng ghép các chương trình, dự án, nhất là đào tạo nghề, nâng cao kiến thức trình độ tay nghề gắn với các dự án vay vốn ưu đãi cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ; tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

Hằng năm, xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp giảm nghèo cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương. Sử dụng nguồn kinh phí giảm nghèo đúng mục đích, có hiệu quả, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung hỗ trợ tạo điều

kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thay đổi cách làm ăn, được đào tạo nghề để vươn lên thoát nghèo.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình giảm nghèo; tuyên truyền phổ biến các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo; giáo dục làm thay đổi nhận thức cho hộ nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Đặc biệt quan tâm công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về giảm nghèo ở các cấp; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt, nhưng đồng thời xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân thực hiện không hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các chính sách, chương trinh mục tiêu về giảm nghèo đề ra.

Tiểu kết chương 3

Thời gian qua, trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Trung ương, công tác chỉ đạo thực hiện giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc, đạt được kết quả đáng mừng. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm theo từng năm, hoàn thành mục tiêu đề ra; đời sống người dân từng bước được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện vẫn còn hạn chế, việc triển khai các cơ chế, chính sách, dự án, kế hoạch, giảm nghèo đôi lúc chưa kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa bền vững, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức lớn cho địa phương.

Chương 3 của Luận văn đã nêu ra một số dự báo tình hình Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng liên quan đến công tác giảm nghèo thời gian tới, từ đó nêu ra một số quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; trong đó, tám giải pháp trọng tâm cần làm: (1) Các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo, gắn việc hoàn thành các mục tiêu

giảm nghèo với trách nhiệm của người đứng đầu; (2) Kiện toàn, tinh gọn bộ máy chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình, giao nhiệm vụ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”; (3) Đổi mới công tác tổ chức, thực hiện; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tiếp tục triển khai, thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo đến với người dân; (5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân; (6) Phải đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể, trung tâm của hoạt động giảm nghèo; (7) Tăng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho giai đoạn 2021-2025 để đầu tư đồng bộ, có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; (8) Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình...

Ngoài ra, để các giải pháp có tính khả thi cao, Luận văn cũng đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với cơ quan Trung ương và tỉnh Đắk Lắk.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài, học viên đi tới kết luận sau:

Cho đến nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng, thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết; nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, xóa đói, giảm nghèo không chỉ được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ có tính chiến lược, lâu dài mà còn là mục tiêu được các địa phương, trong đó có Đắk Lắk xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của cả hệ thống chính trị; ngoài ra, tại Điều 34, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, trên thực tế, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam trở thành hình mẫu thành công trên thế giới về xóa đói giảm nghèo và là một trong số 30 quốc gia áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều.

Đối với Đắk Lắk, mặc dù việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, góp phần tích cực thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. Mặc dù vậy, đây là vấn đề khó khăn, phức tạp, cần có thời gian, nguồn lực và chiến lược lâu dài.

Luận văn “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” nhằm mục đích khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong

thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, từ đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững tại địa phương thời gian tới. Với mục tiêu như trên, Luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, như khái niệm nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo, chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn; các khái niệm giảm nghèo bền vững, nội dung của giảm nghèo bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững; kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Đắk Lắk.

Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhìn chung Luận văn cơ bản đã khái quát những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Hữu (2005)“Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề về nghèo đói ở nước ta”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Việt Cường, Trần Ngọc Trường và Nguyễn Thắng (2010), “Nghèo Đô thị ở Việt Nam: Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng chính sách”.

3. Nguyễn Thắng (2011) “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Sơn (2012) “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Hà Nội.

5. Lê Quốc Lý (2012) “Chính sách xóa đói giảm nghèo: Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Phạm Quốc Cường (2017) “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

7. Trần Thị Bích Hoàng (2019) “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

8. Nguyễn Kim Khánh (2017) “Thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016) Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 28/6/2016, Hà Nội.

10. Chính phủ (2011) Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020, ban hành ngày 19/5/2011, Hà Nội.

11. Thủ Tướng Chính Phủ (2012) Quyết định số 1489/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2015, ban hành ngày 08/10/2012, Hà Nội.

12. Quốc hội (2015) Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, ban hành 12/11/2015, Hà Nội.

13. Quốc hội (2014) Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, ban hành ngày 24/6/2014, Hà Nội.

14. Thủ tướng Chính Phủ (2011) Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, ban hành ngày 30/01/2011, Hà Nội.

15. Thủ Tướng Chính Phủ (2013) Quyết định 293/QĐ-TTg về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, ban hành ngày 05/02/2013, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (2012) Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020, ban hành ngày 12/6/2012, Hà Nội.

17. Thủ Tướng Chính Phủ (2015) Quyết định số 1614/QĐ-TTg về phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 15/9/2015, Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (2015) Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, ban hành ngày 19/11/2015, Hà Nội.

19. Thủ tướng Chính phủ (2016) Quyết định số 1722/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 02/9/2016, Hà Nội.

20. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (1995), Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.

21. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) (2011) Báo cáo giảm nghèo ở Việt Nam - Thành tựu và thách thức, ban hành tháng 3/2011, Hà Nội.

22. Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015) Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.

23. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2012) Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, ban hành ngày 28/12/2012, Hà Nội.

24. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2020) Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ban hành tháng 12/2020, Đắk Lắk.

25. UBND tỉnh Đắk Lắk (2015) Báo cáo số 187/BC-UBND tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2016- 2020 của tỉnh Đắk Lắk, ban hành ngày 19/8/2015, Đắk Lắk.

26. UBND tỉnh Đắk Lắk (2020) Báo cáo số 233/BC-UBND tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 01/9/2020, Đắk Lắk.

27. UBND tỉnh Đắk Lắk (2017) Quyết định số 1598/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016, ban hành ngày 29/6/2017, Đắk Lắk.

28. UBND tỉnh Đắk Lắk (2018) Quyết định số 117/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017, ban hành ngày 16/01/2018, Đắk Lắk.

29. UBND tỉnh Đắk Lắk (2019) Quyết định số 10/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 03/01/2019, Đắk Lắk.

30. UBND tỉnh Đắk Lắk (2020) Quyết định số 172/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, ban hành ngày 21/01/2020, Đắk Lắk.

31. UBND tỉnh Đắk Lắk (2021) Quyết định số 764/QĐ-UBND phê duyệt kết

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. (Trang 79 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w