Đánh giá chung thực hiện chính sách phòng,chống dịch COVID-19 trên địa

Một phần của tài liệu luanvan_TranThiThuyDuong_2019_CSC (Trang 57 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung thực hiện chính sách phòng,chống dịch COVID-19 trên địa

trên địa bàn TP. Đà Nẵng

2.4.1. Những kết quả được

Nhìn chung, trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID- 19, TP. Đà Nẵng có sự nhất trí, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Chính quyền TP. Đà Nẵng luôn chủ động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi và phổ biến kịp thời chính sách phòng, chống dịch tới toàn bộ HTCT và đối tượng thụ hưởng chính sách (người dân, đơn vị, doanh nghiệp,..). Thành phố đã có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan đơn vị thuộc HTCT của thành phố, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương và địa phương khác đối với công tác phòng chống dịch như kêu gọi các địa phương hỗ trợ y tế trong giai đoạn 2 thành phố là tâm dịch của cả nước. Công tác kiểm tra, giám sát được tổ chức thường xuyên và kịp thời phát hiện các nguy cơ lây lan và vi phạm trong công tác phòng, chống dịch. Công tác tổng kết rút kinh nghiệm cũng được chú trọng và thu được những hiệu quả tích cực, góp phần điều chỉnh kịp thời những hạn chế và nhân rộng các mô hình đem lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch của thành phố.

Trong giai đoạn 1, nhờ việc triển khai kịp thời và đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng đã thu được những kết quả rất tích cực, hiệu quả. Từ cuối tháng 4 cho đến trung tuần tháng 7 năm 2020, không có xuất hiện ca bệnh mới nào liên quan đến vi rút SAR-COVI 2.

Đặc biệt, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã khẩn trương chỉ đạo giải quyết nhiều tình huống cấp bách đem lại kết quả tích cực và được người dân đánh giá cao. Điển hình như việc tổ chức cách ly 20 công dân Hàn Quốc; cách ly những người đến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, … Các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý 453 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch; xử lý nhiều trường hợp đưa thông tin chưa được kiểm chứng, đưa nội dung gây hoang mang dư luận.

Hỗ trợ người khó khăn trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng kinh phí dự kiến 308,731 tỉ đồng. Tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã tích cực ủng hộ với tổng số tiền hơn 5,7 tỉ đồng, 20 tấn gạo và nhiều hàng hóa khác. Đặc biệt, TP. Đà Nẵng đã công bố khỏi bệnh cho 6/6 bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, người dân đã nghiêm chỉnh chấp hành giãn cách xã hội. Ý thức người dân về phòng, chống dịch bệnh được nâng lên đáng kể. Việc kiểm soát dịch bệnh được tiến hành thuận lợi. Tuy nhiên, một số bộ phận nhỏ người dân vẫn còn chủ quan, lơ là, không tuân thủ theo quy định phòng, chống dịch.

Ở giai đoạn 2: Với sự chỉ đạo kịp thời và phối hợp đồng bộ giữa các các ngành, các cấp ở trung ương và HTCT của thành phố, thành phố đã thu được những kết quả đáng quan trọng đó là: Công tác triển khai phòng chống dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời. Ngay từ những ngày cuối của tháng 7 năm 2020, thành phố đã khẩn trương điều tra yếu tố dịch tễ; điều tra các trường hợp đã tiếp xúc gần với bệnh nhân, các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp tiếp xúc gần và thực hiện cách ly các đối tượng này. Các cấp chính quyền, trong đó UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Đà Nẵng ban hành văn bản chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch trên địa bàn. Vì vậy, chỉ sau một tháng kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, dịch COVID-19 trên địa bàn nhanh chóng được kiểm soát và khống chế.

Trong giai đoạn 3: TP.Đà Nẵng đã kịp thời khống chế sự lây lan, không để ca bệnh tiếp tục tăng lên, dẫn đến nguy cơ quá tải hệ thống y tế. Tỉ lệ tử vong của

người nhiễm bệnh ở mức thấp (0,9%) [40]. TP. Đà Nẵng đã áp dụng đúng các biện

hưởng ứng, đồng thuận. Chỉ trong 20 ngày thực hiện chủ trương “ai ở đâu thì ở đó”, Đà Nẵng tầm soát, sàng lọc và ghi nhận 2.400 ca mắc tại 55/56 xã, phường (trừ xã Hoà Bắc thuộc huyện Hòa Vang), chiếm 56,2% số ca mắc. Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2021, người dân Đà Nẵng đã trở lại trạng thái bình thường mới.

Trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng sáng tạo được một số mô hình, giải pháp hay trong thực thi chính sách phòng chống dịch, đó là:

Thành phố là địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng thực hiện phát thẻ đi chợ cho người dân. Để hạn chế việc phải dừng hoạt động các khu chợ, tập trung đông người và lây lan ca nhiễm trong cộng đồng, thành phố đã huy động cả HTCT phát thẻ đi chợ cho người dân kể từ ngày 05/8/2020. Giải pháp này sau đó được áp dụng ở nhiều địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ...

Thành phố là địa phương thực hiện triển khai xét nghiệm nhanh trên diện rộng với việc áp dụng phương pháp mẫu gộp. Trong đợt dịch vào cuối tháng 7/2020, thành phố đã áp dụng và cải tiến phương pháp mẫu gộp nhóm 5 thành mẫu gộp nhóm 10 trong đợt dịch thứ tư kể từ tháng 5/2021. Với phương pháp này, chỉ trong vòng 6 ngày, Thành phố đã có 69.544 người được lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện được 8 ca dương tính trong tổng số này. Phương pháp này giúp tiết kiệm tối đa lên đến 20 lần chi phí xét nghiệm so với xét nghiệm mẫu đơn. Quan trọng hơn là có thể đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm trong điều kiện hạn chế về trang thiết bị, nhân lực, vật lực, phát hiện nhanh các ca bệnh trong cộng đồng. Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 biểu dương trong phòng, chống dịch COVID-19.

Thành phố là địa phương tích cực ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19. Thành phố khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử

dụng các dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn để

thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng; sử dụng dịch vụ bưu chính công trong việc gửi hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hành chính. Đặc biệt, để khắc phục tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong", thành phố đã thực hiện sử dụng thiết bị

flycam để ghi hình việc chấp hành "ai ở đâu ở yên đó" tại các khu dân cư trong các ngõ hẻm, góp phần kiểm soát được dịch bệnh và thành phố đã tăng cường giám sát các khu dân cư bằng camera an ninh khu vực. Hình ảnh ghi nhận được sẽ được truyền về trung tâm, đặt tại phường. Qua hình ảnh đó, UBND các phường sẽ xử phạt những trường hợp vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch “ai ở đâu ở yên đó”.

Thành phố luôn có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch cho phù hợp với thực tiễn của thành phố như: Điều chỉnh thu phí đối với người phải cách ly y tế. Trong đó có việc tổ chức cách ly y tế tập trung “có thu phí” đối với công dân rời khỏi TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 05/4/2020 đến TP. Đà Nẵng (kể cả người dân Đà Nẵng sinh sống, làm việc, học tập tại 02 địa phương trên) bằng đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy tại văn bản số 66/BCĐ-SYT ngày 04 tháng 4 năm 2020. Tuy nhiên, sau đó ngày 08 tháng 4 năm 2020, TP. Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo lại việc “không thu phí” cách ly tập trung với người từ TP.HCM và TP. Hà Nội về TP. Đà Nẵng.

Mặc dù thành phố đang bước vào giai đoạn chống dịch quyết liệt nhưng UBND thành phố vẫn cho phép người dân được tiến hành xây dựng, sửa chữa, gia cố các công trình nhà ở dân sinh đang xây dựng dở dang; tạo điều kiện cho người dân được ra ngoài mua vật liệu để chèn, chống nhà cửa để phòng, chống bão theo quy định; tạo điều kiện các cửa hàng vật liệu xây dựng, điện, nước... trên địa bàn được hoạt động để phục vụ phòng, chống bão.

- Nguyên nhân đạt được

+ TP. Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thực hiện và sự hỗ trợ của Trung ương và các địa phương khác.

+ Toàn bộ HTCT của thành phố luôn đoàn kết, bám sát thực tiễn để có sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt và linh hoạt trong phòng, chống dịch. Điều đó được thể hiện từ việc chủ động kế hoạch, tuyên truyền phổ biến chính sách cho đến phân công phối hợp, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách và tích cực rút kinh nghiệp để có sự điều chỉnh chính sách kịp thời.

2.4.2. Hạn chế, yếu kém

Công tác dự báo chưa theo kịp với tình hình diễn tiến thực tế của dịch bệnh nên hạn chế trong việc đưa ra các phương án thực tế đối phó với dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc xác định bóc tách F0 bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR chưa tương xứng với tốc độ lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố còn chưa tính tới năng lực đáp ứng nhanh của hệ thống y tế. Trong giai đoạn 2 phòng chống dịch, một số đơn vị quan trọng trong phòng, chống dịch của Thành phố rơi vào trạng thái bất ngờ, chưa có sự chủ động xây dựng phương án đáp ứng nhanh. Giai đoại này cả 2/2 bệnh viện quan trọng và hàng đầu của thành phố đã bị phong tỏa, TP. Đà Nẵng đã phải kêu gọi Trung ương và địa phương khác hỗ trợ để dập dịch.

Công tác phổ biến tuyên truyền và kiểm tra, giám sát phòng chống dịch được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Tuy nhiên hiệu quả của phổ biến tuyên truyền và kiểm tra, giám sát chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, dẫn tới sự chủ quan, mất cảnh giác của một bộ phận người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Trong 4 làn sóng bùng phát dịch COVID-19 ở nước ta thì TP. Đà Nẵng đã phải đối mặt với 3 làn sóng. Trong đó, giai đoạn 2, TP. Đà Nẵng trở thành tâm dịch của cả nước và giai đoạn kể từ khi dịch bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh thì dịch xảy ra trên địa bàn TP. Đà Nẵng diễn ra với tốc độ nhanh, rộng, với những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sự phân công, phối hợp trong phòng chống dịch ở một số bộ phận trực tiếp thực thi còn thiếu sự chủ động, hiệu quả chưa cao dẫn tới những hệ quả, tác động không mong muốn. Điển hình là việc việc cung cấp dịch vụ phòng, chống dịch như cung cấp suất ăn, nơi cách ly, hàng hóa,... Chẳng hạn như sự phản ánh của các công dân Hàn Quốc tại nơi cách ly. Liên quan đến sự việc này là hai đơn vị trực tiếp đó là Bệnh viện phổi Đà Nẵng và bên cung cấp dịch vụ.

Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm được tiến hành thường xuyên và đã có những điều chỉnh chính sách nhưng công tác này cần có những thước đo đánh giá từ phía đối tượng thụ hưởng chính sách, đặc biệt trong bối cảnh thay đổi chiến lược phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với dịch COVID-19 hiện nay.

Việc ứng dụng công nghệ thông trong công tác phòng, chống dịch COVID- 19 chưa khoa học, chưa thật hiệu quả và chưa đồng bộ. Sự kết nối ứng dụng chưa hiệu quả, có sự chồng chéo giữa các đơn vị. Các phần mềm ứng dụng quản lý vẫn còn gặp nhiều trục trặc, từ phần mềm khai báo y tế đến tiêm chủng vaccine...

Các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vẫn còn một số hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn và đôi lúc còn lúng túng trong quá trình triển khai. Việc hỗ trợ cho người lao động, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp hiện còn chậm, gây bức xúc cho người dân. Các đối tượng được hỗ trợ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ COVID-19 phần lớn là do thủ tục rườm rà.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém

- Nguyên nhân khách quan:

TP. Đà Nẵng là nơi trung chuyển của các luồng dân cư, thu hút khách du lịch. Số người từ Nam ra các tỉnh phía Bắc qua Đà Nẵng rất lớn. Do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 ngày càng có những diễn biến phức tạp, khó lường. Với sự xuất hiện của biến thể Delta và một số biến chủng khác đã xuất hiện trên thế giới.

- Nguyên nhân chủ quan:

Năng lực và nguồn lực của một bộ phận thực thi chính sách còn hạn chế và có hiện tượng chủ quan, lơ là của một bộ phận thụ hưởng chính sách trước những diễn biến của tình hình dịch COVID-19. Trong giai đoạn Đà Nẵng là tâm dịch của cả nước, Đà Nẵng là địa phương xuất hiện các ca bệnh không tìm ra nguồn gốc lây nhiễm đầu tiên của cả nước. Trong giai đoạn kể từ khi dịch bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù thành phố đã tiến hành phong tỏa với giải pháp mạnh nhất là “phong tỏa cứng” toàn thành phố nhưng dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nhanh, vẫn xuất hiện những ổ dịch nhỏ và không rõ nguồn lây trên địa bàn thành phố.

Nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 của thành phố có hạn như thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân lực y tế,... Khi Đà Nẵng trở thành tâm dịch của cả nước, thành phố đã phải dựa vào sự chi viện về nhân lực, vật lực của nhiều địa phương trong cả nước để kiểm soát và phòng, chống dịch. Điều đó cho

thấy nếu thành phố xảy ra dịch với quy mô lớn hơn chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch của địa phương và ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của người dân.

Tiểu kết Chương 2

Ở Chương 2, luận văn đã trình bày những giai đoạn diễn biến của dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đối với quá trình phòng, chống dịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng như: Thành phố là địa phương thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão, mật độ dân số cao, nơi hội tụ của nhiều luồng di cư,.... có tác động không nhỏ tới quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Nội dung Chương 2 đã tập trung làm rõ quá trình thực hiện chính sách từ khâu xây dựng kế hoạch và phổ biến tuyên truyền chính sách cho đến phân công, phối hợp; kiểm tra, giám sát và tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi chính sách để thành phố có những điều chỉnh quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, Chương 2 đã rút ra những kết quả đạt được, nhận diện những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai chính sách phòng, chống dịch tại TP. Đà Nẵng. Đây là những cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu luanvan_TranThiThuyDuong_2019_CSC (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w