7. Kết cấu của luận văn
3.1. Tình hình mới và thay đổi chiến lược phòng,chống dịch COVID-19 của Việt
của Việt Nam
3.1.1. Tình hình mới của dịch COVID-19
Virus thay đổi liên tục thông qua cơ chế đột biến, vì vậy con người sẽ phải đối mặt với nhiều loại biến thể của dịch COVID-19. Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện 4 loại biến thể. Mỗi loại biến thể lại có những ảnh hưởng với tốc độ lây lan khác nhau. Trong đó, nhiều biến thể có tốc độ lay lan nhanh và nguy cơ gây tử vong lớn, gần đây xuất hiện biến thể MU. Theo các nhà khoa học đánh giá, biến thể MU này có độ nguy hiểm cao hơn biến thể Delta. Chính vì vậy, diễn biến và nguy cơ đe dọa của dịch COVID-19 thường xuyên và liên tục.
Dịch COVID-19 có những diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Với sự xuất hiện của biến thể Delta và một số biến chủng khác đã xuất hiện trên thế giới, có tốc độ lây lan nhanh, thế giới liên tục chứng kiến những làn sóng bùng phát nguy hiểm mới của COVID-19, với số ca nhiễm gia tăng kỷ lục ở nhiều khu vực và các nước trên thế giới. Nhiều nước đã từng kiểm soát khá tốt, độ phủ vắc xin cao nhưng vẫn xảy ra những làn sóng dịch mới như Hàn quốc, Mỹ, Singapore. Ở Việt Nam, mặc dù dịch được kiểm soát nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều điểm nóng như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, và liên tục xuất hiện những ổ dịch mới như Hà Nam.
Với những diễn biến của dịch COVID-19 trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng phức tạp khó lường, nguy cơ bùng phát dịch tại TP. Đà Nẵng là rất cao và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều đó đòi hỏi các cấp chính quyền của thành phố cần có định hướng và giải pháp nâng cao thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID- 19 trước những diễn biến khó lường và phức tạp của dịch bệnh.
3.1.2. Chiến lược mới trong phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam
Ngay sau khi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được kiện toàn do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1102/CĐ-TTg, ngày 23/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc. Trong đó, định hướng chiến lược trong phòng, chống dịch nêu rõ: Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”. Người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch”
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các công điện, theo đó các xã phường tại các địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách theo Chỉ thị 16 phải thực hiện bằng được, thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ trọng tâm: (1) Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở đó”, nhất là việc phải thực hiện cách ly y tế; (2) Đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; (3) Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn; khi người dân có yêu cầu, phải đáp ứng kịp thời; (4) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân trên địa bàn; (5) Tuyên truyền, vận động để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm, cùng với HTCT tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả.
Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19 ngày 25 tháng 9 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo chiến lược phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Thủ tướng nhấn mạnh 6 nguyên tắc phải quán triệt đó là: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.
Đặc biệt, trước yêu cầu vừa đảm bảo phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Việt Nam đã có những thay đổi trong định hướng chống dịch COVID-19 theo hướng thích ứng an toàn với dịch COVID-19, với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng đó là: thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh
bỏ giãn cách và bắt đầu mở cửa, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
Có thể nói, với những thay đổi trong định hướng chiến lược phòng, chống COVID-19 đòi hỏi các địa phương cần phải chủ động xây dựng các kế hoạch thích ứng an toàn và nâng cao các giải pháp trong phòng, chống dịch COVID-19.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng
3.2.1. Xây dựng kế hoạch thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả và phổ biến kịp thời chính sách phòng, chống dịch COVID-19
Thứ nhất, chính quyền thành phố cần chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, với một số giải pháp đó là:
Các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố rà soát, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch, kịch bản nhằm chủ động, kịp thời và hiệu quả, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng Trung tâm dự báo và đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch COVID-19 để cung cấp luận cứ cho việc ban hành chính sách phòng, chống Covid kịp thời và hiệu quả.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của TP. Đà Nẵng cần tiếp tục bám sát và thực hiện nghiêm túc, chủ động và sáng tạo các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 và các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Trong điều kiện vừa phải đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu chăm lo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của TP. Đà Nẵng tiếp tục bám sát và thực hiện nghiêm túc, chủ động và sáng tạo các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia trong điều kiện thay đổi chiến lược phòng, chống COVID-19 từ chiến lược “phong tỏa, cách ly” sang chiến lược “thích ứng an toàn với dịch COVID-19”.
Các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố xây dựng kế hoạch vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa thúc đẩy sản xuất, kinh tế - xã hội. Do đó, các cấp chính quyền chủ động lên kế hoạch và đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin cho những đối tượng tuyến đầu và những đối tượng ưu tiên, đặc biệt là đẩy nhanh độ bao phủ tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn,
Thành phố cần xây dựng kế hoạch tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch. Đặc biệt là xây dựng kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để đáp ứng yêu cầu khẩn cấp, không để xảy ra tình trạng quá tải, đáp ứng năng lực thu dung khám chữa bệnh của nhân dân.
Thành phố xây dựng phương án cấp thẻ xanh, có kế hoạch sớm về công nhận “hộ chiếu vắc xin” cho công dân đã tiêm đủ hai mũi vắc xin nhằm triển khai mở cửa các hoạt động du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần tạo sinh kế và mở rộng an sinh xã hội cho người dân.
Thành phố xây dựng chính sách động viên hỗ trợ kịp thời những người tham gia phòng, chống dịch và người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Thành phố huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện các gói an sinh xã hội và có những công cụ mạnh mẽ hơn nữa để kịp thời củng cố và đáp ứng an sinh xã hội cho các nhóm đối tượng trong xã hội bởi trong bối cảnh tác động của dịch Covid, đặc biệt là các nhóm xã hội đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội lớn. Những chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng này đã góp phần tạo nên tạo nên mạng lưới an toàn xã hội để đối phó với đại dịch. Điều chỉnh trong chính sách an sinh xã hội bằng hình thức chuyển tiền mặt kết hợp các dịch vụ xã hội khác trong những điều chỉnh chính sách an sinh xã hội đáp ứng nhanh nhất cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm lao động phi trí thức, phụ nữ, trẻ em hoặc những người bị ảnh hưởng sinh kế bị gián đoạn, đặc biệt trong các trường hợp ốm đau, thất nghiệp, thai sản và tàn tật, không chỉ chăm lo đến sức khỏe thể chất mà còn chú ý đến sức khỏe tinh thần cho những đối tượng dễ bị tổn thương. Mở rộng chính sách bảo hiểm y tế để hỗ trợ người dân trong thời kỳ khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và các biện pháp bảo vệ rủi ro tài chính cá nhân.
Thứ hai, thành phố cần phổ biến đầy đủ các chính sách về phòng, chống và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19:
Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, quan điểm, giải pháp chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, cũng khuyến cáo của Bộ Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19 của thành phố đến người dân.
Chính quyền thành phố đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đặc biệt là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19, ...
Chất lượng tuyên truyền, phổ biến chính sách phòng, chống COVID-19 không chỉ đòi hỏi thông tin kịp thời mà còn phụ thuộc vào nội dung phổ biến thông tin. Do đó, nội dung phổ biến, tuyên truyền chính sách phòng, chống COVID-19 cần tập trung tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu dễ thực hiện, đặc biệt về mục tiêu, giải pháp, phù hợp với mỗi khu vực phạm vi đối tượng của đối tương thụ hưởng chính sách.
Thứ ba, chính quyền thành phố chú trọng đến những nội dung tuyên truyền văn hóa, tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi ứng xử; những gương người tốt, việc tốt và lên án những hành vi vi phạm trong thực hiện chính sách phòng, chống đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng, các đối tượng thụ hưởng chính sách phòng, chống COVID-19.
Đa dạng hóa các kênh thông tin truyền thông, vừa truyền thông rộng rãi, vừa truyền thông nội bộ trong các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng người dân trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp nâng cao hiệu quả và kịp thời, nhanh nhất đến mọi đối tượng thụ hưởng chính sách trong phổ biến tuyên truyền chính sách phòng, chống COVID-19. Do đó, các cấp chính quyền của thành phố cần đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ truyền thông hiện
đại, đội ngũ nhân lực cơ sở phải có trình độ để tổ chức phổ biến kịp thời chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến mọi đối tượng.
Trong điều kiện số lượng người sử dụng mạng xã hội lớn hiện nay, các cấp chính quyền của thành phố cần sử dụng có hiệu quả không gian mạng xã hội để tuyên truyền phổ biến kịp thời chính sách phòng, chống COVID-19 như zalo, facebook, ... để thực hiện tuyên truyền chính sách phòng, chống COVID-19. Giải pháp này cần đảm bảo vừa thông tin kịp thời vừa ngăn chặn và vô hiệu hóa tin giả, luận điệu xuyên tạc thực hiện chính sách phòng, chống COVID-19 của thành phố đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin trên mạng xã hội ở thành phố cũng như trong và ngoài nước, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội và sự hỗ trợ của người dân trong phòng, chống dịch COVID-19.
3.2.2. Phân công rõ trách nhiệm, phối hợp hiệu quả và kiểm tra, giám sát thường xuyên trong phòng chống dịch COVID-19
Một là, Các cấp chính quyền của thành phố Đà Nẵng cần phân công rõ trách nhiệm hiệu quả giữa cơ quan đơn vị trong HTCT của thành phố:
Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận của thành phố cần bổ sung, rà soát quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong HTCT cơ sở trong thực thi chính sách phòng, chống COVID-19. Xác định tổ chức, cá nhân cụ thể trong việc chủ trì, chịu trách nhiệm chính các khâu trong tổ chức tham gia thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng kết quả của quá trình thực thi chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận của thành phố cần phân công gắn với phân quyền cho các tổ chức, đơn vị cơ sở trong thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo mỗi xã phường, mỗi đơn vị là “pháo đài” trong phòng, chống dịch. Trong đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, phường, xã nhằm xây dựng hệ thống liên hoàn trong việc triển khai tổ chức phòng, chống dịch từ việc triển khai kế hoạch đến tổ chức thực hiện tuyên truyền, kiểm tra, theo dõi và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách.
Hai là, TP. Đà Nẵng phối hợp hiệu quả giữa với cơ quan Trung ương và địa phương khác trong cả nước trong phòng, chống dịch COVID-19:
Phối hợp giữa TP. Đà Nẵng với cơ quan Trung ương và địa phương khác trong cả nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, TP. Đà Nẵng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin kịp thời, hiệu quả và an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố.
TP. Đà Nẵng chú trọng phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác trong cả nước để kiểm soát người ra vào thành phố, bởi Đà Nẵng là địa phương kết nối, trung chuyển cho các phương tiện, đi lại của người dân. Do đó, thành phố tăng cường phối kết hợp với các địa phương trong việc tạo thuận lợi cho các phương tiện và người dân đi qua thành phố để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, góp phần thực hiện chính sách vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo khôi phục phát triển kinh tế - xã hội do dịch COVID-19.
Cấp ủy, chính quyền cấp xã, phường và cơ quan, tổ chức phòng, chống dịch cần phân công rõ trách nhiệm, vai trò của từng bộ phận, từng khâu trong tổ chức, đơn vị phòng, chống dịch. Đồng thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong từng khâu, từng việc của mỗi bộ phận, cá nhân phụ trách nhiệm vụ phòng chống dịch, tránh để xảy ra mâu thuẫn, hiểu nhầm không đáng có giữa phòng, chống dịch và nhu cầu chính đáng của người dân.
Ba là, chính quyền thành phố huy động toàn bộ HTCT trong kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19:
Chính quyền thành phố huy động tối đa các cơ quan, đơn vị trong HTCT để thực hiện kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với những khu vực dễ bị lây nhiễm như sân bay, bến cảng, bệnh viện, trường học, khu chợ,.. trên địa bàn thành phố.
Chú trọng vai trò HTCT cấp xã, phường trong công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch. Để công tác này mang lại hiệu quả hơn thì các xã, phường cần có cơ chế và hình thức khen thưởng, xử phạt kịp thời đối với các cán bộ, đơn vị cơ sở nào thực hiện tốt nhiệm vụ hay chưa tích cực tham