4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Tân Hòa là một xã vùng núi nằm ở phần phía đông thuộc khu vực trung du của huyện Phú Bình, thuộc tỉnh Thái Nguyên, có ranh giới phía nam là hệ thống sông máng, giáp ranh với xã là các đơn vị hành chính khác trực thuộc huyện:
Trong đó cụ thể là:
Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang và xã Tân Đức
Phía tây giáp thị trấn Hương Sơn
Phía nam giáp xã Lương Phú
Phía bắc giáp xã Tân Kim và xã Tân Thành.
Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã Tân Đức,Tân Hòa là các xã có cùng đặc điểm về khí hậu và sản xuất nông nghiệp.
* Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã Tân Hòa rất là phức tạp, địa hình dốc từ Bắc xuống Nam , bị chia cắt tương đối mạnh độ chênh cao trung bình 0,5-0,8m trên 1km dài. Xen kẽ giữa núi đồi là những cánh đồng.
* Khí hậu:
Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. -Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%.
* Công tác thủy lợi:
-BCĐ quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi xã thường xuyên kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo các tổ thuỷ nông quản lý và vận hành tiết kiệm hiệu quả trữ lượng nước tại các công trình hồ đập đảm bảo nguồn nước phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp.
- Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, xã đã vận động được nhân dân hiến trên 6000m2 đất, đóng góp trên 4 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn và sửa chữa một số công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
-Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chủ yếu là ao, hồ, đập. Tân hòa có tới 80% tổng diện tích canh tác sử dụng nguồn nước đập trại gạo và các hồ đập nhỏ.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chiếm tỷ lệ khoảng 70% phân bổ không đều cho các xóm sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề kêu gọi, thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, hệ thống giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, trong những năm tới, xã sẽ cần có sự phấn đấu chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế, cũng như khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành nông nghiệp.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp xác định lúa là thế mạnh. Như trên địa bàn xã đã gieo cấy được 850 ha. Trong đó diện tích lúa lai 20 %. - Cây ngô diện tích đạt 165 ha, sản lượng 673 tấn. - Cây đậu tương có diện tích là 25 ha, sản lượng đạt 42,25 tấn, Cây lạc diện tích 148 ha, sản lượng đạt là 264,9 tấn. Cây rau màu diện tích, sản lượng đảm bảo theo kế hoạch.
b. Ngành lâm nghiệp.
Diện tích rừng ở xã Tân Hòa đa dạng phong phú, có nhiều mẫu cây gỗ với diện tích đất lâm nghiệp toàn xã hiện nay là 713,89 ha chiếm 35% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất 713,89 ha. Độ che phủ rừng ngày một năng cao.
c. Ngành thủy sản.
Toàn xã hiện có 37,87 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản, toàn bộ là đất thủy sản ngọt.Bao gồm các ao, hồ nằm rải rác trong các thôn, xóm do các hộ gia đình quản lý, sử dụng, diện tích này chủ yếu được dùng để nuôi thả cá
d. Ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trung tâm xã có dịch vụ buôn bán nhỏ do đó đời sống nhân dân có khá hơn, còn lại các xóm đất đai xấu, phương thức canh tác đơn điệu, ngành nghề chưa phát triển. Nền kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, nhìn chung mặt bằng kinh tế của xã thấp, đại đa số người dân còn nghèo, điện lưới Quốc gia và mạng lưới thông tin liên lạc cơ bản đã phủ trùm gần hết các thôn bản trong xã.
4.1.2.3. Dân số
Theo số liệu thống kê toàn xã có 2340 hộ với 9269 nhân khẩu. Trong đó có 4.620 nữ chiếm 49,84 % tổng dân số của xã, có 4.649 nam chiếm 50,16% tổng dân số của xã, gồm có 3 dân tộc anh em đang sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng cùng sinh sống, đại đa số là người Kinh chiếm khoảng 60%, dân tộc Tày, Nùng chiếm khoảng 40% có phong tục tập quán tương đối giống nhau sống hòa đồng.
Đặc điểm phân bố dân cư : xã Tân Hòa phân bố thành 14 xóm: xóm Giàn, xóm Thanh Lương, xóm Hân, xóm Vực Giảng, xóm Cà, xóm Trụ Sở, xóm U, xóm Vầu, xóm Vàng Ngoài, xóm Trại Giữa, xóm Tè, xóm Ngò, xóm Giếng Mật, xóm Đồng Ca. Trừ trung tâm xã dân cư tương đối tập trung, còn lại ở rải rác xen lẫn các khu vực đất canh tác. Mật độ phân bố dân cư không đồng đều.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
a.Giao thông
Được sự quan tâm của huyện xây dựng hai tuyến đường là tuyến Vành đai và tuyến từ Thanh lương đến Ủy ban xã.
- Thi công tuyến đường từ sân bóng xã đi xóm Đồng Ca dài 693 m bằng nguồn vốn hỗ trợ theo chương trình 135 trị giá 1 tỷ đồng.
- Xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn xóm hân dài 2,7 km. - Làm đường giao thông xóm cà từ đường trục xã đến nhà văn hóa dài 505 m.
- Đường bê tông xóm Giàn từ đường trục đi xã Tân Thành đến nhà văn hóa dài 565m, đường giao thông xóm Giếng Mật dài 1301 m, xóm Tè 1 km, đường bê tông xóm Vầu 1565m, xóm U chiều dài 1790 m.
b.Y tế
Trạm y tế xã luôn duy trình chế độ trực 24/24 đảm bảo tốt công tác khám, điều trị cho người dân, cơ sở hạ tang được xây dựng đáp ứng nhu cầu.
c. Giáo dục đào tạo
Trên địa bàn xã có 03 trường học, gồm 01 trường Mầm Non, 01 trường Tiểu học, 01 trường THCS.
- Trường Mầm Non: Tổng số 14 lớp với 29 giáo viên, tổng số 468 cháu, đảm bảo duy trì sỹ số 100 %. Giáo viên giỏi trường đạt 96,3 %, trong đó xếp loại tốt đạt 97 %, loại khá đạt 3 %.
- Trường Tiểu học: Tổng số 19 lớp với 31 giáo viên, tổng số học sinh 548, duy trì sỹ số 100 %. Học sinh đạt giải các kỳ thi cấp huyện là 23 em, cấp tỉnh 15 em; giáo viên đạt giải cấp trường 19 người, cấp huyện 2 người; xếp loại giáo viên: xuất sắc 13 người, khá 18 người. Hoàn thành chương trình Tiểu học là 540 đạt 98,5 %, chưa hoàn thành 8 đạt 1,5 %.
- Trường THCS: Tổng số 12 lớp với 31 giáo viên, duy trì sỹ số học sinh đạt tỉ lệ 99,77 %.