quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định các mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, các mục tiêu này vừa là mục tiêu chung, vừa là mục tiêu chính sách quản lý đô thị trên địa bàn bao gồm các nội dung cơ bản:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo tại địa phương;
- Khai thác các nguồn lực hiệu quả tạo lợi thế và nỗ lực phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác chỉnh trang, phát triển đô thị tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển nhanh, định hướng bền vững;
- Thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh; phấn đấu xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành khu đô thị hiện đại, là trung tâm du lịch, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
2.3. Kết quả thực hiện chính sách quản lý đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Công tác quản lý quy hoạch
Trong giai đoạn 2015-2020 đã trình UBND thành phố phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch được 15 dự án. Qua rà soát trên địa bàn quận có 160 đồ án quy hoạch (75 đồ án đã hoàn thành; 40 đồ án đang triển
khai; 45 đồ án chưa triển khai). Không gian đô thị của quận đã từng bước được đầu tư xây dựng với một diện mạo đô thị khang trang hiện đại vượt bậc, các đồ án quy hoạch cơ bản khớp nối trên địa bàn quận, đặc biệt là quy hoạch khớp nối toàn bộ vệt tuyến du lịch ven biển 580 ha, tổng mức đầu tư 26,000 tỷ đồng. Triển khai lập quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Các dự án đã thực hiện và hoàn thành như: Nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa (Khu vực nút giao thông đường Ngũ Hành Sơn và đường Hồ Xuân Hương); Khu đất thuộc khu đô thị phía Nam cầu Trần Thị Lý, phường Mỹ An; Tuyến cống thoát nước từ đường Huyền Trân Công Chúa ra sông Cổ Cò, phường Hòa Hải; Dự án Khu thu nhập thấp Đông Trà (giai đoạn 3); Khu đô thị Hòa Hải H1-3 giai đoạn 1, phường Hòa Hải); Khu tái định cư tiếp giáp về phía Tây Khu đô thị CN FPT; Khu tái định cư Mỹ Đa Tây; Khớp nối giao thông khu vực phía Nam đường Nguyễn Văn Thoại và đường 45m (đoạn từ đường Ngô Thì Sỹ đến Phan Tứ; Dự án Khu dân cư Làng đá mỹ nghệ Non Nước; Dự án mở rộng về phía đông Khu số 4 mở rộng Khu đô thị Nam cầu Tuyên Sơn, khu vực đường Trần Hoành; Dự án Khu di tích lịch sử K20; Dự án đường Sơn Trà-Điện Ngọc; dự án Đường Bà Bang Nhãn, Đặng Thái Thân và dự án trường Đại học Đông Á; Vệt khai thác quỹ đất mở rộng đường Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa (khu số 4 Vinafor)...
Công tác xây dựng cơ bản và quản lý hạ tầng kỹ thuật
Hình thành nhanh các tuyến đường ven biển, Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa, các tuyến đường nội bộ, các khu dân cư Tân Trà, Đông Hải, phố chợ Hòa Hải, Bá Tùng, khu đô thị Nam Việt Á, các dự án ven biển như: sân golf, Silvershore, Hoàng Trà, Hyatt, Địa Cầu, làng Đại học v.v…không chỉ làm thay đổi diện mạo đô thị mà thực tế đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch, giao thương. Hệ thống giao
thông đường bộ trên địa bàn quận về cơ bản đã được hình thành với các trục đường chính như: ven biển Võ Nguyễn Giáp - Trường Sa, Lê Văn Hiến, Trần Đại Nghĩa, Võ Chí Công, Mai Đăng Chơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa nối với vành đai phí tây thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Phước Lan- Minh Mạng…
Bảng 2.5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận giai đoạn 2016- 2020 TT Danh mục dự 2016 2017 2018 2019 2020 2016 - 2020 án I VỐN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ 1 Kế hoạch (tỷ 39.518 26.490 50.836 38.856 160.520 317.720 đồng) 2 Thực hiện (tỷ 37.234 24.784 40.144 33.028 136.442 273.188 đồng) 3 Tỷ lệ (%) 94 94 79 85 85 86 Số công trình
4 thực hiện đầu tư 14 10 14 7 24 69
(Công trình)
II VỐN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ PHÂN CẤP CHO QUẬN, HUYỆN
1 Kế hoạch (tỷ 14.566 43.189 45.900 46.982 53.508 204.145 đồng) 2 Thực hiện (tỷ 13.377 38.944 40.467 46.982 53.508 193.279 đồng) 3 Tỷ lệ (%) 92 90 88 100 100 95 Số công trình
4 thực hiện đầu tư 39 38 25 31 40 173
(Công trình)
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quận là 27.905 tỷ đồng cho toàn bộ giai đoạn 2015-2020. Tốc độ tăng vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015 giảm mạnh, tăng dần trong giai đoạn 2016-2018, và đang có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2019. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt -7,5%/năm và giai đoạn 2016-2019 là -0,8%/năm và năm 2020 là -14,1%.Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển(ICOR) trên địa bàn quận tương đối tốt nhưng đang có xu hướng giảm dần. Chỉ số ICOR bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 21,5/năm và giai đoạn 2016-2019 giảm xuống bình quân còn 11,9%/năm, riêng năm 2020 hệ số ICOR là -4,5. Điều này cho thấy dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư trên địa bàn quận.
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2015-2020
ĐVT 2011 2015 2019 2020
Tổng vốn đầu tư phát triển (giá SS) Tỷ 4.549 3.375 3.266 2.806 đồng
Giá trị tăng thêm (giá SS) " 3.514 4.678 5.552 4.925
ICOR 10,8 7,7 10,8 -4,5
Hình 2.3: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Cục Thống kê TP. Đà Nẵng
Mạng lưới cấp, thoát nước trên địa bàn quận ổn định, đã đầu tư một số tuyến ống cấp nước lớn để bổ sung lưu lượng cho quận, cụ thể: tuyến ống cấp nước D500 - 400 DI đường Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa (đoạn Hồ Xuân Hương đến Nguyễn Phan Vinh); Tuyến ống cấp nước D400 DI là tuyến thứ hai với tổng chiều dài 6,456 m nằm trên vỉa hè phía Tây đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa (đoạn Hồ Xuân Hương đến Võ Quý Huân); tuyến ống cấp nước D600 DI đường Hồ Xuân Hương.
Mạng lưới cấp điện phục vụ sinh hoạt và đời sống nằm trong mạng lưới điện của thành phố, cơ bản đáp ứng 100% số hộ có điện, với phụ tải điện hiện nay đáp ứng đủ công suất tiêu thụ. Điện lực Đà Nẵng cũng đã quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nguồn, lưới điện từ nhiều năm trước – đặc biệt là là trong “Năm APEC 2017” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Nhiều công trình trọng điểm đã được đầu tư như: cấp điện các khách sạn ven biển, xây dựng đường dây trung áp 22kV dọc đường Võ Nguyên Giáp - Trường Sa. Với chiều dài hơn 13km cáp ngầm và 28 RMU, công trình khi đưa vào sử dụng sẽ
tạo mạch liên lạc N-1, tăng cường công suất cấp điện cho các phụ tải đang phát triển nhanh với các khu resort, thường xuyên diễn ra các hội nghị quốc tế. Điện lực Đà Nẵng đã xây dựng mới 02 tuyến cáp ngầm với 7,4 km chiều dài mỗi tuyến nhằm khai thác công suất TBA 110kV Ngũ Hành Sơn, tăng cường cấp điện các phụ tải khu vực vành đai phía Nam thành phố Đà Nẵng. Hệ thống chiếu sáng công cộng đã được đầu tư xây dựng trên hầu hết các tuyến đường phố chính và các kiệt hẻm. Hệ thống chiếu sáng cảnh quan tại các công viên, vườn hoa, thiết chế văn hóa trong khu dân cư đã được triển khai đầu tư mang lại tính thẩm mỹ cao.
Đất đai và môi trường
Công tác quản lý nhà nước về đất đai được chú trọng thực hiện. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn quận được lập, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định. Tổ chức ban hành các quyết định thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất... Chuyển mục đích sử dụng đất cho 868 trường hợp đảm bảo các quy định của pháp luật, ban hành quyết định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được 6.014 hồ sơ, xét tính pháp lý 2.971 hồ sơ thuộc các dự án trên địa bàn quận, tiếp nhận 589 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất tái định cư được 2.313 hồ sơ...
Nguồn lực đất đai trên địa bàn quận được phân bổ và sử dụng hợp lý theo định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của quận là dịch vụ-công nghiệp- nông lâm ngư nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 198,94ha trong giai đoạn 2015-2020, trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa là 109,42ha.Tổng diện tích đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp năm 2020 tăng gần 55,6% so với năm 2010 (từ 356,51ha lên 554,67ha) và chiếm 16,37% tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận.
Bảng 2.7 : Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 Tình hình SD đất qua Tốc độ tăng giai
Loại đất các năm (ha) đoạn2011- 2019
(%/năm) 2011 2019 Tổng diện tích tự nhiên 3858,93 4018,85 0,45 1. Nhóm đất nông nghiệp 1037,43 474,84 -8,32 2. Nhóm đất phi nông 2217,94 3176,91 4,07 nghiệp 3.Nhóm đất chưa sử dụng 603,55 367,1 -5,37
Nguồn: Niên giám thống kê các năm của quận Ngũ Hành Sơn * Biến động đất nông nghiệp
Hình 2.4: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2019
Hình 2.5: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2019
Nguồn: Niên giám thống kê các năm của quận Ngũ Hành Sơn
Về lĩnh vực môi trường, UBND quận đã ban hành, triển khai nhiều kế hoạch, chương trình hành động về bảo vệ môi trường. Tổ chức 17 đợt ra quân cấp quận và 03 đợt ra quân cấp thành phố; 12 buổi tuyên truyền với nhiều nội dung về Tài nguyên Nước, tuyên truyền về “Phụ nữ với hoạt động môi trường biển”, tuyên truyền về “Phụ nữ cử chỉ đẹp - sống văn minh”; Biển và Hải đảo, luật bảo vệ môi trường; Đề án “Thu gom rác thải theo giờ”, tổ chức Ngày hội truyền thông về môi trường cho học sinh Tiểu học và THCS… UBND các phường tổ chức tuyên truyền đến từng tổ dân phố thông qua lồng ghép với các buổi họp giao ban tổ dân phố định kỳ hằng quý; 124 lượt xe tuyên truyền trên các tuyến đường trên địa bàn quận. Tổ chức 98 lượt kiểm tra, giám sát các điểm ô nhiễm; ban hành 49 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở hoạt động vi phạm quy định trong công tác bảo vệ môi trường với số tiền khoảng trên 500 triệu đồng.
Tiếp nhận, thẩm định và cấp phép 732 Giấy xác nhận cam két bảo vệ môi trường. Tổ chức ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường: 425 trường hợp; hướng dẫn và thẩm định hồ sơ môi trường hơn 150 cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ trong Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Tổ chức hoạt động tuyên truyền về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn với 19.000 Tờ dán hướng dẫn; 272 sổ tay hướng dẫn và sổ ghi chép phân loại; 08 bảng hướng dẫn trực quan; 45 thùng rác 2 ngăn (trong đó chuyển các trường học 38 thùng); 14 thùng chứa chất thải nguy hại; 20.000 túi đựng rác trong việc thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Tổ chức hơn 2000 lượt ra quân tập trung tại 1.056 điểm với hơn 83.577 lượt người tham gia thu dọn 6.109,8 m3 cỏ rác, giá hạ, 260 m3 đất cát, 276.475 m2 lô đất trống, quét dọn 143.244,5 m2 vỉa hè, 144.350 m đường, bóc xóa hơn 6000 mẩu quảng cáo rao vặt trên nhiều tuyến đường....
Công tác quản lý trật tự đô thị và trật tự xây dựng
Công tác quản lý về trật tự đô thị trên địa bàn quận được chỉ đạo triển khai thực hiện, duy trì thường xuyên. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 21/CT-TU ngày 01/11/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự chỉ đạo, quản lý trật tự xây dựng, an toàn lao động. Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng cơi nới, lấn chiếm đất đai,... công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự mỹ quan đô thị trên địa bàn quận được thực hiện, triển khai đồng bộ. Trong giai đoạn từ năm 2015-2021, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trên 200 trường hợp vi phạm về lĩnh vực trật tự xây dựng, xử phạt trên 05 tỷ đồng, buộc tháo dỡ gần 150 trường hợp vi phạm xây dựng cơi nới, lấn chiếm đất đai, ban hành 155 các quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ các phương tiện, dụng cụ lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè ...
Xử lý các nội dung liên quan đến trật tự xây dựng như: Dự án khu nghỉ dưỡng và Nhà cao cấp The Empire ( Cocobay), Dự án Khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shore, dự án Mường Thanh, dự án The Song, khách sạn Eden, khách sạn TMS, xử lý tháo dỡ các hạng mục xây dựng vi phạm trong vệt 50m bãi cát công cộng đoạn từ Bãi tắm Sao Biển đến Khu du lịch Thành Đô... Một số sai phạm tại các dự án đã và đang được xử lý như: xây dựng các hạng mục sai phép (sai cốt nền, nâng tầng, chuyển đổi công năng sử dụng…) sai quy hoạch được duyệt, lấn chiếm không gian… Tổ chức kiểm tra việc khắc phục, tháo dỡ công trình vi phạm, xem xét đề xuất để các chủ đầu tư lập các thủ tục cấp phép điều chỉnh theo quy định, điều chỉnh phương án kiến trúc. Xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 5,4 tỷ đồng.
Các loại Giấy phép liên quan đã cấp
Giấy phép xây dựng: 9500 hồ sơ; Giấy phép thi công: 814 hồ sơ; Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông: 1.401 hồ sơ; Giấy xác nhận quy hoạch: 210 hồ sơ; Giấy chứng nhận biển số nhà: 5.530 hồ sơ, Giấy phép đào đường, lắp đặt nước sinh hoạt cho hộ gia đình 814 hồ sơ….
Công tác quản lý, tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông
Để đạt mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn quận từ 5% - 10% trên cả 3 tiêu chí (về số vụ, số người chết, số người bị thương) so với năm trước đó, ngay từ đầu hàng năm UBND quận, Ban An toàn giao thông quận triển khai nhiều giải pháp như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đề
xuất khắc phục các điểm tiềm ẩn tai nạn… Qua đó, đã góp phần đạt được cả 03 tiêu chí trong thời gian qua.
Bảng 2.8: Số liệu tai nạn giao thông
Năm Năm Năm Năm Năm 2020
Tai nạn (tính đến tháng 2016 2017 2018 2019 10) Số vụ tai nạn 14 10 07 07 05 Số người chết 14 09 07 07 05 Số người bị thương 08 02 02 00 01
So sánh số liệu TNGT 05 năm 2016 - 2020 với 05 năm trước 2011-2015
Tai nạn Năm Năm Năm Năm Năm 2015
2011 2012 2013 2014
Số vụ tai nạn 33 18 14 13 10
Số người chết 13 12 08 07 06
Số người bị thương 45 17 02 10 05
Số liệu từ năm 2016-2020 so với từ năm 2011-2015 thì tình hình tai nạn giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Tai nạn giao thông xảy ra 43 vụ (giảm 45 vụ), chết 42 người (giảm 04 người); bị thương 13 người (giảm 78 người). Các năm đạt mục tiêu đề ra là: 2017, 2018, 2020 giảm trên cả ba tiêu chí; năm 2019 không tăng không giảm.
Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT: