Đánh giá chung về thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở huyện Quế Sơn

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 64)

Sơn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Trong những năm qua, từ huyện đến xã, các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai thực hiện công tác HGOCS trong việc xây dựng các chương trình,công tác phối hợp giữa ngành Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và chính quyền địa phương các cấp đã chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, theo đó các cấp, các ngành kiện toàn đội ngũ HGV, thực hiện lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng năm.

Việc bầu, công nhận, thôi hòa giải viên được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo HGV được giới thiệu bầu là những người có uy tín, có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật, tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận kịp thời đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách hòa giải ở cơ sở

Phòng Tư pháp huyện là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, HGOCS và chuẩn tiếp cận pháp luật. Trên cơ sở đó Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật HGOCS năm 2013, qua đó nâng cao nhận thức của mọi người dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, hạn chế những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở các khu dân cư.

Nhờ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đã tạo cơ swor pháp lý để các cơ quan chức năng, UBND các xã thực tiễn áp dụng đúng đắn, tuân thủ triệt để pháp luật, thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở bằng những hoạt động cụ thể từ việc xây dựng hương ước, quy ước; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khu dân cư kiểu mẫu; thực hiện cam kết thôn, xã không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

54

Sự chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác HGOCS của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện, phối hợp một cách đồng bộ, hiệu quả. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đã tham mưu UBND xã thường xuyên theo dõi, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các Tổ hòa giải.

Đồng thời đề xuất cơ quan cấp trên, UBND huyện hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ HGV về những kỹ năng tiếp cận vụ việc, tìm hiểu nguyên, thực hiện phân tích, hướng dẫn, hòa giải cho các bên tranh chấp, mâu thuẫn. Chính vì vậy đã có nhiều vụ việc được hòa giải thành ngay ở cơ sở.

Do sự phát triển của kinh tế xã hội, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều chương trình, dự án giải phóng mặt bằng, quá trình đô thị hóa kéo theo với các mâu thuẫn và tranh chấp trong gia đình, nội bộ Nhân dân xảy ra theo chiều hướng phức tạp. Với sự quan tâm, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và chính quyền địa phương các cấp đã phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã kịp thời tiếp cận với những sự vụ đang xảy ra tại các địa phương để tìm hiểu nguyên nhân, nguyện vọng của các bên tranh chấp, từ đó các HGV đã thực hiện hòa giải có tình, có lý, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc về thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Hằng năm, các cơ quan chuyên môn, Phòng Tư pháp đã phối hợp với UBND cấp xã thực hiện tốt việc xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về thực hiện chính sách HGOCS tại các địa phương.

Qua đó cho thấy, hầu hết các xã đã xây dựng cơ cấu, thành phần của Tổ hòa giải phù hợp với từng địa phương cụ thể, tập hợp sự tham gia của nhiều thành phần đại diện trong xã hội có uy tín ở cộng đồng dân cư, như Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các Chi hội phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, trưởng dòng họ, trưởng thôn... đều là những người có uy tín, phẩm chất đạo đức, gương mẫu, am hiểu pháp luật, phong tục tập quán, thường xuyên tiếp xúc với người dân nên phần nắm rõ tâm tư nguyện vọng, đồng cảm với mọi người dân. Từ đó dễ tiếp cận với những vấn đề liên quan mâu thuẫn, nguyên

55

nhân tranh chấp, chính vì vậy thực hiện chính sách HGOCS mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, hòa giải thành đạt gần 90% trong các vụ việc đã được tiếp nhận hòa giải ở các địa phương.

Thứ năm, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Hàng năm các cấp, các ngành, UBND cấp xã thường xuyên rà soát số lượng Tổ hòa giải, HGV để tổng hợp tham mưu cho thôi HGV đối với HGV đã lớn tuổi, hạn chế về kỹ năng môn để củng cố, kiện toàn, tham mưu cấp xã công nhận đội ngũ HGV mới năng động, tâm huyết, có tính kế thừa để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời thường xuyên phối hợp với UBMTTQVN huyện, Sở Tư pháp và UBND các xã, thị trấn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và các văn bản pháp luật mới cho các Tổ hòa giải, đội ngũ HGV ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và công tác xã hội hóa HGOCS của địa phương đã tạo điều kiện cho hoạt động HGOCS phát huy kỹ năng chuyên môn, triển khai thực hiện các chính sách HGOCS về các mức chi cho vụ việc hòa giải, hỗ trợ sinh hoạt tổ hòa giải hàng tháng, hỗ trợ bầu hòa giải viên.... qua đó tạo động lực làm việc, kịp thời động viên, khuyến khích cấc tổ chức xã hội, đoàn thể, các HGV tích cực tham gia công tác hòa giải, nâng cao hiệu quả HGOCS [85, tr.13, 14].

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở.

Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật ở một số địa phương mới chỉ đến đối tượng tổ trưởng tổ hòa giải, công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HGOCS còn chậm đổi mới về nội dung và hình thức, một số nội dung tuyên truyền chưa sát với tình hình thực tế địa phương.

Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách hòa giải ở cơ sở.

Vẫn còn một số đơn vị, địa phương chưa nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật gắn với HGOCS nên việc kết nối công tác phối hợp, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện HGOCS còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

56

Các phương tiện, thiết bị hỗ trợ, kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến pháp luật và HGOCS còn hạn chế; chưa kịp thời tham mưu kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã để đề xuất cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ, thay thế, ban hành mới các văn bản pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn công tác HGOCS phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.

Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở.

Việc phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một số xã còn mang tính định hướng công việc, chung chung, chưa xác định hết đầu công việc phải phối hợp thực hiện trong năm, chưa phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể và cá nhân phụ trách, nên ảnh hưởng đến công tác HGOCS. Việc lồng ghép hoạt động HGOCS gắn với các phong trào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng ĐSVH ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa cao.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc về thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở.

Một số vụ việc các bên tranh chấp, mâu thuẫn cho rằng HGOCS không có giá trị pháp lý nên không đồng ý với kết quả hòa giải mà cho rằng khi đã tranh chấp thì phải tranh chấp đến cùng. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành cùng với cơ quan Tòa án địa phương hướng công dân yêu cầu công nhận và thực hiện công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án.

Thứ năm, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở

Điều 10 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP chỉ quy định “Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải”, thực tiễn cho thấy luật và các văn bản hướng dẫn không quy định rõ số lần phải thực hiện hòa giải, trong khi đó ở cơ sở có nhiều vụ việc hòa giải phải được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP dẫn chiếu một số quy định của pháp luật như: Khoản 1 Điều 105, Điều 107, Khoản 2 Điều 164, Khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã được thay thế theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và nội dung đã được thay đổi vị trí tại một điều khác...Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự, Luật Đất

57

đai, Luật Hôn nhân và gia đình... và một số luật có liên quan cũng đã được thay thế ban hành luật mới đã có hiệu lực nên khi nghiên cứu, dẫn chiếu pháp luật, áp dụng pháp luật để thực hiện HGOCS đã gây nhiều trở ngại, khó khăn cho các HGV ở các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Một số HGV chủ yếu dựa trên uy tín cá nhân, kinh nghiệm sống, kiến thức hiểu biết xã hội mà chưa được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu HGOCS, không thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật mới và nhất là các văn bản liên quan đến tố tụng tại Tòa án nên việc thực hiện HGOCS gặp nhiều khó khăn, một số vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều chính sách, pháp luật không thể tiếp cận kịp thời và giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu đặt ra [85, tr.15, 16].

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền, UBMTTQ Việt Nam và các hội,

đoàn thể cấp xã và một bộ phận Tổ hòa giải, HGV chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác HGOCS, ảnh hưởng đến hiệu quả của các Tổ hòa giải.

Thứ hai, do ảnh hưởng của mưa lũ, sạt lở, dịch bệnh covid-19 đã tác động

đến công tác HGOCS. Các cán bộ, công chức thực thi công vụ và các Tổ hòa giải, HGV không thể thường xuyên về cơ sở, không thể tiếp xúc, triệu tập nhiều người trong cùng một lúc để giải quyết, thực hiện hòa giải tại các địa phương.

Thứ ba, công tác sơ kết, tổng kết, đề xuất các giải pháp phù hợp trong quá

trình phối hợp thực hiện, giải quyết, HGOCS chưa được kịp thời. Một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng của công tác HGOCS nên chưa quan tâm, đầu tư đúng mức.

Thứ tư, MTTQ Việt Nam ở một số địa phương chưa thực hiện hết chức

năng, chưa thực sự là “cầu nối” liên kết để vận động, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Một số nơi tổ trưởng tổ dân phố, thôn trưởng... được nhân dân trong tổ bầu kiêm nhiệm Tổ trưởng Tổ hòa giải cùng với các đại diện của Ban công tác mặt trận và thành viên của các tổ chức, đoàn thể khác nên khi thực hiện HOGOCS mang tính mệnh lệnh, áp đặt, chưa phù hợp với nguyên tắc hoạt động HGOCS.

58

Thứ năm, kinh phí thực hiện công tác HGOCS ở địa phương chủ yếu sử

dụng trong kinh phí thường xuyên được phê duyệt định kỳ hằng năm của cơ quan Tư pháp (hoặc từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL) và của MTTQ Việt Nam các cấp nên kinh phí nhìn chung còn hạn hẹp, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Việc phân bổ ngân sách, huy động các nguồn lực khác ngoài kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách HGOCS chưa được chú trọng, xã hội hóa công tác hòa giải.

Thứ sáu, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tác động

tiêu cực đến đời sống, làm ảnh hưởng đến truyền thống tương thân, tương ái, các mâu thuẫn, tranh chấp gia tăng như tranh chấp đất đai, xây dựng, HN&GĐ ... trong khi đó số lượng, trình độ, kỹ năng của HGV còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả hòa giải, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa tạo kết nối giữa các ngành... [85, tr.17, 18].

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)