Các bước thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG. (Trang 36 - 41)

Quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện là chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan với nhau từ khi vấn đề chính sách được đề xuất cho đến khi kết quả được ghi nhận và đánh giá. Trong đó, tổ chức thực hiện là một khâu hợp thành quy trình thực hiện Chính sách phát triển công chức cấp huyện. Chính sách phát triển công chức cấp huyện nhằm đưa chính sách vào thực tiễn với đối tượng cụ thể là công chức cấp huyện, với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp huyện đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tổ chức. Chính sách phát triển công chức cấp huyện được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện là một quá trình tương đối khó khăn, phức tạp, có thể diễn ra trong một thời gian dài, trải qua nhiều bước. Do đó, công tác xây dựng kế hoạch, chương trình để các bên triển khai thực hiện có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Kế hoạch thực hiện chính sách phát triển công chức gồm nhiều nội dung như: về thời gian thực hiện, về bộ phận phụ trách, điều hành, về phân công phối hợp thực hiện, về cung cấp các nguồn lực để thực hiện, về kiểm tra, đôn đốc thực hiện và dự kiến các quy định, quy chế, nội quy,…

Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức, việc phổ biến, tuyên truyền chính sách có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với cơ quan nhà nước cũng như đối tượng thực hiện chính sách đó. Nếu làm tốt bước này giúp đội ngũ công chức cấp huyện nhận thức được mục đích, yêu cầu, tính cấp thiết, tính khả thi, tính đúng đắn của chính sách, từ đó họ sẽ thực hiện chính sách một cách tự giác. Đồng thời, thông qua tuyên truyền, phổ biến cũng sẽ giúp đội ngũ những người thực thi chính sách nhận thức được tính chất, quy mô của chính sách và tìm kiếm các giải pháp triển khai chính sách có hiệu quả. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thì đội ngũ những người quản lý, điều hành và bản thân mỗi công chức phải am hiểu mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của chính sách phát triển công chức cấp huyện, để có thể lựa chọn được các kỹ năng, biện pháp tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Bước 3: Sự phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện

Phạm vi tác động của chính sách phát triển công chức cấp huyện khá rộng (cá nhân và tổ chức, đơn vị), hơn nữa, mục tiêu của chính sách phát triển công chức cấp huyện cũng rất phong phú, phức tạp cả về không gian và thời gian. Do đó, để thực hiện chính sách này một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự phân công, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và đội ngũ công chức. Sự phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách phát triển công chức thường diễn ra với sự có mặt của các cơ quan như Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư,… Đồng thời, sự phân công, phối hợp phải rõ ràng, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không phân định rõ trách nhiệm hoặc chưa đủ năng lực thực hiện chính sách.

Bước 4: Đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện

Đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện nhằm mục đích giúp nhà quản lý, điều hành nắm được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp để tiếp tục thực hiện chính sách có hiệu quả hơn. Đồng thời, việc đánh giá thực hiện chính sách này cũng giúp các đối tượng thực hiện chính sách (nhà quản lý, điều hành và bản

thân công chức) nhận thức rõ được các hạn chế, yếu điểm trong quá trình thực hiện, qua đó,

giúp các đối tượng này nhận thức đúng vị trí, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện. Thực tế cho thấy, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển công chức, không phải cá nhân, cơ quan, đơn vị nào cũng làm tốt, có hiệu quả, làm đúng chính sách đã ban hành, vì thế, cần có hoạt động đôn đốc, kiểm tra, theo dõi nhằm thúc đẩy các chủ thể thực thi nỗ lực hơn nữa trong thực hiện chính sách phát triển công chức; đồng thời, có thể phòng ngừa, ngăn chặn, đầy lùi những hành vi vi phạm quy định, nội quy, quy chế trong quá trình thực hiện. Qua đó, đề xuất được các biện pháp nhằm chấn chỉnh việc thực hiện góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chính sách phát triển công chức cấp huyện.

Bước 5: Điều chỉnh thực hiện chính sách

Điểu chỉnh quá trình thực hiện là hoạt động cần thiết trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện, bởi vì thực tế diễn ra luôn thay đổi so với thời điểm khi chính sách mới được ban hành. Qúa trình điều chỉnh thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện sẽ được thực hiện bởi những cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách. Tất nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế lại có sự linh hoạt, các cơ quan, các cấp, các ngành có thể chủ động đề xuất biện pháp thực hiện miễn là không làm thay đổi mục tiêu của chính sách. Do đó, hoạt động điều chỉnh, bổ sung chính sách cần phải chính xác, hợp lý nếu không sẽ làm chệch hướng mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Để làm được điều này, đòi hỏi đội ngũ thực thi chính sách cần phải có năng lực, kiến thức và kỹ năng tốt để có thể có những biện pháp điều chỉnh hợp lý, khoa học mà vẫn đảm bảo được mục tiêu ban đầu của chính sách.

Bước 6: Tổng kết, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm

Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện là hoạt động nhằm đưa ra những nhận định, kết luận, đánh giá quá trình thực hiện chính sách. Căn cứ vào các kế hoạch được giao và căn cứ vào những nội quy, quy chế đã được xây dựng và ban hành để có những tổng kết, đánh giá

khoa học, đúng đắn. Ngoài ra, cần căn cứ vào một số văn bản liên quan để có thể xem xét,

đánh giá tình hình phối hợp thực hiện chính sách của nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội. Đối tượng đánh giá, tổng kết là các cơ quan thực hiện và bản thân công chức (đối tượng thụ hưởng từ chính sách). Mục đích của việc tổng kết, đánh giá nhằm xem xét tinh thần hưởng ứng chính sách và ý thức chấp hành chính sách; qua đó, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của chính sách phát

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG. (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w