thôn mới trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong
3.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát quá trình tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Trong giai đoạn 2016 – 2020, công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm và có nhiều đổi mới trong quá trình thực hiện, góp phần tích cực vào thực hiện thành công 13/19 tiêu chí theo chuẩn NTM tại xã Quarg Sơn. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, điều hành,
60
kiểm tra giám sát còn nhiều hạn chế. Do đó, tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM tại xã Quảng Sơn hiện nay là việc làm cần thiết. Chính vì thế, cần:
Một là, nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát quá trình chức thực hiện chính sách xây dựng NTM. Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã Quảng Sơn cần chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu cho các cấp về định hướng thực hiện chính sách xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025.
Hai là, tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo và Ban phát triển thôn, bon nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách xây dựng NTM của xã Quảng Sơn. Phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sức sáng tạo và vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách và Ban phát triển thôn, bon nhằm tìm ra những cách làm mới, sáng tạo và hiệu quả. Đồng thời, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách xây dựng NTM.
Ba là, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách NTM của xã phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời với Đảng ủy, UBND xã Quảng Sơn, UBND huyện Đắk Glong và Văn phòng Điều phối NTM của huyện Đắk Glong cũng như các đơn vị có liên quan đến thực hiện chính sách xây dựng NTM.
3.2.2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Trong thực hiện chính sách xây dựng NTM, công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách đến người dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức được điều đó, Đảng ủy, UBND xã Quảng Sơn cũng như Ban Chỉ đạo thực hiện đã tích cực tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Nhờ vậy, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chính sách xây dựng NTM trên địa bàn xã được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhân dân cũng như cán bộ phụ trách chưa thật sự nghiêm túc, tích cực trong thực hiện. Do dó, tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách xây dựng NTM là cần thiết. Do đó, cần:
61
dựng NTM. Công tác tuyên truyền, vận động phải được tổ chức đa dạng về hình thức với sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn hệ thống chính trị địa phương.
Thứ hai, tăng cường sức mạnh vật chất cho Đài Truyền thanh của xã để phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách xây dựng NTM đến người dân. Tiếp tục thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xã Quảng Sơn cần xây dựng cho mình một sản phẩm đặc trưng mang thiệu riêng của xã Quảng Sơn. Đài Truyền thanh của xã tham mưu cho các cấp ủy nhằm tổ chức cuộc thi viết về NTM và phổ biến đến nhân dân toàn xã được biết và tích cực tham gia. Đài Truyền thanh xã phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách xây dựng NTM giới thiệu những gương điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM để người dân trong xã học tập và noi theo.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong tuyên truyền, vận động, phổ biến thực hiện chính sách xây dựng NTM. Có thể xây dựng các video, phim tài liệu giới thiệu những mô hình sản xuất giỏi, những khu dân cư kiểu mẫu, những tấm gương sáng về thực hiện xây dựng NTM. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp với Đoàn Thanh niên xã thường niên tổ chức các hội thi tuyên truyền về thực hiện chính xây dựng NTM, vận động tất cả các thôn, bon đều tham gia.
Thứ tư, nâng cao năng cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách xây dưng NTM. Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của xã tiến tới đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ Lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2025, đội ngũ cán bộ, công chức của xã Quảng Sơn đều đạt chuẩn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM theo các chuyên đề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân
1) Quán triệt và tiếp tục triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn xã Quảng Sơn. Đồng thời, triển khai sâu rộng và có hiệu quả Chương
62
trình hành động số 36-CTr/ĐU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ủy xã Quảng Sơn. Chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để đề ra kế hoạch, chương trình cho giai đoạn 2021 – 2025 một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của xã Quảng Sơn.
2) Đảng ủy, UBND xã Quảng Sơn cần xây dựng và hoàn thiện phương án phát triển ngành sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng bền vững dựa trên cơ sở quy hoạch, đề án xây dựng NTM của xã đã được cấp trên phê duyệt. Trong đó, chú trọng đến các sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao. Đồng thời, có những phương án để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông – lâm nghiệp tại địa phương, có cơ chế hỗ trợ đối với các mô hình Hợp tác xã nông – lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nông – lâm nghiệp.
3) Chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân toàn xã. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số. Trong quá trình đào tạo nghề, nếu người học làm ra sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường thì sẽ được hưởng lợi một phần từ sản phẩm đó. Sau khi học xong được ưu tiên bố trí việc làm, được bao tiêu sản phẩm, được xét miễn giảm thuế trong thời gian đầu nếu trở thành chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4) Có chính sách ưu tiên các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn cho đồng bào ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn. Cần có lộ trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với đặc điểm khí hậu của địa phương. Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ về tận nơi sản xuất, tận tay người sản xuất thông qua các cơ chế khuyến nông nhằm giúp người dân ở vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận được tiến bộ khoa học công nghệ. Cử cán bộ nông - lâm nghiệp trực tiếp về tận nơi sản xuất để hướng dẫn cho bà con cách chăm sóc, phòng bệnh các loại cây trồng, vật nuôi.
63
Thứ nhất, huy động cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng chung sức xây dựng NTM. Đặc biệt là nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư tham gia xây dựng NTM thông qua những hành động và việc làm thiết thực, đem lại sự chuyển biến tích cực, rõ nét hơn đến từng thôn, bon, hộ gia đình và đời sống người dân nông thôn.
Thứ hai, tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Đắk Nông theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả. Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoách sử dụng nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát. Đồng thời, có cơ chế huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp vào thực hiện chính sách xây dựng NTM.
Thứ ba, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cùng các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn xã Quảng Sơn để thực hiện chính sách xây dựng NTM. Tăng cường phân cấp, phân quyền để khuyến khích tăng nguồn thu, có cơ chế tạo ra và nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường vai trò chủ động, tích cực của chính quyền cấp dưới, tích cực phấn đấu tăng thu ngân sách địa phương để dành nguồn lực cho xây dựng NTM. Có chính sách hỗ trợ riêng, mang tính đặc thù cho các thôn, bon thuộc các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội đặc thù thông qua các chương trình, chính sách và nguồn vốn huy động từ ngân sách và các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách. Khai thác có hiệu quả giá trị các quỹ đất nhằm tập trung nguồn lực từ đất đai vào ngân sách địa phương để cân đối nguồn lực xây dựng NTM.
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái
1) Phát triển hệ thống giáo dục tại địa phương, tạo cơ hội để tất cả con em của người dân đều được đến trường tham gia học tập. Tiếp tục thực hiện phổ cập
64
giáo dục cấp Trung học cơ sở trên địa bàn xã Quảng Sơn, phấn đấu đến 2025, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho hệ thống giáo dục địa phương, trong đó, khuyến khích mở các nhóm trẻ gia đình, mở trường tư thục các cấp, ưu tiên đầu tư xây dựng nâng cao các trường theo hướng chuẩn quốc gia. Đồng thời, tăng cường nguồn vốn đầu tư trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trường học, kiên cố hóa trường lớp, ưu tiên phát triển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy học trên địa bàn.
2) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Tôn trọng, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Triển khai có hiệu quả hơn nữa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đến tận các thôn, bon trên địa bàn xã. Tích cực trong đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, các hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội. Phát huy sự liên hệ giữa gia đình, nhà trường và đoàn thể xã hội trong quản lý đối tượng thanh, thiếu niên trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các Tổ dân quân tự vệ địa phương trong thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn xã, chú trọng tới các địa bàn thôn, bon trong xã. 3) Nâng cấp và phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong xã, giúp người dân được đảm bảo các dịch vụ y tế cơ bản. Tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tiếp tục rà soát, đánh giá các tiêu chí về y tế trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phối hợp với ngành Y tế tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ y tế của Trung tâm Y tế xã Quảng Sơn, chú trọng đội ngũ ý tế đến tận thôn, bon. Ðồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường giám sát, hỗ trợ hoạt động chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, rèn luyện y đức cho cán bộ ngành y; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe; vận động người dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Nâng cao hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đến tận các thôn, bon trong
65
xã, nhất là đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Quản lý tình trạng di cư tự phát nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, hướng tới giảm nghèo bền vững tại địa phương.
4) Trong giai đoạn 2016 – 2020, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng chính sách an sinh xã hội luôn được Đảng ủy, UBND xã Quảng Sơn quan tâm thực hiện. Trong thời gian tới, xã Quảng Sơn cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo; đổi mới nội dung đào tạo nghề, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; chú trọng công tác hướng nghiệp, tư vấn lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động; triển khai có hiệu quả các đề án hỗ trợ vay vốn, giải quyết việc làm; thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, người tàn tật.
5) Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ban ngành và người dân về bảo vệ môi trường, phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch - đẹp; phát huy tối đa vai trò của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn. Tổ chức hiệu quả việc thu gom rác thải sinh hoạt và sản xuất, chăn nuôi của nhân dân.
3.2.6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò nồng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, lấy Hội nông dân làm nồng cốt trong xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội về tầm quan trọng của thực hiện chính sách xây dựng NTM. Đảng ủy, UBND xã cần phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cấp ủy viên, cán bộ, công chức, đảng viên, các tổ chức đoàn thể; trong đó phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể để vận động nhân dân tự giác thực hiện, từ đó tạo phong trào sâu rộng trong cộng đồng dân cư và toàn dân. Phát động và tổ chức đăng ký thi đua xây dựng thôn NTM kiểu mẫu đến từng hộ dân. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đổi mới phương thức hoạt
66
động của tổ chức Đảng cơ sở, nhất là tại các thôn, bon; đồng thời, tăng cường giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với xây dựng NTM. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước vững mạnh đủ khả năng quản lý, điều hành thực hiện chính sách xây dựng NTM cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng NTM.
Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã