Tổng quan về thành phốBuôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và đội ngũviên chức

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LẮK (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về thành phốBuôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và đội ngũviên chức

2.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên - xã hội phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên. Thành phố có diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có ranh giới hành chính là phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Buôn Ma Thuột là đầu mối huyết mạch giao thông, nối với thành phố Đà Lạt qua huyện Lắk qua quốc lộ 27, nối liền với tỉnh Khánh Hòa qua Ninh Hòa bằng quốc lộ 26, nối với thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước, bằng quốc lộ 14, nối liền với Yok Đôn Buôn Đôn bằng tỉnh lộ số 1 và nối với Pleiku, Kontum bằng quốc lộ 14. Thành phố Buôn Ma Thuột có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố năng động, phát triển nhanh nhất Tây Nguyên. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13.5%. Năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước đạt gần 2.500 tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước gần 1.183 tỷ đồng, huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 9.086 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được 9.109 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 44,87%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 49,81%, ngành nông - lâm nghiệp là 5,32%. Về hệ thống giao thông đường nội thành được nhựa hóa 98%.Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố năm 2020 là 109 triệu /người/năm.

Thành phố Buôn Ma Thuột được chia làm 21 đơn vị hành chính, bao gồm 13 phường và 8 xã (với 248 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó: 72 thôn, 142 tổ dân phố,

33 buôn). Thành phố có 370.191 người, gồm 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS 58.632 người (chiếm 16% tổng dân số thành phố), đồng bào DTTS sống đan xen với người Kinh hầu hết ở 21/21 xã, phường.

2.1.2. Thực trạng về đội ngũviên chức giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của thành phố Buôn Ma Thuộtđến tháng 6/2021 là 5102 người. Theo đó, số lượng cụ thể viên chức giáo dục như sau:

Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ viên chức giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột

TT Cấp học Đối tượng Tổng số CBQL, giáo viên Đảng viên Số lượng Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6 1 Mầm non CBQL 119 119 100,0 Giáo viên 1515 593 39,1 Nhân viên

(văn thư, kế toán, y tế, khác…) 420 89 21,2

Tổng 2.054

2 Tiểu học CBQL 122 122 100,0

Giáo viên 1454 709 48,7

Nhân viên

(văn thư, kế toán, y tế, khác…) 252 65 25,5

Tổng 1828

3 THCS CBQL 68 68 100,0

Giáo viên 988 477 48,2

Nhân viên

(văn thư, kế toán, y tế, khác…) 164 49 29,5

Tổng 1220

Tổng

cộng: 5102 1982 38,85

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Qua bảng số liệu viên chức ngành giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến tháng 6/2021cho thấy có tổng số 5102người trên tổng số 140 trường (trong đó có 61 trường mầm non, 52 trưởng tiểu học và 27 trường THCS). Theo đó

số lượng giáo viên là 3957 người, viên chức quản lý các trường là 309 người, số nhân viên khác là 836 người.

2.2. Thực trạng chủ thể và thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcthành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LẮK (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)