Giải pháp tăng cườngthực hiện chính sách pháp luật vềquản lý viên chứcngành

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LẮK (Trang 77 - 126)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp tăng cườngthực hiện chính sách pháp luật vềquản lý viên chứcngành

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật

Để tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trước hết phải trên cơ sở một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện. Với đặc trưng của Nhà nước đơn nhất, địa phương không có hệ thống chính sách, pháp luật riêng của mình. Vì vậy để tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên

chức ngành giáo dục trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức do Trung ương ban hành. Luật Viên chức đã triển khai thực hiện một thời gian dài, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn nhiều bất cập phải sửa đổi.

Vì vậy, cần sửa đổi hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý viên chưc như: tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm của các tổ chức sự nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong một số nghề; hoàn thiện cơ chế tiền lương, chế độ ưu đãi nghề nghiệp... gắn với tiêu chuẩn nghiệp vụ và vị trí việc làm; thực hiện tốt việc đánh giá viên chức gắn với khen thưởng, trách nhiệm kỷ luật, cơ chế đãi ngộ; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.Cụ thể.

(i)Đổi mới phương tuyển dụng viên chức để thực sự gắn với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và đơn vị sử dụng viên chức.

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định: Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức. Hiện nay, các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc của viên chức được quy,theo đó, đối với viên chức được tuyển dụng sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng); sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn thì viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn.Tuy nhiên, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đã xác định: Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn). Đây cũng là nội dung đã được sửa đổi trong Luật Viên chức để bảo đảm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, tránh tâm lý “biên chế suốt đời” trong đội ngũ viên chức sự nghiệp.Thay đổi này sẽ khắc phục được tình trạng một bộ phận viên chức có tư tưởng phó mặc, chây ỳ vì cho rằng đã vào biên chế hoặc ký hợp đồng không xác định thời hạn thì đương nhiên không bị đuổi việc đồng thời tránh những tiêu cực trong tuyển dụng. Thực tế, có người sẵn sàng chi tiền chạy vào biên chế để không phải lo

lắng chuyện mất việc giữa chừng. Tiếp nữa là khắc phục tình trạng thiếu, thừa cục bộ nhân sự, nhiều nơi thừa lao động nhưng không thể cắt giảm. Tuy nhiên hạn chế của phương án này là gây tâm lý hoang mang, nhiều giáo viên tỏ ra băn khoăn vì quy định liên quan đến quyền lợi của họ. Bởi họ sẽ phải làm việc trong trạng thái có thể bị sa thải bất cứ khi nào. Tâm lý này không riêng những người đã vào biên chế, ngay cả những giáo viên chưa vào biên chế cũng có băn khoăn.Nguyên nhân dẫn đến băn khoăn này xuất phát từ việc đánh giá công chức, viên chức hiện nay vẫn còn tình trạng nể nang, cảm tính nên kết quả không chính xác.

(ii) Sửa đổi quy định về thẩm quyền tuyển dụng giáo viên. Mặc dù cả nước có hàng triệu giáo viên nhưng ngành giáo dục lại không có quyền trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bất hợp lý trong cơ cấu mà nhiều năm nay ngành giáo dục vẫn đang loay hoay tháo gỡ. Để khắc phục những bất cập hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất, việc tuyển dụng viên chức giáo viên nên giao cho cơ quan chuyên ngành là ngành giáo dục thực hiện.Theo đó, việc tuyển dụng giáo viên các cấp học thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ.Do thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng, quản lý viên chức ngành Giáo dục (giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế) thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và phòng Nội vụ nên việc phân công đầu mối phụ trách công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên của các địa phương còn nhiều bất cập.

Cụ thể, Phòng Giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND thành phố tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học dẫn đến tình trạng thừa/thiếu giáo viên giữa các cấp học. Do tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục nên trong thời gian qua, việc xử lý đối với số giáo viên dôi dư, đặc biệt là giáo viên trong diện hợp đồng chưa thỏa đáng đã gây ra nhiều bức xúc đối với đội ngũ giáo viên nói riêng, xã hội nói chung.

Thực tế cho thấy, không riêng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắkmà hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục là Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo lại không phải là đơn vị chủ

trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp lại chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ dẫn đến những bất cập hiện nay.Trong khi đó, giáo viên là viên chức thực hiện cung cấp dịch vụ nên biên chế và tiêu chuẩn khác với công chức thông thường. Do đó, việc tuyển dụng giao cho ngành giáo dục tuyển dụng là phù hợp, cũng bởi biên chức giáo dục phụ thuộc vào vị trí việc làm, cơ cấu môn học và mức chuẩn giờ đứng lớp. Phòng Nội vụ chỉ nên tham mưu về tổng biên chế khi ngành Giáo dục lập kế hoạch hàng năm và tổng hợp lên để UBND thành phố quyết.

(iii)Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách trong tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm viên chức bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thi thăng hạng viên chức.

(iv) Quy định rõ hơn về thời hạn, tiêu chuẩn thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm cơ cấu viên chức hợp lý, bảo đảm quyền lợi của viên chức, người lao động và tính đến đặc thù của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sửa đổi quy định cụ thể các nội dung liên quan đến chứng chỉ, bằng cấp, ví dụ tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục hiện nay đòi hỏi phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong khi nhiều viên chức đã được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định trước đây, nhưng chưa có quy định chuyển đổi cụ thể giữa hai hệ thống này. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành giáo dục và đào tạo quá cao đề nghị quy định thống nhất như các lĩnh vực khác, giáo viên có trình độ trung cấp và cao đẳng xếp chung vào một chức danh hạng IV, điều kiện thăng hạng từ hạng IV lên hạng III cần phù hợp hơn, vì tính chất công việc khối mầm non và tiểu học gần như tương đương.

Mặt khác, để giảm bớt tốn kém và áp lực có thể không thực hiện thi nâng ngạch mà xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi viên chức đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

UBND thành phố nghiên cứu, kiến nghị UBND thành phố , Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế với cơ sở giáo

dục công lập; bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc; chế độ ưu đãi với giáo viên làm quản lý giáo dục.

3.2.2. Giải pháp về nhận thức

Để tổ chức thực hiện pháp luật một cách đúng đắn đòi hỏi trước hết là sự nhận thức chính xác của cấp uỷ, chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắkvề nội dung, tư tưởng của quy định pháp luật về quản lý viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng; cũng như nhận thức được vai trò, vị trí tầm quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.Nếu không có hoạt động này, các quy định pháp luật chỉ có là quy định “chết”.Vì vậy cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý viên chức giáo dục.Xác định việc phát huy và phát triển tổ chức thực hiện pháp luật là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền; là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.Gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành giáo dục.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trực tiếp sử dụng viên chức, cần nâng cao nhận thức của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý viên chức; đảm bảo sự tuân thủ nghiêm minh, chặt chẽ trong quá trình quản lý viên chức; mặt khác đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động; phát huy, khơi gợi năng lực làm việc của viên chức.

Đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục:tiếp tục đổi mớ, nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức ngành, để họ thấy được trách nhiệm và quyền lợi, cũng như vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo. Đảm bảo đội ngũ lao động này có đầy đủ năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức, đáp ứng công việc chuyên môn đặc thù; hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới.

3.2.3. Giải pháp về tổ chức, nhân sự

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về viên chức theo hướng tinh gọn, tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch cơ chế, chính sách; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của 3 hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chính có liên quan trực tiếp đến viên chức: Phòng

Nội vụ - Phòng Giáo dục và đào tạo - Phòng Tài chính.Tăng cường phối hợp liên ngành, tạo các liên kết, đối tác. Sự phối hợp liên ngành và tạo các liên kết, đối tác cần được đảm bảo ngay trong khâu xây dựng và hoạch định chính sách.

Đồng thời, tăng cường phân công, phân cấp, tăng cường sự tự chủ trong việc sử dụng, đánh giá nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với đội ngũ công chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Bởi lẽ hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật có chính xác, thực hiện đúng quy định pháp luật hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ của đội ngũ này. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, vi phạm trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức, có nhiều nguyên nhân trong đó xuất phát từ nhận thức, trình độ, đạo đức của đội ngũ công chức thực thi. Vì vậy UNND thành phố cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tổ chức thực hiện pháp luật về chính sách công chức theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, có kỹ năng xử lý công vụ thành thạo, có đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay số lượng đội ngũ công chức làm việc trong phòng chuyên môn (Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Tài chính) trình độ chuyên môn chưa đồng đều, xuất phát từ chuyên ngành khác nhau. Vì vậy UNND thành phố Buôn Ma Thuột cần rà soát, đánh giá

3.2.4. Các giải pháp về triển khai thực hiện quản lý viên chức

Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quản lý viên chức có rất nhiều nội dung khác nhau. Cụ thể:

Thứ nhất, tham mưu xây dựng quy hoạch độ ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý

giáo dục chủ chốt ở các các cấp, các trường để tại nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng; thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển viên chức đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường của từng viên chức; góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Thực hiện đúng quy định về sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ theo đúng vị trí việc làm và yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên trong nhà trường.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng thông qua việc triển khai các

nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.Sử dụng nguồn ngân sách của thành phố để bồi dưỡng cho 100% viên chức giáo dục để đảm bảo có đầy đủ các chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết tháng 6 năm 2021, trong tổng số 5102cán bộ quản lý và giáo viên của thành phố Buôn Ma Thuột, có 750 người chưa có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ (trong đó giáo viên mầm non là 179 người, giáo viên tiểu học là 314 người; giáo viên trung học cơ sở là 257 người). Chứng chỉ tin học có 620 người chưa có (trong đó giáo viên mầm non là 166 người, giáo viên tiểu học là 233 người; giáo viên trung học cơ sở là 221 người).

Ngoài ra cần thực hiện bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chuyên đề về năng lực, nghiệp vụ quản lý, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy.Đảm bảo các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệm và năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, đảm bảo đúng thời gian, đối tượng theo quy định.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; coi trọng bồi dưỡng thông qua hoạt động tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, thực hành; tang cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng cùng với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng truyền thống. Nội dung bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào những vẫn đề mới, những yêu cầu thực tiễn của ngành giáo dục hiện nay, những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý đội ngũ viên chức của ngành.

Bên cạnh tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo thì Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường thường xuyên kiểm tra, xác minh tính chính xác về số lượng, đối tượng đi học; giám sát việc thực hiện bồi dưỡng của các nhà trường theo quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch đảm bảo kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Các trường học chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về việc cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham dự đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

Thứ ba, thực hiện đánh giá, phân loại viên chức quản lý theo quy định; tiếp tục

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LẮK (Trang 77 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)