1.2.2.1. Khái niệm tư vấn
Tư vấn là việc chủ thể xác định phương hướng, đưa ra những gợi ý cho hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc những điều kiện, khả năng của từng đối tượng nhằm đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh khách quan, chủ quan của chủ thể. Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến việc GVCN tại các trường THPT dựa trên cơ sở, điều kiện, kỹ năng sẵn có của bản thân như thế nào để hỗ trợ HS chọn cho mình một ngành nghề phù hợp cho bản thân. 1.2.2.2. Khái niệm nghề nghiệp
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Nghề” là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là cái gì cố định cứng nhắc mà phải coi nghề nghiệp như một cơ thể sống có sự hình thành, phát triển và thay đổi. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó [40].
Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, “nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân)”.
Trong đó, con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân [16].
Nghề nghiệp của con người có thể do được đào tạo chính thức, đòi hỏi một trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Cũng có nghề được hình thành tự phát do tích lũy kinh nghiệm xã hội hoặc do truyền và học nghề theo cách kèm cặp giữa người biết nghề và chưa biết nghề. Các nghề này chưa có quá trình đào tạo rõ rệt. Nghề được đào tạo có đặc trưng là người làm nghề phải được cung cấp trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, làm ra sản phẩm để trao đổi trên thị trường và thu nhập của người lao động chính là nguồn sống của họ. Chính vì vậy mà họ trở thành đối tượng
hoạt động cơ bản, lâu dài của lý tưởng nghề nghiệp từ đó hình thành nhân cách nghề nghiệp. Nghề được đào tạo đòi hỏi người học nghề phải có trình độ học vấn, sức khỏe, yêu cầu tâm lý phù hợp với nghề. Sau quá trình đào tạo, người đó phải đạt được tiêu chuẩn cơ bản về kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, tay nghề theo mục tiêu xã hội đòi hỏi, được cấp bằng hay chứng chỉ về nghề.
1.2.2.3. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp
Theo GS.TS Phạm Tất Dong thì khái niệm hướng nghiệp [10] được hiểu trên hai bình diện:
- Về bình diện xã hội: hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với năng lực, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng và vừa phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
- Về bình diện trường phổ thông: Thì hướng nghiệp được coi là công việc tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc lựa chọn nghề, giúp cho các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội.
Hội nghị lần thứ XI bao gồm những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp của các nước XHCN họp tại Cuba đã thống nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau: “Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý của cá nhân, nhằm mục đích phân bổ và sử dụng hợp
lý có hiệu quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước”.
Nhà tâm lý học K. Platônôp cho rằng: “Hướng nghiệp đó là hệ thống các biện pháp tâm lý, giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất
giữa quyền lợi của xã hội và quyền lợi của cá nhân” [7]. Theo quan điểm của tác
giúp đối tượng định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp dựa trên năng lực, sở thích, nhu cầu của bản thân.
Dựa trên hai khái niệm tư vấn và nghề nghiệp, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa tư vấn hướng nghiệp như sau: “Tư vấn hướng nghiệp là hoạt động chuyên môn nhằm giúp một cá nhân nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý của bản thân để lựa
chọn nghề phù hợp”. Theo định nghĩa này, hoạt động tư vấn hướng nghiệp được
hiểu là họat động chuyên môn do người được chỉ định, có trách nhiệm, được đào tạo và có kinh nghiệm đảm nhận. Hoạt động này phải dựa trên những đặc điểm tâm lý cá thể cũng như đặc điểm xã hội làm cơ sở, hướng tới mục tiêu chọn được nghề yêu thích, học được nghề đã chọn.