Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến các nhóm khách thể giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ NĂNG tư vấn HƯỚNG NGHIỆP CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG của GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM tại THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 84 - 104)

Bảng 3.20. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng giữa GVCN tại các khu vực khác nhau STT Yếu tố ảnh hưởng GV tự đánh giá (ĐTB) Mức ý nghĩa p (*) Trường không chuyên Trường chuyên

1 Sự quan tâm của ban giám hiệu về

hoạt động HN 4,11 ± 1,02 3,71 ± 1,08 0,05

2 Kinh phí dành cho tập huấn nâng cao

KNHN 4,26 ± 0,74 3,81 ±0,79 0,006

3 Cơ sở vật chất dành cho HĐHN 2,26 ± 1,36 2,3 0± 1,04 0,836 4 Phân bố thời gian cho HĐHN xen kẽ

với lịch học 2,51 ± 1,17 2,16 ± 0,95 0,087

5 Sự giám sát, cố vấn của những chuyên

gia hướng nghiệp, tâm lý học 3,51 ± 1,17 3,22 ± 0,93 0,150 6 Không có thời gian tự rèn luyện, học

tập 3,51 ± 1,12 3,91 ± 0,80 0,03

7 Kiến thức về hoạt động hướng nghiệp

của GVCN 2,86 ± 1,40 2,05 ± 1,03 0,0007 8 Công cụ, test cho HĐHN 4,2 ± 0,87 3,60 ± 1,13 0,006

9 Kinh nghiệm về hoạt động hướng

nghiệp của GVCN 2,43 ± 1,46 2,68 ± 1,18 0,324

10 Nhu cầu hướng nghiệp

của HS dành cho GVCN 3,23 ± 1,21 2,41 ± 1,15 0,0008

Chú thích: (*) kiểm định T-Test

Chúng tôi nhận thấy kỹ năng hướng nghiệp ở GVCN giữa các trường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Trường chuyên: Không có thời gian tự rèn luyện, học tập

- Trường không chuyên: Sự quan tâm của ban giám hiệu về hoạt động HN, Kinh phí dành cho tập huấn nâng cao KNHN, Công cụ, test cho HĐHN và nhu cầu của học sinh.

Như vậy khó khăn ở trường không chuyên chủ yếu nằm ở yếu tố tổ chức, quản lý. Còn ở trường chuyên là yếu tố về thời gian ảnh hưởng đến kỹ năng hướng nghiệp ở GVCN

Bảng 3.21. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng giữa GVCN có thâm niên khác nhau STT Yếu tố ảnh hưởng GV tự đánh giá (ĐTB) Mức ý nghĩa p (*) Dưới 5 năm Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm 1

Sự quan tâm của ban giám hiệu về hoạt động HN

4,20 ± 0,73 3,92 ± 1,08 3,14 ± 1,16 0,0003

2 Kinh phí dành cho tập

huấn nâng cao KNHN 3,91 ± 0,75 4,07 ± 0,82 3,74 ± 0,76 0,199

3 Cơ sở vật chất dành cho

HĐHN 2,49 ± 1,34 2,35 ± 0,92 1,90 ± 1,15 0,097 4

Phân bố thời gian cho HĐHN xen kẽ với lịch học

2,67 ± 1,18 2,17 ± 0,75 1,89 ± 1,12 0,006

5

Sự giám sát, cố vấn của những chuyên gia hướng nghiệp, tâm lý học

3,56 ± 1,09 3,40 ± 0,63 2,80 ± 1,31 0,005

6 Không có thời gian tự rèn

7 Kiến thức về hoạt động

hướng nghiệp của GVCN 2,90 ± 1,30 2,22 ± 1,12 1,62 ± 0,83 0,0001 8 Công cụ, test cho HĐHN 3,75 ± 1,06 3,98 ± 1,01 3,41 ± 1,22 0,083

9

Kinh nghiệm về hoạt động hướng nghiệp của GVCN

2,83 ± 1,44 2,70 ± 1,03 2,20 ± 1,40 0,118

10 Nhu cầu hướng nghiệp

của HS dành cho GVCN 2,91 ± 1,25 2,80 ± 1,23 2,07 ± 1 0,015 Chú thích: (*) kiểm định ANOVA

Chúng tôi ghi nhận với GVCN càng ít kinh nghiệm càng dễ bị các yếu tố sau ảnh hưởng:

- Sự quan tâm của ban giám hiệu về hoạt động HN. Với những GVCN ít kinh nghiệm, khi Ban giám hiệu không có chủ trương hay đẩy mạnh các HĐ hướng nghiệp, họ sẽ không có cơ hội được rèn luyện kỹ năng do hạn chế về kỹ năng tổ chức các hoạt động.

- Phân bố thời gian cho HĐHN xen kẽ với lịch học. GVCN càng trẻ, họ càng khó khăn trong việc kiểm soát thời gian biểu, do đó hạn chế trong việc cải thiện kỹ năng của mình.

- Sự giám sát, cố vấn của những chuyên gia hướng nghiệp, tâm lý học. GVCN lớn tuổi, họ đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc thực hành và tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, do đó, việc hỗ trợ của chuyên gia không thật sự quá ảnh hưởng đến mặt kỹ năng.

Bảng 3.22. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng giữa GVCN nam và nữ STT Yếu tố ảnh hưởng GV tự đánh giá (ĐTB) Mức ý nghĩa p (*) Nam Nữ

1 Sự quan tâm của ban giám hiệu về

hoạt động HN 3,87 ± 1,01 3,80 ± 1,12 0,723

2 Kinh phí dành cho tập huấn nâng

cao KNHN 3,85 ± 081 4,01 ± 0,79 0,279

3 Cơ sở vật chất dành cho HĐHN 2,19 ± 1,11 2,36 ± 1,16 0,442 4 Phân bố thời gian cho HĐHN xen

kẽ với lịch học 2,13 ± 1,01 2,36 ± 1,04 0,238

5

Sự giám sát, cố vấn của những chuyên gia hướng nghiệp, tâm lý học

3,19 ± 1,08 3,39 ± 0,97 0,311

6 Không có thời gian tự rèn luyện,

học tập 3,83 ± 0,89 3,77 ± 0,95 0,739

7 Kiến thức về hoạt động hướng

nghiệp của GVCN 2,32 ± 1,22 2,27 ± 1,20 0,835 8 Công cụ, test cho HĐHN 3,57 ± 1,21 3,91 ± 0,99 0,099

9 Kinh nghiệm về hoạt động hướng

nghiệp của GVCN 2,51 ± 1,27 2,67 ± 1,28 0,505

10 Nhu cầu hướng nghiệp

của HS dành cho GVCN 2,47 ± 1,27 2,78 ± 1,19 0,171 Chú thích: (*) kiểm định T-Test

Bảng 3.23. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng giữa GVCN đã được tập huấn và chưa được tập huấn

STT Yếu tố ảnh hưởng GV tự đánh giá (ĐTB) Mức ý nghĩa p (*) Đã tập huấn Chưa tập huấn

1 Sự quan tâm của ban giám hiệu về hoạt

động HN 3,91 ± 1,11 3,81 ± 1,07 0,701

2 Kinh phí dành cho tập huấn nâng cao

KNHN 3,91 ± 0,75 3,96 ± 0,81 0,797

3 Cơ sở vật chất dành cho HĐHN 2,54 ± 1,40 2,23 ± 1,07 0,245 4 Phân bố thời gian cho HĐHN xen kẽ với

lịch học 2,86 ± 1,21 2,13 ± 0,94 0,002

5 Sự giám sát, cố vấn của những chuyên gia

hướng nghiệp, tâm lý học 3,77 ± 1,15 3,2 ± 0,95 0,016 6 Không có thời gian tự rèn luyện, học tập 3,5 ± 1,19 3,86 ± 0,85 0,097

7 Kiến thức về hoạt động hướng nghiệp của

GVCN 2,68 ± 1,52 2,2 ± 1,11 0,091

8 Công cụ, test cho HĐHN 3,78 ± 1,02 3,77 ± 1,11 0,9809

9 Kinh nghiệm về hoạt động hướng nghiệp

của GVCN 2,86 ± 1,46 2,54 ± 1,23 0,2956

10 Nhu cầu hướng nghiệp của HS dành cho

GVCN 2,73 ± 1,24 2,64 ± 1,23 0,7705

Chú thích: (*) kiểm định T-Test

Không có quá nhiều sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng giữa GVCN đa được tập huấn công tác hướng nghiệp so với GVCN chưa được tập huấn. GVCN được tập huấn cho rằng phân bố thời gian cho HĐHN xen kẽ với lịch học và sự giám sát, cố vấn của những chuyên gia hướng nghiệp, tâm lý học. Điều này có thể lý giải là do tập huấn, các GVCN nhận thấy đây là hoạt dộng quan trọng, cần có tính bài bản, khoa học, do đó cần phải có phân bổ thời gian rõ ràng và cần có sự giám sát từ các chuyên gia tâm lý trường học để đảm bảo chất lượng.

Tiểu kết chương 3

1. Hiện nay trong nhà trường THPT tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nói riêng, công tác hướng nghiệp đã được thực hiện và được thực hiện ở mức độ thường xuyên thông qua các con đường cơ bản sau: Trao đổi trực tiếp cá nhân; Trao đổi qua điện thoại; Trao đổi qua internet; Tham vấn nhóm; Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học; Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm; Trình bày chuyên đề cho cả lớp; Thông qua phụ huynh. Trong đó, hướng nghiệp qua Trao đổi trực tiếp cá nhân, Trao đổi qua internet và Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học là các hình thức được áp dụng nhiều nhất tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được hiệu quả của các phương pháp này.

2. Hoạt động hướng nghiệp của các nhà trường THPT được thực hiện chưa đồng bộ giữa các nhà trường, giữa các GV. Vẫn còn sự chênh lệch giữa GVCN các trường và giữa GV trẻ tuổi và GV lớn tuổi. Cách tư vấn hướng nghiệp chưa thống nhất, chưa khoa học, chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chưa theo quy trình nhất định. Nguyên nhân tình trạng thiếu kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của GVCN chủ yếu là hạn chế về mặt kinh phí và thiếu sự quan tâm của BGH dẫn đến tình trạng GVCN không được đầu tư và đào tạo. Bên cạnh đó là thiếu sự hỗ trợ, giám sát chuyên môn từ chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp.

3. Vẫn còn nhiều HS chưa đánh giá cao năng lực, kỹ năng hướng nghiệp của GVCN do hạn chế về mặt kỹ năng của GVCN. Do đó làm giảm nhu cầu tìm đến sự hỗ trợ từ nhóm khách thể này. Lâu dài sẽ làm giảm hiệu quả học tập và tương lai của các em.

4. Có nhiều biện pháp để nâng cao kỹ năng hướng nghiệp ở GVCN các trường THPT trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay như: Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho GV; tăng thời lượng cho hoạt động hướng nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất; phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn; giữa nhà trường và HS trong công tác hướng nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng hướng nghiệp ở đội ngũ GVCN tại 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Hướng nghiệp cho học sinh THPT là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về nghề, về nhu cầu xã hội đối với nghề và nâng cao hiểu biết cho học sinh về tâm lý bản thân, qua đó học sinh có thể lựa chọn được một nghề phù hợp.

1.2. Có nhiều phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp khác nhau dựa trên nhu cầu tâm lý của các em cũng như đặc điểm văn hóa – xã hội từng trường. Mỗi phương thức, tổ chức hướng nghiệp đều đỏi hỏi người GVCN có những kỹ năng khác nhau. Do vậy GVCN cần phải đạt được các yêu cầu cơ bản về những kỹ năng hướng nghiệp để hoàn thành tốt công tác.

1.3. Thực trạng kỹ năng hướng nghiệp ở GVCN chưa cao. Các kỹ năng “Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp”; ”Kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của học sinh”; “Kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh” và “Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh” đều nằm ở mức độ trung bình. Trong đó “Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh” có điểm trung bình cao nhất thấp nhất là “Kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh”.

1.4. Có sự khác biệt giữa kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và các nhóm khách thể, trong đó: GVCN trường chuyên, GVCN có thâm niên dưới 5 năm, GVCN đã được tập huấn về tư vấn hướng nghiệp có điểm kỹ năng cao hơn các nhóm khác thể còn lại.

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng nhất đến kỹ năng trong quá trình hướng nghiệp cho HS bao gồm “Không có nhiều kinh phí dành cho tập huấn nâng cao kỹ năng hướng nghiệp”; “Thiếu sự quan tâm của Ban giám hiệu về hoạt động hướng nghiệp”

;“Không có thời gian tự rèn luyện, học tập”và “Công cụ, test cho hoạt động hướng nghiệp”.

Với kết quả nghiên cứu trên cho phép khẳng định giải thuyết khoa học đã nêu, luận văn đã triển khai và các nhiệm vụ của luận văn được giải quyết.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các trường trung học phổ thông

- Ban giám hiệu quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp, ý thức được tầm quan trọng của hướng nghiệp nói chung và công tác tổ chức hoạt động hướng nghiệp nói riêng, do vậy các trường THPT cần thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ GD&ĐT trong việc hướng nghiệp cho HS. Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết như: phòng tham vấn, các trắc nghiệm tâm lý, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thời gian cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp.

- Có kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS ngay từ khi các em mới bắt đầu bước vào THPT, khi thực hiện cần lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, nguyện vọng của HS, của từng khối lớp để tiến hành hoạt động này một cách hiệu quả nhất.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng và vai trò của hướng nghiệp cho HS và phụ huynh HS; Phối hợp với các cơ sở sản xuất, các trường ĐH, CĐ với phụ huynh HS. Bên cạnh đó tổ chức các buổi nói chuyện, về ngành, nghề cho chính cha mẹ HS về vấn đề chọn ngành, nghề của con em mình, tránh tình trạng cha mẹ bắt em con mình lựa chọn ngành, nghề theo sự chọn ngành, nghề của họ.

2.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm

- GVCN cần phải ý thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho HS. Có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao sự hiểu biết cho bản thân về kiến thức, kỹ năng về hướng nghiệp và rèn luyện những phẩm chất của người thực hành công tác hướng nghiệp.

- GVCN cần có kiến thức sâu rộng về thế giới ngành, nghề, về hệ thống các trường đào tạo trong cả nước, thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường lao động của xã hội.

- GVCN phải hiểu biết về hệ thống ngành nghề đào tạo, các nghề truyền thống ở Việt Nam. Hiểu biết về đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề đào tạo và xu thế phát triển của các ngành nghề trong xã hội. Nhà tham vấn ngoài những hiểu biết nêu trên thì cần phải có hiểu biết về các vấn đề xã hội như kinh tế, văn hóa. Đây chính là những thông tin quan trọng trong việc tư vấn hướng nghiệp cho HS.

- Trong quá trình thực hiện quy trình hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho HS, GVCN cần vận dụng kiến thức và kỹ năng tham vấn một cách linh hoạt để đánh giá chính xác tính cách, năng lực, sở thích, hứng thú của HS, mức độ thiếu hụt về kiến thức ngành, nghề, trường đào tạo, khả năng tìm kiếm và lựa chọn thông tin của HS. Đặc biệt trong quá trình tiến hành, GVCN chủ động gợi mở, trò chuyện với HS để tìm hiểu những khó khăn, những tâm tự, nguyện vọng của các em trong quá trình chọn ngành, nghề, kịp thời trợ giúp HS giải quyết những khó khăn vướng mắc đó để các em yên tâm học tập.

- GVCN khi thực hành hướng nghiệp cần tránh việc thể hiện cảm xúc cá nhân cũng như quan điểm chủ quan của mình về nghề nghiệp. Cũng như tránh việc phê bình và nhận định về năng lực học tập của HS.

- Trước khi tiến hành công tác hướng nghiệp cho HS, GVCN cần phải chủ động xây dựng kế hoạch định hướng cho tập thể lớp, cho nhóm HS và cá nhân HS một cách cụ thể, rõ ràng. Sau mỗi lần thực hành, GVCN cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp ở những lần tiếp theo.

2.3. Đối với học sinh

- Ý thức cao trong việc chọn ngành, nghề tương lai ngay từ khi bắt đầu bước vào THPT. Nhận thức được tầm quan trọng của sự định hướng ngành, nghề để có kế hoạch tự bồi dưỡng, tích cực trong học tập nhằm hình thành những kiến thức, năng lực liên quan đến ngành, nghề mà mình đã lựa chọn.

- HS phải có thói quen tự đánh giá bản thân, tích cực tìm hiểu những thông tin về ngành, nghề về nhu cầu thị trường lao động của xã hội để có một nền tảng kiến thức vững chắc làm cơ sở cho sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp, tránh được những sai lầm trong quá trình chọn ngành, nghề.

- Sẵn sàng hợp tác với thầy cô trong quá trình tham vấn, mạnh dạn chia sẻ, bày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ NĂNG tư vấn HƯỚNG NGHIỆP CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG của GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM tại THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 84 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)