Thực trạng sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi cho bệnh nhân trầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM cảm tại BỆNH VIỆN tâm THẦN hà nội (Trang 51 - 56)

trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

3.2.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp qua phỏng vấn lâm sàng

Bảng 3.3. Tần suất (%) các triệu chứng chủ yếu theo thời gian điều trị

3 chủ yếu n Giảm khí 15 sắc Giảm năng 13 lượng Giảm quan tâm thích thú 9 Nhận xét: Ở thời điểm T1

Tỷ lệ triệu chứng giảm khí sắc, giảm năng lượng, giảm quan tâm thích thú giai đoạn T1 của nhóm can thiệp đều thấp hơn nhóm chứng, lần lượt là

80,0%, 66,7%, 33,3%. Tỷ lệ triệu chứng giảm năng lượng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p < 0,05 và có tỷ lệ thấp ở nhóm can thiệp (66,7%). Tỷ lệ triệu chứng giảm khí sắc, giảm quan tâm thích thú không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

Ở thời điểm T2

Tỷ lệ triệu chứng giảm năng lượng giai đoạn T2 thấp ở nhóm can thiệp (6,7%) so với nhóm chứng (33,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ triệu chứng giảm khí sắc, triệu chứng giảm quan tâm thích thú giai đoạn T2 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

Bảng 3.4. Tần suất (%) các triệu chứng phổ biến theo thời gian điều trị

7 phổ biến Giảm tập trung chú ý Giảm trọng và tự tin YT bị tội và không đáng Nhìn tương lại ảm đạm và bi quan YTHV tự hủy hoại sát Rối loạn ngủ Ăn ít miệng

Nhận xét:

Ở thời điểm T1

Tỷ lệ các triệu chứng phổ biến của trầm cảm giai đoạn T1: giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, ý tưởng, hành vi tự hủy hoại và tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng có tỷ lệ thấp hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng, lần lượt là: 26,7%, 26,7%, 33,3%, 33,3%, 26,7%, 66,7%, 33,3%. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các triệu chứng phổ biến của trầm cảm giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, p > 0,05.

Ở thời điểm T2

Triệu chứng phổ biến của trầm cảm giai đoạn T2: giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn tương lai ảm đảm, ý tưởng, hành vi tự hủy hại thân thể hoặc tự sát không còn ở nhóm can thiệp, chỉ còn tỷ lệ thấp ở nhóm chứng (6,7% đến 13,3%). Tỷ lệ triệu chứng rối loạn giấc ngủ và triệu chứng ăn ít ngon miệng giai đoạn T2 chiến tỷ lệ thấp ở nhóm can thiệp, đều 6,7%. Tỷ lệ các triệu chứng này đều chiếm 13,3% ở nhóm chứng. Tuy, nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp qua thang HAM-D

Để có cái nhìn tổng quan hơn về sự thay đổi các thang điểm, tác giả tiến hành mô tả mức độ trầm cảm của hai nhóm tại các thời điểm qua thang đánh giá trầm cảm Hamilton, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5. Sự thay đổi điểm trầm cảm theo thang HAM-D ở thời điểm T0

Can thiệp N=15

21,93 ± 3,240 Min – Max

Nhận xét:

Điểm trung bình thang HAM-D trước can thiệp là 20,67 + 3,575 điểm. Thấp nhất 15 điểm, cao nhất 25 điểm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

Bảng 3.6. Sự thay đổi điểm trầm cảm theo thang HAM-D ở thời điểm T1

Can thiệp N=15

13,60 ± 0,828 Min – Max

Nhận xét:

Điểm trung bình thang HAM-D của cả nhóm nghiên cứu giai đoạn T1 là 14,83 ± 2,260 điểm. Điểm trung bình thang HAM-D của nhóm can thiệp giai đoạn T1 (13,60 ± 0,828 điểm) thấp hơn so với nhóm chứng (16,07 ± 2,576 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

Bảng 3.7. Sự thay đổi điểm trầm cảm theo thang HAM-D ở thời điểm T2

Can thiệp N=15

10,07 ± 2,052 Min – Max

Nhận xét:

Điểm trung bình thang HAM-D của cả nhóm người bệnh nghiên cứu giai đoạn T2 giảm nhiều, chỉ còn 11,47 ± 2,776 điểm. Điểm trung bình thang HAM- D giai đoạn T2 của nhóm can thiệp (10,07 ± 2,052 điểm) thấp hơn so với nhóm chứng (12,87 ± 2,748 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa trên thang đo mức độ cảm xúc trong các buổi can thiệp

Bảng 3.8. Hiệu quả dựa trên mức độ thang đo cảm xúc

Buổi 1

Buổi 2

Buổi 3

Buổi 4

Buổi 6

Nhìn vào bảng 3.9 ta thấy có sự thay đổi ĐTB qua các buổi trị liệu. ĐTB từ buổi đầu tiên đến buổi cuối cùng tăng lên là 3,24 đến 8,67. Điều đó chứng tỏ cảm xúc có sự thay đổi rõ rệt qua các buổi trị liệu. ĐTB chung trước và sau của từng buổi trị liệu cũng có sự thay đổi, buổi 1 ĐTB trước buổi trị liệu là 3,24 sau buổi trị liệu là 4,46, buổi 6 ĐTB trước buổi trị liệu là 8,32 và sau buổi trị liệu tăng lên 8,67.

Như vậy, cảm xúc thay đổi từ tiêu cực sang tích cực qua mỗi buổi trị liệu nhận thức hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM cảm tại BỆNH VIỆN tâm THẦN hà nội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w