2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
2.3.1.1. Mục đích
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, để xây dựng cơ sở lý luận về trị liệu nhận thức - hành vi và sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm.
2.3.1.2. Cách tiến hành
Đọc tài liệu, phân loại nhóm tài liệu, liệt kê nguồn, thông tin tác giả, phân tích nội dung và thống kê tài liệu.
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm
2.3.2.1. Mục đích
Kiểm chứng hiệu quả của liệu pháp nhận thức - hành vi kết hợp với liệu pháp hóa dược trong điều trị trầm cảm so với liệu pháp hóa dược đơn thuần.
2.3.2.2. Cách thức tiến hành
Thực nghiệm gồm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, trong đó, khách thể tham gia nhóm thực nghiệm được điều trị song song bằng trị liệu nhận thức - hành vi và liệu pháp hóa dược (thuốc chống trầm cảm). Thời gian trị liệu nhận thức – hành vi là 6 buổi, với tần suất trung bình 1 buổi/tuần. Cả hai hình thức trị liệu này đều do bác sĩ tâm thần của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội chỉ định. Khách thể tham gia nhóm đối chứng được điều trị bằng hóa dược do bác sĩ tâm thần kê đơn và không tham gia điều trị nhận thức – hành vi.
Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là sau khi kết thúc thực nghiệm, nhóm thực nghiệm có mức độ trầm cảm và triệu chứng trầm cảm thấp hơn nhóm đối chứng.
Mức độ trầm cảm và triệu chứng trầm cảm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm và phỏng vấn lâm sàng. Dữ liệu thực nghiệm được thu thập tại 2 thời điểm: trước khi bệnh nhân tham gia thực nghiệm và khi kết thúc thực nghiệm. Quy trình thực nghiệm được thể hiện ở Hình 2.1.
Phỏng vấn, khám bệnh: chẩn đoán trầm cảm
Đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, loại trừ: Chọn vào mẫu NC
Khám đánh giá mức độ trầm cảm, triệu trầm cảm. Làm trắc nghiệm HAM-D, SF36
Thu thập thông tin vào phiếu thu thập thông tin theo giai đoạn thời gian
Xử lý, phân tích số liệu
Hình 2.1: Quy trình tiến hành thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua so sánh mức độ trầm cảm và triệu chứng trầm cảm giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm
2.3.3.1. Mục đích
Sử dụng các phương pháp trắc nghiệm để đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân trước và sau trị liệu.
2.3.3.2. Công cụ nghiên cứu
-Thang HAM-D 21 mục đánh giá trầm cảm. -Thang HAM-A đánh giá lo âu.
- Thang SF36 đánh giá chất lượng cuộc sống.
- Phiếu thu thập thông tin chuyên biệt dùng cho nghiên cứu can thiệp trầm cảm bằng liệu pháp nhận thức - hành vi. Nội dung phiếu bao gồm thông tin hành chính, những vấn đề bệnh nhân gặp phải, mục tiêu trị liệu...
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng
2.3.4.1. Mục đích
Khai thác tiền sử, bệnh sử, vấn đề hiện tại của bệnh nhân, các mối quan hệ liên quan đến bệnh nhân.
2.3.4.2. Cách thực hiện
Dùng phiếu thu thập thông tin hoặc dùng phương pháp phỏng vấn động cơ để phỏng vấn thông tin, tiền sử, vấn đề của bệnh nhân.
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học
Số liệu được phân tích, xử lý theo thuật toán thống kê bằng phần mềm SPSS. Số liệu được mô tả bằng tỷ lệ %, trung bình trung vị, độ lệch chuẩn. Thuật toán so sánh Chi-test, t-test ANVOVA được sử dụng để so sánh theo biến số. Phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng.
2.3.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thông qua Hội đồng Xét duyệt đề cương của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Các thông tin nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật, cam kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho khoa học. Nghiên cứu được sự đồng
ý của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, bệnh nhân có quyền rút khỏi nghiên cứu không cần giải thích.
Tiểu kết chương 2
Như vậy trong chương 2, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng đã làm rõ các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Việc xây dựng tổ chức phương pháp nghiên cứu rất cần thiết làm cơ sở thực tiễn để tiếp tục xây dựng chương 3.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN