Giải pháp đối với quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ sản XUẤT tại NHÀ máy z119 (Trang 87)

Thứ nhất, trên thực tế việc sử dụng hàng tồn kho khó đều đặn đối với Nhà máy Z119 nói riêng và các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất nói chung. Thời gian giao hàng thay đổi tùy theo tình hình sản xuất, sửa chữa và thời tiết cũng như tình hình dịch bệnh đang hoành hành gây khó khăn cho hoạt động thông thương và lao động. Vì vậy, nhà máy nên tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mức tồn kho trung bình theo công thức:

Trong đó:

Q : là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình QDT : là mức dự trữ an toàn

QE : là mức đặt hàng tối ưu

Điều này nhằm duy trì tại Nhà máy một lượng tồn kho dự trữ nhất định để đảm bảo tình hình sản xuất, sửa chữa không bị gián đoạn nếu quá trình nhập vật tư, thiết bị về gặp trục trặc do dịch bệnh, giao thông hay các công tác hải quan, lưu kho bãi vượt quá thời gian dự kiến.

Thứ hai, trong nhà máy có một số vật tư đã tự sản xuất được nhưng không hoàn toàn, một phần vẫn phải nhập từ ngoài thì nên thay đổi mô hình đặt hàng EOQ sang mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order Quantity model) sẽ hợp lý hơn.

Cụ thể, mô hình đặt hàng theo sản xuất POQ được áp dụng trong trường hợp đơn vị sản xuất vừa sản xuất sản phẩm vừa tự sản xuất lấy vật tư để dung. Trong trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của đơn vị. Mô hình POQ có thiết kế cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được nhập vào nhiều chuyến. Với Q: là sản lượng của đơn hàng

p: mức sản xuất hàng ngày d: nhu cầu sử dụng hàng ngày

t: thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho một đơn hàng (thời gian cung ứng)

t = Q/p

H: chi phí lưu trữ một đơn vị hàng dự trữ trong một năm Ta tính được mức dự trữ tối đa:

Tổng số đơn vị hàng Tổng số đơn vị hàng được

Mức dự trữ tối đa = -

SX trong thời gian t sử dụng trong thời gian t

Mức tồn kho tối đa: Qmax = Q x (p−d)p Tồn kho trung bình: Q =Q x (p−d)

2p Chi phí lưu kho =Q x (p−d) x H 2p

Thay vào công thức ta tính được lượng đặt hàng tối ưu Q* như sau:

Q* =

- Thứ ba, dù các đơn vị cung ứng vật tư cho nhà máy đã có thời gian gắn bó lâu dài, tuy nhiên ban lãnh đạo nhà máy vẫn nên tìm kiếm nhiều đơn vị cung ứng để so sánh đối chiếu chất lượng vật tư của các bên nhằm lựa chọn được loại vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào chất lượng cao hơn với giá thành tốt, ổn định. Ngoài ra có thể nhận được chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn thì càng tốt, sẽ giảm bớt chi phí vật tư cho nhà máy. Bên cạnh đó khi có sự so sánh, cạnh tranh đầu vào sẽ tránh tình trạng độc quyền của nhà cung ứng.

3.2.7 Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Nhà máy cần phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm ngay từ nguyên liệu đầu vàođến sản phẩm đầu ra. Ứng dụng linh hoạt các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000…

Nhà máy cũng cần xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm của mình. Nên thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đưa ra chiến lược sản phẩm hợp lý với các mẫu mã được đa dạng hóa và chủ động tạo ra các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng.

3.2.8 Giải pháp nâng cao chất lượng và doanh thu, lợi nhuận cho Nhà máy

Khi thực hiện được các giải pháp quản trị sản xuất đồng bộ như nêu trên, chất lượng hàng và sản phẩm đầu ra của nhà chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể. Từ đó đáp ứng được nhu cầu của đối tác khách hàng cũng như của

Bộ Quốc phòng, nâng cao vị thế của Nhà máy. Khi quy trình sản xuất của Nhà máy được tối ưu hóa qua việc giảm thiểu chi phí đầu vào, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động; điều đó một mặt làm giá thành sản xuất giảm, mặt khác khi chất lượng sản phẩm được cải thiện sẽ dẫn đến tăng doanh thu cho Nhà máy, lợi nhuận ròng sẽ được cải thiện đáng kể (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tăng).

Tiểu kết Chương 3:

Chương 3 trên cơ sở những định hướng chiến lược và mục tiêu quản trị sản xuất của Nhà máy, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp cho những hạn chế, tồn tại đã đề cập đến ở Chương 2, bao gồm: nhóm giải pháp với cán bộ làm công tác quản trị sản xuất và nguồn nhân lực của Nhà máy; nhóm giải pháp cho công tác lập kế hoạch, nhóm giải pháp lập kế hoạch các nguồn lực; nhóm giải pháp cho quản trị hàng tồn kho.

KẾT LUẬN

Đối với một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ muốn thành công phải quản trị sản xuất tốt. Để quản trị sản xuất tốt, việc tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu của quá trình sản xuất từ đó có giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất là nội dung hết sức quan trọng. Và đối với Nhà máy Z119 (Cục Kỹ thuật-Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc Phòng) cũng không ngoại lệ.

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, các tài liệu tham khảo, luận văn đã tìm hiểu và làm sáng tỏ được các vấn đề sau:

Một là khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến sản xuất và quản trị sản xuất nói chung với đặc thù ngành sản xuất khí tài quân sự trong phạm vi nhà máy.

Hai là phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả quản trị sản xuất tại Nhà máy Z119. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong quản trị sản xuất của Nhà máy.

Ba là dựa vào tình hình thực tế, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mang tính kiến nghị đến Quý Nhà máy nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất của Nhà máy. Hy vọng rằng trong thời gian tới với việc vận dụng hợp lý các giải pháp trên, Nhà máy Z119 sẽ có được kết quả như mong đợi, nâng cao được hiệu quả quản trị sản xuất, mang lại giá trị sản xuất, sửa chữa ngày càng cao với chi phí tối thiểu.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi các khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có kiến thức toàn diện về đề tài nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Xuân Khoát đã rất tận tình và có những chỉ dẫn thiết thực trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội cùng các đồng chí cán bộ tại các phòng ban của Nhà máy Z119 đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Minh Anh (2020), “Nghiên cứu các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương.

2. Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng (2013), Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Lê Thị Ngọc (2018), “Quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Tín Thành, Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ theo định hướng ứng dụng ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

4. Phan Thanh Nhã (2018), “Lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Ngói, Công ty cổ phần Đầu tư & thương mại DIC Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

5. Nguyễn Anh Tiến (2014), “Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel”, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội.

6. Trương Đoàn Thể (2004), Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp,

NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

7. Đặng Minh Trang (2015), “Quản trị vận hành hiện đại (Quản trị sản xuất và dịch vụ), NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Phương Mai Anh, Phạm Trung Hải (2016), Giáo trình Quản trị sản xuất (Lưu hành nội bộ - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp), NXB Lao Động. Trang 267-324.

9. Nguyễn Văn Dung (2015), Quản trị sản xuất và vận hành, NXB Lao động. Trang 175÷221.

10. Đồng Thị Thanh Phương (2011), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Lao động Xã hội. Trang 295÷369.

11. Đặng Minh Trang, Lưu Đan Thọ (2015), Quản trị vận hành hiện đại, NXB Tài Chính. Trang 325÷381

12. Quyết định số 48/QĐ-QP ngày 19/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đầu tư dự án đầu tư công nghệ sản xuất vật tư kỹ thuật cho

rađa quân sự

13. Quy chế nội bộ về chức năng nhiệm vụ của Nhà máy Z119 thuộc Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc Phòng

14. Quy chế nội bộ về biên chế tổ chức của Nhà máy Z119

15. Sổ theo dõi trang thiết bị Nhà máy Z119, Phòng cơ điện, Nhà máy Z119

16. Sơ đồ Mặt bằng bố trí sản xuất tại Nhà máy Z119, Phòng kế hoạch - Nhà máy Z119

17. Sổ theo dõi khí tài, vật tư kỹ thuật sản xuất, sửa chữa, Phòng kế hoạch - Nhà máy Z119

18. Báo cáo tài chính Nhà máy Z119 năm 2018

19. Báo cáo tài chính Nhà máy Z119 năm 2019

20. Báo cáo tài chính Nhà máy Z119 năm 2020

21. Quyết định số 41/2003/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ "Về Danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quốc phòng"

22. Quyết định số 48/2003/QĐ-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2003 của Bộ Quốc phòng "Về Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc phạm vi quốc phòng"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ sản XUẤT tại NHÀ máy z119 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w