Đánh giá chung về thực trạng lo âu ở sinh viên Đại họ cY Dược thành Phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LO âu ở SINH VIÊN đại học y dược THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 48 - 58)

3.1. Đánh giá chung về thực trạng lo âu ở sinh viên Đại học Y Dược thànhPhố Hồ Chí Minh Phố Hồ Chí Minh

Biểu hiện lo âu của sinh viên Đại học Y Dược thành Phố Hồ Chí Minh được đánh giá bằng thang đo SAS Zung-20 phiên bản tiếng Việt đã được chẩn hóa.

Biểu đồ 3.1. Phân bố mức độ lo âu của khách thể nghiên cứu

4.5

13.3

49.5

32.8

Không lo ân Lo âu vừa Lo âu nặng Lo âu rất nặng

Theo thang đo lo âu SAS ZUNG-20, điểm trung bình lo âu từ 0-45 được xem là trạng thái tâm lý bình thường. Chúng ta, ai cũng có lúc trải qua phản ứng với một tình huống đe dọa hay lo âu, căng thẳng một điều gì đó mà mình không nhận biết, một buổi hẹn hò lần đầu, hay suy tính cho tương lai. Lo âu là bạn đồng hành bình thường của sự phát triển, sự thay đổi, sự trãi

nghiệm điều mới lạ. Trãi nghiệm lo âu gồm có hai phần: nhận thức về các cảm giác sinh lý và nhận thức về sự căng thẳng hoặc sợ hãi. Với biểu hiện là cảm giác, sợ hãi, lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh.

Điểm trung bình lo âu từ 45-59, là mức độ nhẹ hoặc vừa với các cảm giác khó thở, thở rất nông, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hay rung tay. cảm giác dễ bối rối, ngột ngạt (cảm giác khó thở), ăn không ngon ngủ không yên, đau ở ngực hay vùng bụng, đi không vững và có cảm giác sắp ngất. Với những biểu hiện và triệu chứng trên được xem là dấu hiệu của lo âu (SAS JUNG 20). Những biểu hiện và triệu chứng không phải xuất hiện cùng một thời điểm, chỉ cần có từ ba đến năm dấu hiệu, liên tục trong một thời ngắn hoặc các triệu chứng lặp đi lặp lại, đó là dấu hiện nhận biết của rối nhiễu lo âu.

Lo âu gây tác động đến vận động và nội tạng cũng như ảnh hưởng đến tư duy, tri giác và học tập. Lo âu có xu hướng tạo ra sự bối rối và bóp méo tri giác, về thời gian và không gian cũng như về con người và ý nghĩa của các sự kiện. Những sự bóp méo như vậy làm cản trở việc học tập theo cách làm giảm sự tập trung, giảm trí nhớ, và giảm khả năng liên hệ giữa các đối tượng với nhau.

Điểm trung bình lo âu từ 60-74, là mức độ nặng, Con người có cảm giác mình không còn ở trong môi trường mình đang sống, mất kiểm soát bản thân, sợ chết, người nóng bừng hay tê cứng, có các dấu hiệu về bệnh tim (tim đập nhanh, đau thắt ngực), bệnh về tiêu hoá (ăn không tiêu, nuốt không trôi), kèm theo là biểu hiện buồn chán, cho rằng có điều gì xấu đang xảy ra với mình (về sức khỏe, tài chính, học hành, công việc ), đôi lúc hoang tưởng bệnh tật đang và thậm chí đã xảy ra với mình dù rằng thực tế không xảy ra như vậy , bi quan, mặc cảm tự ti…Đó rối loạn lo âu.

Lúc này đòi hỏi SV phải có biện pháp can thiệp ngay tức thì, hoặc cần phải điều trị với bác sĩ chuyên khoa tâm thần và liệu pháp tâm lý. Lúc này các

triệu chứng đã gây ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng đến cuộc sống hàng ngày ở gia đình, học tập hay môi trường xã hội của SV. SV sẽ cảm thấy lo lắng bứt rứt, không thể tập trung học tập hay giải quyết công việc một cách hiệu quả. Đồng thời gây căng thẳng trong mối quan hệ với những người thân trong gia đình, bạn học, đồng nghiệp. Các cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức đều có tác động xấu đến việc học tập hay cuộc sống cá nhân của SV.

Điểm trung bình >75 là rất nặng, nếu không được điều trị, ở mức độ rất nặng có thể trở thành người tàn phế, mặc dù vẫn đi lại được nhưng không thể làm được việc gì. Nếu để lâu, SV sẽ mất đi khả năng giao tiếp một cách thông thường, có thể lạm dụng các chất kích thích với mong muốn thoát ra khỏi tình trạng lo âu này trong chốc lát .

Có thể nhận thấy trong số 400 SV tham gia khảo sát có 198/400 SV, điểm lo âu 49.5 không lo âu, có 132/400 SV, điểm trung bình lo âu 32.8 mức lo âu vừa, 53/400 SV điểm trung bình lo âu 13.3 mức lo âu nặng. Đặc biệt có 17/400 SV, điểm lo âu 4.5 mức độ lo âu rất nặng.

Bảng 3.1. Mức độ lo âu theo giới

Mức độ

Không lo âu Lô âu vừa Lo âu nặng Lo âu rất nặng Tổng

Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ SV nữ không lo âu cao hơn SV nam (58,3% so với 42,7%), trong khi mức độ lo âu nặng thì SV nam cao hơn SV nữ (16,9% so với 8,6%).

Bảng 3.2. Mức độ lo âu theo năm học

Mức độ

Không lo âu Lô âu vừa Lo âu nặng Lo âu rất nặng Tổng

Kết quả bảng 3.2 cho thấy sinh viên năm 2 có mức độ không lo âu cao nhất khi so sánh với năm 3 và năm 4 (61,5% so với 54,4% và 32,7%). Trong khi sinh viên năm 4 có tỷ lệ lo âu mức độ nặng và rất nặng cao nhất.

Như vậy kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy sinh viên lo âu mức độ nặng và rất nặng thường là sinh viên nam, năm 4.

Bảng 3.3. Thực trạng biểu hiện lo âu ở sinh viên đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh STT Biểu hiện Cảm thấy nóng 1 nảy và lo âu hơn thường lệ Cảm thấy sợ vô

thấy hoảng sợ Cảm thấy như 4 bị ngã và vỡ ra từng mảnh Cảm thấy mọi 5 thứ đều tốt và không có điều gì xấu sẽ xảy ra * 6 Tay và chân lắc

lư, run lên Khó chịu vì

7 đau đầu, đau cổ,

đau lưng. 8 Cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi. Cảm thấy bình 9 tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng * 10 Cảm thấy tim mình đập nhanh Đang khó chịu 11 vì cơn hoa mắt chóng mặt Bị ngất /có cảm

Có thể thở ra, 13 hít vào một cách dễ dàng * Cảm thấy tê buốt, như có 14 kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân Đang khó chịu 15 vì đau dạ dày và đầy bụng. 16 Luôn thấy cần

phải đi tiểu 17 Bàn tay thường khô và ấm * 18 Mặt thường nóng và đỏ Ngủ dễ dàng và 19 luôn có một giấc ngủ tốt * 20 Thường có ác mộng Tổng điểm

Ghi chú: (*) các câu hỏi đảo

sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi là 49,68 ± 11,54 nghĩa là trên mức trung bình.

Các triệu chứng, dấu hiệu của lo âu nổi bật nhất là “Khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt” và “Bị ngất /có cảm giác giống như bị ngất” với ĐTB đều là 2,85/4. Kế đến là dấu hiệu “Cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ” khi có ĐTB là 2,72.

Đáng chú ý, có đến 42 sinh viên rất thường xuyên cảm thấy “như bị ngã và vỡ ra từng mảnh” (ĐTB = 2,13), là một dấu hiệu của lo âu ở dạng bệnh lý. Như vậy, có thể thấy lo âu thể hiện ở các dấu hiệu về mặt cảm xúc và thể lý. Nhưng không phải sinh viên nào cũng nhận ra được là mình có lo âu về mặt tâm lý, câu trả lời của sinh viên đã làm rõ hơn nhận định này

“Cứ mỗi lần đến gần kì thi là em không kiểm soát được cảm xúc của mình, có hôm em còn nổi nóng vô cớ với bạn mình… đặc biệt là những môn khó không phải sở trường trước khi vào phòng thi em luôn cảm thấy bồn chồn… và đôi khi là muốn “tè” ra quần. Nhiều môn thi trình bệnh án em cứ lắp bắp mãi, mặt nóng lên mà không sao kiểm soát được…. sau này học môn tâm lý Y học em mới biết là mình có lo âu”

(SV D.T.T, ngành Y đa khoa năm 4)

“Mỗi lần đi xa em lại cảm thấy giống như tiêu hóa có vấn đề, cứ mắc tiểu và đau bụng liên tục. Ban đầu em được các anh nội trú chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích nhưng không phải…”

(SV H.T.T, ngành Y đa khoa năm 4) Một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề lo âu ở sinh viên đó là các phương pháp để giảm bớt lo âu. Bảng 3.3 cho thấy có đến 35,8% các bạn sinh viên cho rằng mình không bao giờ “Bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng” và 48,5% không thể “Thở ra, hít vào một cách dễ dàng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LO âu ở SINH VIÊN đại học y dược THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w