Phố Hồ Chí Minh
Có 206/400 SV nam tham gia trả lời phiếu điều tra, và 194/400 SV nữ. Kết quả bảng 3.4. cho thấy sinh viên nam có mức độ lo âu cao hơn sinh viên với ĐTB ở hai nhóm lần lượt là 51,27 so với 47,62. Theo kết quả nghiên cứu:
“Sức khỏe tinh thần của SV khoa Y tế công cộng và SV Điều dưỡng tại
Tp.HCM 2009” của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne cho thấy SV
nữ có khuynh hướng lo âu nhiều hơn SV nam. Nghiên cứu của nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Queensland thực hiện cũng có kết luận lo âu và trầm cảm ở nữ giới nhiều hơn nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này lại cho thấy SV nam lại có điểm số lo âu cao hơn SV nữ, có thể vì trong thời gian nghiên cứu này thực hiện cùng với đợt dịch đang xảy ra, số SV nam tham gia phòng chống dịch tại các tuyến đầu cũng nhiều hơn.
Bảng 3.4. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo giới tính
Điểm số lo âu
Ghi chú: (*) phép kiểm T
Với câu hỏi “thời gian vừa qua em có tham gia tình nguyện phòng chống dịch không?”. Chúng tôi nhận được các ý kiến sau
“ Em có tham gia tại bệnh viện thu dung 13, công việc của em là lấy
mẫu xét nghiệm và phụ các anh chị bác sĩ đến phòng khám cho bệnh nhân”
(SV D.T.T, ngành Y đa khoa năm 4) Hay ý kiến của SV khi được hỏi: “Em có tham gia đi chống dịch không? Và nếu có tham gia tình nguyện chống dịch, em có thấy lo lắng không? Và em lo lắng nhất là điều gì? Chúng tôi thu được câu trả lời như sau:
“Em đăng ký tham gia từ giữa tháng 7, dù là tình nguyện tham gia nhưng lo lắng là có rồi, thời gian đầu sau một ngày lấy mẫu rất mệt nhưng em lại không ngủ được vì em sợ mình không hoàn thành được công việc vì em đi lấy mẫu ở cộng đồng cùng với mấy anh chị ở y tế phường, em cũng sợ mình bị lây nhiễm nữa. Buổi tối tụi em hay nhắn tin cho nhau hỏi xem có bạn nào bị lây chưa, nghe có bạn bị rồi là em cũng không ngủ được. Em cũng sợ
mình bị lây dù là có mặc đồ bảo hộ”
(SV N.T.B.P, ngành Y tế công cộng năm 4)
Bảng 3.5. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo hộ khẩu
Điểm số lo âu
Ghi chú: (*) phép kiểm T
Kết quả bảng 3.5 cho thấy sinh viên sống tại TPHCM có mức độ lo âu cao hơn sinh viên tại các tỉnh khác với ĐTB lần lượt là 53,37 và 49,09; p=0,0081.
Khi đợt dịch COVID thứ 4 bùng phát vào đầu tháng 6/2021, trường ĐHYD đã bắt đầu cho SV học online, vì vậy số SV về quê để tránh dịch rất nhiều. Rút kinh nghiệm từ đợt dịch lần 3, vì không kịp về quê nên SV ở lại thành phố gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt cũng như là khó khăn về kinh tế. Khi dịch bùng phát, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Tỷ lệ người bệnh nặng, số lượng người phải nhập viện ngày càng nhiều và người bệnh tử vong được báo cáo cao lên từng ngày. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng tình trạng lo âu cho SV tại thành phố HCM. Khi được hỏi: “ Em có nghĩ gì khi thấy tình hình dịch hiện nay tại Sài gòn?”. SV N.T.H.T, ngành điều dưỡng, năm 2 cho biết “Em thấy lo lắm, vì nhà em có ông bà em lớn tuổi, ba em lại
vẫn phải đi làm, xung quanh nhà em lúc đó rất nhiều người bị F0, cả hẻm nhà em bị giăng dây. Em ngày nào cũng căng thẳng, không tập trung làm
việc gì được. Nhà em đóng cửa suốt ngày”.
Còn SV N.H.N., sinh viên ngành YTCC năm 2 cho biết: “ Em cảm thấy cuộc sống này thật mong manh, do em ở tại Sài gòn với bạn em, nhưng ba mẹ lại ở dưới quê, ngày nào mẹ em cũng gọi điện nhắc em phải cẩn thận. Bạn em là F0 đang điều trị tại bệnh viện thu dung số 6, bạn cùng phòng nên em rất lo sợ, may em xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng không biết ngày nào em có bị nhiễm hay không? Thời gian này em chỉ nghĩ đến Covid thôi, không nghĩ
được điều gì nữa”.
Bảng 3.6. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo dân tộc
Điểm số lo âu
Ghi chú: (*) phép kiểm T
Kết quả bảng 3.6 điểm trung bình lo âu của SV dân tộc Kinh là 49,71 và SV các dân tộc khác là 49,33 và không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Những năm gần đây, tỷ lệ SV các dân tộc khác (Chăm, Kh’me, Ê đê…) học tại Đại học Y dược ngày càng nhiều, ngoài các em có kết quả thi tốt trúng tuyển vào trường, còn có những em đi học theo hình thức cử tuyển, tức là các em đi học theo hình thức ưu tiên, con em đồng bào dân tộc, được tỉnh, thành phố cử đi học theo kinh phí do tỉnh, thành phố cử đi học tự trả. Với điều kiện sau này học xong các em phải quay về quê hương để làm việc, phục vụ. Vì vậy, các em đều có được sự hỗ trợ rất tốt về các chính sách trong sinh hoạt, từ chỗ ở, phí sinh hoạt hàng tháng nên các em chỉ việc tập trung vào việc học, không quá lo lắng về các vấn đề khác.
Bảng 3.7. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo việc làm thêm
Điểm số lo âu
Ghi chú: (*) phép kiểm T
Kết quả bảng 3.7 cho thấy hông có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số lo âu giữa nhóm sinh viên có làm thêm và nhóm sinh viên không làm thêm. Có thể do nghiên cứu được tiến hành khi dịch đang xảy ra nên việc đi làm thêm bị gián đoạn, các SV không đi lại đến nơi làm việc, vì vậy chưa ghi nhận tình trạng lo âu như thế nào. Còn các SV không đi làm thêm không có lo âu do phải đi làm thêm, ngay từ đầu các em SV không chọn việc đi làm vì nhiều lý do: gia đình chu cấp đủ kinh phí sinh hoạt, gia đình không cho đi làm thêm, chỉ tập trung cho việc học, SV phải tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường nhiều nên không có thời gian đi làm thêm, SV đang ở giai đoạn năm cuối sẽ tập trung vào việc học để tốt nghiệp nên sẽ không đi làm thêm. Chúng tôi ghi nhận mố ý kiến phàn hổi của SV như sau
“Trước dịch em có đi làm thêm thu ngân ở quán café Trung nguyên buổi tối, nhưng từ dịch đến nay em không đi làm nữa, nếu sau dịch ổn thì em mới làm lại, còn không em cũng không đi làm vì sang năm em học năm 3 rồi, em phải đi lâm sàng nên chắc không có thời gian để đi làm thêm”
(SV N.A.T, SV năm 2 ngành YHCT)
“Em không đi làm thêm vì em có tham gia các câu lạc bộ ở trường, em tham gia vào câu lạc bộ Tư vấn Sức khỏe Sinh Sản của trường nên cũng khá là bận, với lại ba mẹ em cũng không cho em đi làm thêm, muốn em tập trung vào việc học thôi. Sang năm nếu có thì em chỉ đăng ký làm gia sư thôi”
Bảng 3.8. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo ngành Dược ĐTB Điểm số lo âu
Ghi chú: (*) phép kiểm ANOVA, Tukey post hoc
Để tìm hiểu về lo âu của SV ĐHYD, chúng tôi tiến hành khảo sát 400 SV ở 5 khoa, kết quả khảo sát ở bảng 3.8 cho thấy SV khoa Y đa khoa có điểm trung bình lo âu cao nhất 55,1; tiếp theo là SV khoa Y tế công cộng và SV khoa Y học cổ truyền có điểm trung bình về lo âu lần lượt là 50,35 và 50,3. SV khoa Kỹ thuật y học - Điều dưỡng (68/400) có điểm trung bình lo âu là 48,17 và SV khoa dược có điểm trung bình lo âu là 45,60.
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy: SV Y đa khoa có điểm lo âu cao nhất, có thể hiểu như sau, SV Y đa khoa thời gian học nhiều hơn, chương trình học lý thuyết và thực hành nhiều, lịch thi liên tục và tính cạnh tranh và kết quả học tập là những áp lực khiến cho SV Y đa khoa có điểm trung bình lo âu cao hơn. SV dược có điểm trung bình lo âu thấp nhất, so với các ngành học khác trong khối ngành y dược, thời gian và áp lực học của ngành dược ít hơn so với khối ngành sức khỏe, không phải trực bệnh viện, thời gian học lâm sàng ở tại trường hoặc các nhà máy sản xuất dược, không liên quan trực tiếp bệnh nhân.
Bảng 3.9. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo năm học
ĐTB
Điểm
số lo âu 47,35
N3<N4: p=0,007 Ghi chú: (*) phép kiểm ANOVA, Tukey post hoc
Kết quả bảng 3.9 cho thấy điểm trung bình lo âu ở các năm học cũng có sự khác nhau. Năm thứ 4, điểm trung bình cao nhất 53. Đây là năm cuối cho hệ cử nhân ( Y tế công cộng, Kỹ thuật y học và điều dưỡng), SV chuẩn bị ra trường, tìm kiếm việc làm. Do tình hình dịch nên các em hạn chế phần đi lâm sàng ở bệnh viện, các sở y tế địa phương nên có phần lo lắng cho phần thi thực hành. SV y đa khoa đây là năm học các chuyên khoa lẻ (ung thư, huyết học, gây mê hồi sức, nội bệnh lý 2, nhi khoa 1,2, phụ sản 1, 2, da liễu; dược lý lâm sàng, chăm sóc sức khỏe ban đầu) , nên năm học này cũng gần như quyết định SV sẽ chọn chuyên ngành cho sau khi ra trường hành nghề. Nên thời gian học online có thể là trở ngại cho việc học của SV. SV khoa Dược sẽ chọn ngành (Dược lâm sàng, Dược liệu và Dược học cổ truyền, Kiểm tra chất lượng thuốc, Sản xuất và phát triển thuốc, Quản lý cung ứng thuốc). Các câu trả lời thông qua phỏng vấn định tính sẽ làm rõ hơn về đặc điểm năm 4 ảnh hưởng thế nào đến lo âu ở sinh viên. SV PAN, khoa Dược năm 4 cho biết
“Em cũng chưa biết sẽ học gì cho năm nay, vì vẫn học online, nhưng em phải chuẩn bị để đi thực hành, tình hình này không biết qua học kỳ 2 tụi em có đi không hay vẫn học trên lý thuyết, vì hiện tại thầy cô thông báo là chưa đi thực tập được vì các cơ sở thực hành chưa nhận sinh viên thực tập”
“Đáng ra đầu năm nay tụi em sẽ đi bệnh viện cho hết học kỳ 1 rồi về
đến bệnh viện, với lại em cũng đang ở quê chưa lên, em không biết năm nay tụi em thi tốt nghiệp sao nữa, em thấy lo quá”
(SV N.T.A, khoa Kỹ thuật y học và điều dưỡng, năm 4) Điểm trung bình lo âu của SV năm 2 và năm 3 gần bằng nhau, do vẫn còn học các môn chung, chưa liên quan đến các môn học chuyên ngành nên áp lực học tập chưa có nhiều. SV vẫn có nhiều thời gian để tham gia hoạt động ngoại khóa, giúp SV thoải mái hơn với chương trình học.
Bảng 3.10. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo nơi ở hiện tại Ký túc xá
ĐTB
Điểm số lo
âu
Ghi chú: (*) phép kiểm ANOVA, Tukey post hoc
Kết quả bảng 3.10 cho thấy những SV ở ký túc xá có điểm trung bình lo âu thấp nhất 46,12. SV trong thời gian ở lại ký túc xá được nhà trường hỗ trợ về sinh hoạt, gần như không có sự tiếp xúc với bên ngoài nên không có tình trạng SV bị F0, nên SV cũng yên tâm hơn. Sv chỉ thấy lo lắng là không biết khi nào tình hình dịch Covid sẽ ổn định để đi học hay đi bệnh viện.
“Ở ký túc xá em không lo về việc tiếp xúc bên ngoài vì ở đây không cho
người ngoài vào, bạn nào đi chống dịch là không được về ký túc xá, với lại em được tiêm đủ 2 mũi vaccine nên em cũng yên tâm hơn”
(SV N.V.N, ngành YTCC năm 2) SV ở cùng nhà cha mẹ hay ở nhà riêng hay ở nhà họ hàng đều có điểm trung bình lo âu cao hơn, có thể lý giải thời gian dịch Covid những SV này vẫn đang ở tại tp HCM nên thấy lo lắng vì sự lây nhiễm, xung quanh nhà hay
thậm chí trong nhà có người bệnh F0, hoặc các bạn không về nhà vì tham gia chống dịch nhưng không thể về nhà vì sợ lây nhiễm cho người nhà.
“Em ở lại phường chứ không về nhà vì em đang ở nhà với dì ruột của
em, em sợ nếu chẳng may em bị F0 rồi về nhà lây cho nhà dì, như vậy thì không tốt. Dì em cũng nói em về nhà rồi ở phòng riêng nhưng em thấy như vậy không tiện”
(SV H.A.V, ngành Y đa khoa năm 3) Những SV ở trọ có thể đã về quê để tránh dịch, không ở lại trong thời gian có dịch nên các SV này điểm trung bình lo âu là 49,35.
Bảng 3.11. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo nguồn hỗ trợ chính Bạn bè
ĐTB
Điểm
số lo 49,69
âu
Ghi chú: (*) phép kiểm ANOVA, Tukey post hoc
Kết quả bảng 3.11 cho thấy khi SV gặp trở ngại về tâm lý. Nếu có sự hỗ trợ tâm lý từ ngoài, Chuyên viên tâm lý, hay thầy cô hay bạn bè đặc biệt là sự hỗ trợ từ gia đình, SV có điểm trung bình lo âu thấp nhất. Dù là SV đại học, nhưng các em vẫn còn phụ thuộc vào sự trợ giúp từ gia đình, nhất là về kinh tế. Sự ủng hộ hay chia sẻ, lắng nghe của gia đình đều góp phần làm cho các em giảm bớt sự lo âu.
Câu hỏi: “Khi gặp khó khăn về cảm xúc hay suy nghĩ em thường chia sẻ với ai?” SV N.H.H., SV khoa dược năm 3 cho biết: “Dù em sống xa cha mẹ, nhưng e thường nói chuyện với mẹ, mẹ em cũng hay gọi điện nói chuyện với em. Khi ở nhà e cũng đã hay nói chuyện với ẹm rồi, nên khi gặp chuyện gì
“Em thường không chia sẻ với ai, em đọc sách hoặc xem facebook. Từ nhỏ đến giờ em ít khi nói với ai về chuyện cá nhân, em thấy khó nói chuyện đó. Với lại theo em ai cũng có chuyện để lo nên chưa chắc họ muốn nghe
chuyện của mình”
(SV N.T.A.N, ngành Y đa khoa năm 3) SV tự giải quyết vấn đề của mình có điểm trung bình lo âu cao nhất 51,35. Sự trở ngại tâm lý tìm người giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập, tình cảm hay cuộc sống làm tăng thêm những cảm xúc hay nhận thức tiêu cực của SV, cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng sự lo âu của SV.
Bảng 3.12. Thực trạng lo âu ở sinh viên theo điểm tích lũy Loại A
ĐT B
Điểm 59
lo âu
Ghi chú: (*) phép kiểm ANOVA, Tukey post hoc
Kết quả bảng 3.12 cho thấy SV có điểm tích lũy xếp loại A có lo âu cao nhất. Kết quả học tập là điều cần thiết và quan trọng để đánh giá xem mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng làm bài của sinh viên sau một thời gian học tập nhất định. Không phải sinh viên nào cũng có được thành quả như mình mong muốn. Đối với ngành Y, việc đánh giá này càng quan trọng hơn vì sau quá trình học tập, công việc mà sinh viên làm gắn liền với việc điều trị và chăm sóc sức khỏe, có khi cả tính mạng con người.
học sinh có kết quả học tập loại khá, giỏi ở bậc phổ thông. Cũng vì thế kết quả học tập ở ĐH luôn làm SV lo lắng. Kết quả học tập là sự thể hiện quá trình phấn đấu vì nhiều mục đích khác nhau: được nhận việc làm ngay sau khi ra trường, có cơ hội trở thành bác sĩ nội trú hay được giữ lại các khoa làm cán bộ giảng dạy… chính vì vậy, sinh viên luôn phải cố gắng học tập để đạt thành tích cao nhất có thể. Tuy nhiên, kết quả khảo sát nhận thấy: kết quả học tập của 400 SV khảo sát chiếm nhiều nhất là đạt loại B, C và D có điểm trung bình lo âu gần như nhau 49,28; 48,55; 49;59, SV đạt loại A có điểm trung bình lo âu cao nhất 59. SV có kết quả học tập xếp loại F lại có điểm trung bình lo âu thấp nhất 45,66 . Kết quả cũng cho thấy mức lo âu khác nhau.