Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các Công ty cung cấp dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẢNH HƯỞNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM hàn QUỐC tới đầu tư hạ TẦNG của các CÔNG TY LOGISTICS VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

vụ logistics

Chất lượng và giá dịch vụ quyết định khả năng cạnh tranh của DN cung cấp dịch vụ logistics. Nếu chất lượng dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, chắc chắn DN nội địa sẽ

có nhiều lợi thế hơn so với các DN nước ngồi. Hai tiêu chí này là tiêu chí hàng đầu để khách hàng lựa chọn nhà cung ứng logistics cho mình. DN phải nâng cao khả năng của mình trong việc đáp ứng yêu cầu của các chủ hàng về thời gian, chất lượng và giá dịch vụ.

Nhằm hướng tới mục tiêu tham gia vào hệ thống logistics toàn cầu, đối với các DN cung cấp logistics nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải nói riêng, để có thể cung cấp logistics theo đúng nghĩa, các DN Việt Nam cần phải: Hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong q trình vận tải; Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, nguồn nhân lực cần được nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng với việc hội nhập các DN cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác; Liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước và trên thế giới để tạo đầu ra thị trường ngoài nước và nâng cao khả năng chuyên môn của cán bộ để từ đó nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

Ngồi ra, dịch vụ logistics cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, của các DN và của tồn bộ nền kinh tế. Thêm vào đó, việc ký kết hiệp định VKFTA và gia nhập cộng đồng kinh tế chung AEC cũng sẽ đem lại cho các DN cung cấp dịch vụ logistics một sân chơi mới với nhiều thách thức và cơ hội, hơn bao giờ hết đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của bản thân các DN và sự hỗ trợ của Nhà nước, các bộ, ngành liên quan...

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần củng cố, mở rộng đại lý, xây dựng các đại lý độc quyền tiến tới đặt văn phòng đại diện phủ khắp cả nước và mở chi nhánh ở nước ngoài là những bước đi hết sức quan trọng để triển khai dịch vụ một cách nhanh chóng và chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp logistics cần tham gia vào Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam hay Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải để cùng nhau hoạt động và có thơng tin cần thiết trong ngành, giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh với các doanh

nghiệp nước ngồi khác có cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư lớn đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể học tập liên minh Thai Logistics Alliance (TLA)-một tổ chức có hơn 30 cơng ty logistics tham gia. Đằng sau liên minh này tất nhiên có sự ủng hộ tích cực của chính phủ Thái Lan và thực sự đây là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẢNH HƯỞNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM hàn QUỐC tới đầu tư hạ TẦNG của các CÔNG TY LOGISTICS VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w