Về định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics theo quan điểm của VIFFAS là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.
Trong chiến lược dài hạn, hiệp hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định
hướng, liên quan đến ngành logistics. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại, chương về logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xun hơn.
Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng (như tờ Việt Nam Logistics chẳng hạn) cho mình để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics Việt Nam. Các chương trình đào tạo sẽ được thơng báo rộng rãi đến các hội viên để tích cực tham gia và tổ chức đào tạo. VIFFAS sẽ cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho các hội viên để tham khảo. Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thơng báo cho Hiệp hội về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm cũng như mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế hoạch đầu tư con người để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao hơn. Đào tạo và chun mơn hóa lực lượng lo thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế. Xây dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi ở nước ngồi, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các cơng ty cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các cơng ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này.
Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường
mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập trước và sau WTO. Các giải pháp về nguồn nhân lực nói trên sẽ góp phần thúc đẩy kinh doanh giao nhận vận tải Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước vào thế kỷ 21 bằng chính đơi chân của mình, lạc quan và thắng lợi.
KẾT LUẬN
Những biến động trong thương mại quốc tế, với tác động đan xen của các FTA thế hệ mới trong đó có VKFTA và các rào cản thương mại, những bước tiến lớn về công nghệ, những xu hướng mới trong thương mại điện tử cùng các yêu cầu mới về bảo vệ mơi trường, phịng chống biến đổi khí hậu trong logistics đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dịng đầu tư quốc tế. Cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các cơng cụ hiện đại hóa đang thay đổi tồn bộ viễn cảnh ngành logistics tồn cầu. Đầu tư vào cơng nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tương lai. Những nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh về logistics, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành... đã cho thấy những kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua kết quả bảng xếp hạng Chỉ số năng lực logistics mà Ngân hàng Thế giới đánh giá khi Việt Nam được đánh giá ở vị trí 39/160 (tăng 25 bậc so với năm 2016), đứng đầu trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Với mục tiêu tăng cường đầu tư hạ tầng của các Công ty logistics trong trong bối cảnh triển khai VKFTA, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề như sau:
Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hiệp định thương mại tự do, logistics và phát triển hạ tầng logistics như: khái niệm, nội dung và phân loại các hiệp định thương mại tự do; khái niệm và bản chất của logistics, các dịch vụ và hạ tầng logistics chủ yếu.
Luận văn đã khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc VKFTA, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam: thực trạng các doanh nghiệp, trạng hệ thống cung ứng dịch vụ logistics của nền kinh tế, thực trạng kết cấu hạ tầng logistics, thực trạng môi trường cạnh tranh và cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam. Những phân tích và đánh giá này cho thấy mặc dù cò nhiều tiềm năng nhưng logistics Việt Nam vẫn ở trình độ phát triển thấp ở nhiều khía cạnh, các hoạt động dịch vụ diễn ra
nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chuyên nghiệp… nên hệ thống logistics chưa phát huy được vai trị của nó đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của VKFTA đến đầu tư hạ tầng logistics của các công ty logistics tại Việt Nam.
Luận văn cũng chỉ ra những yếu tố tác động của môi trường ảnh hưởng đến phát triển logistics trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn 2021 - 2025 (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức). Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển logistics ở Việt Nam trong bối cảnh triển khai VKFTA.