Vai trò của AFTA đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN

Một phần của tài liệu Khu-vực-thương-mại-tự-do-ASEAN-AFTA-và-thực-tiễn-hội-nhập-của-Việt-Nam-ts (Trang 78 - 81)

Vị trí và vai trò của AFTA đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN được thể hiện thông qua vai trò của AFTA với tư cách là yếu tố hạt nhân cấu thành nên một trong các trụ cột của AEC.

Như đã trình bày ở Mục 2.3.1, nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN bao gồm: 1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; 2) Khu vực kinh tế cạnh tranh cao; 3) Khu vực phát triển kinh tế đồng đều; 4) Khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu, trong đó, trụ cột đầu tiên là Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất được tạo thành bởi năm yếu tố: 1) Tự do thương mại hàng hoá; 2) tự do thương

mại dịch vụ; 3) tự do đầu tư; 4) tự do dòng vốn và 5) tự do di chuyển lao động lành nghề và hai nội dung quan trọng khác là Các lĩnh vực hội nhập ưu tiên và Lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp.

Trong số bốn trụ cột nói trên của AEC thì trụ cột Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất được coi là trụ cột hợp tác chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Không những vậy, trụ cột này còn là tiền đề và là điều kiện tiên quyết để thực hiện ba trụ cột còn lại. Các nội dung khác của Cộng đồng kinh tế ASEAN chỉ có thể được tiến hành hoặc/và tiến hành một cách có hiệu quả khi các quốc gia thành viên thực hiện tốt được nội dung này. Vị trí và vai trò này của Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất xuất phát từ những lý do cơ bản:

Thứ nhất, chỉ trên cơ sở hoàn thành mục tiêu xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, ASEAN mới có thể hướng tới mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế cạnh tranh cao. Bởi lẽ, một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất tạo điều kiện cho các nước thành viên và khu vực phân công lại lao động và sản xuất, qua đó, phân phối và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm chi phí và nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, trên cơ sở này, tạo ra tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực nói chung, các nước thành viên nói riêng.

Thứ hai, thông qua việc hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả của các thành viên, từ đó những thành viên chậm phát triển hơn sẽ có điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện, nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách với những thành viên phát triển hơn.

Thứ ba, việc hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cũng tạo điều kiện tốt nhất để ASEAN có thể hội nhập hiệu quả với phần còn lại của thế giới thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của toàn khu vực.

Với những ý nghĩa trên, có thể khẳng định, để xây dựng được Cộng đồng kinh tế ASEAN thì nhất thiết phải trên cơ sở một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Tuy nhiên, đ ể một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đư ợc hình thành thì nhiệm vụ trung tâm đối với ASEAN là đảm bảo được sự tự do di chuyển của hàng hóa thông qua việc xây dựng và thực hiện hiệu quả Khu vực thương mại tự do ASEAN. Nói cách khác, AFTA chính là yếu tố hạt nhân của một Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Vị trí và vai trò này của AFTA xuất phát từ những lý do sau:

Một là thông qua việc xóa bỏ những rào cản thương mại đ ối với hàng hoá, hàng hoá được sản xuất tại một nước này khi di chuyển sang một nước thành viên

khác giống như đang di chuyển trên chính thị trường nội đ ịa của nước mình. Kết quả là chi phí sản xuất giảm, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh được nâng cao, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên. Đến lượt mình, quá trình này cũng tác động ngược trở lại với quá trình tự do hóa thương mại, từ đó góp phần vào việc loại bỏ những rào cản đối với thương mại, phá vỡ tính phân mảng của thị trường các nước thành viên. Điều này sẽ tạo ra một thị trường thống nhất rộng lớn cho hàng hóa, nhà sản xuất và người tiêu dùng của các QGTV.

Hai là tự do hóa thương mại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố còn lại của sản xuất, từ dịch vụ cho tới đầu tư và lao động:

- Đối với dịch vụ, những tác động tích cực mà AFTA mang lại sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ tại mỗi nền kinh tế thành viên cũng như của cả ASEAN. Sự tăng trưởng của thương mại dịch vụ gắn chặt với sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế theo hướng vừa là kết quả, vừa là một trong những nhân tố tác động đến tăng trưởng. Việc tạo ra các dòng hàng hóa tự do trên cơ sở quá trình thực hiện những nội dung pháp lý của AFTA sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng thương mại giữa các nước, cộng với một thị trường chung rộng lớn mà trong đó, các rào cản bảo hộ nền sản xuất trong nước không còn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các thành viên. Kết quả của quá trình này sẽ kéo theo sự phát triển của thương mại dịch vụ.

- Đối với đầu tư, việc hình thành một khu vực thương mại tự do không chỉ liên quan đ ến vấn đ ề cắt giảm thuế quan và biện pháp phi thuế quan mà còn tạo ra những hiệu ứng quan trọng đ ối với môi trường đ ầu tư và hành vi của nhà đ ầu tư [20, tr. 78]. Một khu vực thương mại tự do được hình thành có thể thúc đẩy cả dòng đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài bởi các lý do: Một là việc hình thành AFTA đã làm giảm đáng k ể những “thiếu sót” trong môi trường đ ầu tư, sản xuất của các thành viên, từ đó thúc đ ẩy hoạt đ ộng kinh doanh của các nhà đ ầu tư; Hai là quá trình thực hiện các cam kết của AFTA, đặc biệt những cam kết về tự do hóa thuế quan sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn hơn với sức mua lớn hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư giữa các thành viên trong khu vực. Hơn nữa, dòng FDI lưu chuyển giữa các thành viên với nhau còn xuất phát từ mục tiêu tận dụng lợi thế về chi phí đầu vào của sản xuất, như chi phí lao động rẻ, giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu thấp….

- Đối với lao động, tác động tăng trưởng kinh tế do quá trình tự do hóa trong AFTA mang lại sẽ thúc đ ẩy sự mở rộng quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp,

vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi thị trường không bị giới hạn, vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Kết quả là nhu cầu đối với lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Đây chính là cơ sở cho việc nâng cao nguồn nhân lực và di chuyển lao động giữa các quốc gia.

Như vậy, AFTA chính là yếu tố hạt nhân để hình thành Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, qua đó tạo cơ sở xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong bối cảnh hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều đi ều kiện hợp tác kinh tế mới, Khu vực thương mại tự do ASEAN lại càng có một vị trí và vai trò đặc biệt. Trong các nội dung hợp tác kinh tế của ASEAN thì tự do hoá thương mại hàng hóa là nội dung được tiến hành trước tiên và hiện vẫn là nội dung liên kết thành công nhất trong các liên kinh tế nói riêng và liên kết trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN nói chung. Để xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng ASEAN thì ASEAN vẫn phải xuất phát từ nền tảng của AFTA để tăng cường liên kết kinh tế khu vực. Hơn nữa, AFTA còn là hạt nhân giữ vững sự gắn kết kinh tế nội bộ của ASEAN trước xu thế “ly tâm” ngày càng gia tăng của các thành viên trong khối và những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Khu-vực-thương-mại-tự-do-ASEAN-AFTA-và-thực-tiễn-hội-nhập-của-Việt-Nam-ts (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w