Đối với thể chế pháp lý của ASEAN

Một phần của tài liệu Khu-vực-thương-mại-tự-do-ASEAN-AFTA-và-thực-tiễn-hội-nhập-của-Việt-Nam-ts (Trang 125 - 127)

Về phương diện pháp lý, có thể nói rằng ATIGA và các văn bản kèm theo đã thiết lập một hệ thống các quy định hoàn chỉnh và tương đối hiện đại để vận hành AFTA, tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả thực thi những quy định này vẫn còn hạn

chế khi các thành viên không đảm bảo thực hiện các cam kết pháp lý theo đúng yêu cầu đặ t ra. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do ASEAN chưa có được một cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật thực sự hiệu quả.

Thứ nhất, thẩm quyền giám sát thực thi pháp luật của ASEAN quy định quá dàn trải. Theo đó, tất cả những cơ quan chính của ASEAN đều có thẩm quyền này, gồm Cấp cao ASEAN, Hội đồng điều phối, các Hội đồng Cộng đồng, các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng, Ban thư ký…. Nhưng thực chất, ngoài Tổng thư ký và Ban thư ký là những cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát thực thi các thỏa thuận của ASEAN, thì hoạt động giám sát của các cơ quan còn lại chỉ mang tính gián tiếp, thông qua việc xem xét các báo cáo do những cơ quan khác đệ trình. Cụ thể, Cấp cao ASEAN xem xét báo cáo của Hội đồng điều phối, Hội đồng điề u phối xem xét báo cáo của Tổng thư ký, các Hội đồng Cộng đồng và các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng. Đối với AFTA, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế (AEM), một trong những Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng của AEC sẽ xem xét báo cáo tình hình thực hiện AFTA do Hội đồng AFTA (một trong những thiết chế pháp lý của AFTA được thành lập theo các Hiệp định của AFTA) trực tiếp đệ trình, sau đó AEM sẽ lập báo cáo và đệ trình cho Hội đồng Cộng đồng kinh tế xem xét.

Thứ hai, cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật của ASEAN thiếu vắng các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả. Thẩm quyền đảm bảo thực thi pháp luật của các cơ quan ASEAN, kể cả các cơ quan có thẩm quyền chung hay các cơ quan chuyên ngành như Hội đồng AFTA được quy định chỉ dừng lại ở việc giám sát , theo dõi tiến độ hoặc rà soát quá trình thực hiện các hiệp định. Nói một cách rộng hơn, toàn bộ cơ chế đảm bảo thực thi và tuân thủ pháp luật của ASEAN chỉ bao gồm các nội dung được quy định một cách chung chung về theo dõi, giám sát việc thực hiện các thoả thuận. Trong Hiến chương cũng như tất cả các hiệp định của ASEAN, không có điều khoản nào ghi nhận thủ tục và các biện pháp đảm bảo thực thi, tuân thủ pháp luật tương tự như các biện pháp kinh tế và phi kinh tế do Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc hay Uỷ ban châu Âu áp dụng đối với quốc gia thành viên không thực thi đúng thỏa thuận hoặc không tuân thủ những khuyến nghị, khuyến cáo của các cơ quan có thẩm quyền đưa ra trong quá trình giám sát, theo dõi việc thực thi các cam kết của các quốc gia thành viên.32

32 Mặc dù ASEAN có Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại đư ợc quy định tại Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN 2004, tuy nhiên bản chất của cơ chế này thuần tuý là cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Theo đó, thủ tục và các

Để khắc phục những hạn chế và tồn tại này thì ASEAN cần thiết kế lại cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật của mình. Một là, thay vì quy định chung chung và dàn trải như hiện nay, ASEAN cần quy định chức năng đảm bảo thực thi pháp luật cho một cơ quan cụ thể hoạt động thường trực, với thẩm quyền được quy định một cách rõ ràng, từ giám sát quá trình thực hiện các thỏa thuận của mỗi quốc gia, đưa ra những khuyến nghị, yêu cầu cần thiết nhằm điều chỉnh khi có hành vi vi phạm cho đến áp dụng những biện pháp cưỡng chế bắt buộc trong trường hợp quốc gia liên quan không tuân thủ theo những yêu cầu và chấm dứt hành vi vi phạm…. Hai là, cần quy định cụ thể về thủ tục áp dụng, các hình thức khuyến nghị, các yêu cầu của cơ quan đảm bảo thực thi pháp luật, các biện pháp cưỡng chế đối với các quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết của mình. Về điều này có thể tham khảo cách quy định của Liên minh châu Âu về chức năng đảm bảo thực thi pháp luật của Uỷ ban châu Âu khi có vi phạm của các quốc gia thành viên (độc lập với chức năng giải quyết tranh chấp của Toà án châu Âu).

Một phần của tài liệu Khu-vực-thương-mại-tự-do-ASEAN-AFTA-và-thực-tiễn-hội-nhập-của-Việt-Nam-ts (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w