Đạo Tinh Linh là bước thứ hai của vật tổ; nó mang một tính chất mới: cá tính phản
ánh tính chất cá thể hóa của tài sản xã hội. Quan hệ giữa người và con tinh phản
giữa một nhóm người hay một người đồng nhất với con tinh, có uy quyền đối với thị tộc. Sự «sùng bái một bên xin, một bên ban» đồng nhất ấy thể hiện bằng đồng
cốt, một «lễ nhảy thiêng» trong đó các chiến sĩ hay gia trưởng tiếp thu được những
uy quyền của con tinh. Tôn giáo phản ánh quan hệ sản xuất và trở lại củng cố quan hệ sản xuất. Lễ tục đồng bóng có thể là lễ cá nhân để thăng cấp bậc trong hội
chẳng hạn, tục vứt của để gây uy tín (cho của cải hay phá của cải, lên mặt «ta đây
không cần»), do đó người làm lễ thu được một tính chất mới, có uy quyền thống
trị, nhất là có uy quyền tập trung của cải. Do đó sinh ra sự cạnh tranh giữa các hội,
các nhóm trong thị tộc, hay các thị tộc với nhau hoặc các tướng trong thị tộc với nhau, do đó nảy sinh ra quan hệ ngôi thứ (người nào vứt của nhiều, nhóm hay thị
tộc nào vứt của nhiều nhất sẽ làm chúa, và có quyền chiếm hữu của cải; người,
nhóm hay thị tộc nào không đáp lại được sẽ bị mất mặt, nhiều khi mất của cải và bị làm nô lệ nữa). Tôn giáo này xây dựng, bảo đảm và củng cố quyền tập trung
của cải.
[Trong đạo yêu tinh chưa có sùng bái, chỉ có lợi dụng sợ sệt, đồng hóa trong lễ
dâng.
- Tinh khác vật tổ ở: trừu tượng hơn, có cá tính, có ngôi thứ phản ánh thực tế xã hội, nó củng cố uy tín và cá nhân tù trưởng. Có sự tranh giành ngôi thứ.
- Những hình thức này hiện nay còn vết tích trong xã hội Việt Nam: mổ bò, mổ
trâu thết làng của bọn phong kiến, thi nhau mở đám, mở hội to.
- Trong thực tế, bọn tù trưởng lợi dụng uy tín của Tinh để chiếm đoạt của cải - do
đó có sức mạnh. Nhưng trong tư tưởng, người ta quan niệm ngược lại: nhờ đồng
hóa với Tinh nên hắn có sức mạnh và khả năng tập trung của cải.
Do đó, ý thức tập thể tập trung vào một số cá nhân. Nó có phần nào chân chính vì cá nhân đó có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, xây dựng sinh hoạt tập thể - cá nhân đó
tượng trưng cho cả tập thể. Những tư tưởng anh hùng tập thể ấy bị xuyên tạc đi,
những anh hùng ấy đã dùng đặc quyền để chiếm hữu của cải, biến thành anh hùng
cá nhân, như vinh dự chân chính biến thành anh hùng mơ hồ. Trong suốt những giai đoạn sau của lịch sử, tư tưởng anh hùng luôn phát triển cùng với những hình
ảnh tượng trưng cho anh hùng đó (từ gia trưởng, tộc trưởng tiến lên chúa, vua,
hoàng đế). Đồng thời con tinh ấy càng ngày càng được đề cao, song song [với] anh hùng (tinh của đơn vị nhỏ càng ngày càng phi thường, đặc biệt, tuyệt đối).
[- Tù trưởng đại diện cho sức mạnh của tập thể mang một mặt nạ để cướp của dự
trữ của thị tộc thành của riêng. Khả năng đó ở cái mặt nạ, mất đi, tù trưởng không
có quyền đó nữa.]
[- Vai trò anh hùng chân chính khi cá nhân đó dùng danh nghĩa ấy để làm việc cho
tập thể mình đại diện, những khi cá nhân đó làm việc cho cá nhân mình trong phạm vi danh nghĩa ấy thì vai trò anh hùng đã bị xuyên tạc.]