thôn, xóa đói giảm nghèo.
Chương trình 135 của Chính phủ thực hiện nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng nông thôn còn khó khăn. Nguồn lực cho chương trình từ ngân sách nhà nước, vốn ODA và vốn tư nhân. Giai đoạn 1998-2004, vốn ODA hỗ trợ cho chương trình này trên 150 triệu USD chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Cả nước xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25.000 công trình thiết yếu các loại, góp phần đáng kể thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân.
Bảng 2.2 Tỷ lệ nghèo quốc gia và thu nhập bình quân tại Việt Nam
Vốn ODA Tỷ lệ GDP bình
Năm giải ngân (triệu nghèo Quốc gia quân người
USD) (USD) 1993 413 58.1% 185 1998 1.242 37.4% 360 2002 1.528 28.9% 430 2004 1.650 24.1% 542 2006 1.785 18.0% 750 2007 2.176 14.7% 835 2008 2.253 14.4% 900
Nguồn: Bộ KH&ĐT - Tổng cục thống kê
Giai đoại 2 của chương trình 135 được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010, các nhà tài trợ đã ký kết tài trợ 274 triệu USD thông qua hình thức hỗ trợ ngân sách chung. Sau 3 năm triển khai, chương trình đã đầu tư xây dựng trên 8.200 công trình hạ tầng thiết yếu. Bên cạnh đó, chương trình 135 đã hỗ trợ sản xuất cho hơn 1 triệu nông dân với 2.300 tấn giống cây lương thực; trên 100.000 máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất; tổ chức tập huấn
khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho khoảng 210.000 lượt người.
Chương trình tín dụng hỗ trợ nghèo (PRSC) của WB đã hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng mạng lưới an sinh cho lao động dôi dư từ doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ mục tiêu giáo dục quốc gia; thiết lập quỹ chăm sóc y tế cho người nghèo cấp tỉnh. Kết quả vốn ODA đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ 58.1% năm 1993 xuống còn 14.4% năm 2008 và thu nhập bình quân đầu người được cải thiện rỏ rệt; tăng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ từ 56,1% năm 2001 lên 75% năm 2008.