Mô hình Harrod- Domar được công bố vào năm 1946. Mô hình này được Giáo sư kinh tế học Evsey Domar xây dựng trên cơ sở lý thuyết tăng trưởng (1939) của nhà kinh tế học Roy Harrod. Mô hình này chỉ mối quan hệ giữa tăng trưởng với nhu cầu đầu tư , tỷ lệ đầu tư cần thiết để đạt được tỷ lệ tăng trưởng đã đặt ra.
Công thức mô tả:
g= s / k
Trong đó: g là tốc độ tăng sản lượng s là tỷ lệ tiết kiệm
k là tỷ lệ gia tăng vốn- sản lượng
Với mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hệ số k (Icor) hiện tại, tỷ lệ đầu tư cần thiết được xác định: i* = s* = g*.k
So sánh i* với s ta có: (i*-s) là khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư với tiết kiệm để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Giả sử mục tiêu tăng trưởng là g =8%, tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm hiện tại s = 10%, hệ số Icor không đổi là 2. Khi đó nền kinh tế cần tỷ lệ đầu tư cần thiết là:
i* = s* = g*.k= 8%*2 = 16%
Khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư với khả năng tiết kiệm hiện tại (i* - s) là 6%. Tăng tiết kiệm trong nước hoặc giảm hệ số Icor làm giảm khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng về vốn để đạt được tỷ lệ tăng trưởng mong muốn. Tuy nhiên, tăng tiết kiệm trong nước hoặc giảm hệ số Icor đều không dễ thực hiện trong thời gian ngắn đặc biệt đối với các quốc gia nghèo. Nên việc thu hút và sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài là cần thiết cho sự tăng trưởng mong muốn của các nước đang phát triển. Vốn nước ngoài chủ yếu là vốn ODA và vốn FDI. Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) chảy vào các
nước ngoài còn nhỏ bé thì nguồn vốn ODA rất có ý nghĩa với các nước đang phát triển để tăng cường đầu tư phát triển kinh tế.