Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pps (Trang 67 - 69)

LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3.3.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thực hiện đúng tiến độ của Đề án 112 cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là đổi mới hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng. Khi sửa luật NHNN vào năm 2008, cần quy định chi tiết rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ của Thanh tra Ngân hàng để đảm bảo Thanh tra Ngân hàng có được thực quyền lớn hơn và giảm thiểu những tác động ngược chiều của quy định dưới luật về thanh tra mà dễ làm phương hại đến tính độc lập và quyền lực của Thanh tra Ngân hàng.

Thanh tra Ngân hàng cần được trao quyền lớn hơn trong việc xử lý vi phạm pháp luật. Luật NHNN cần quy định rõ Thanh tra Ngân hàng có quyền không chỉ được kết luận, kiến nghị mà trực tiếp xử lý vi phạm các chuẩn mực về an toàn và pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Về cơ cấu tổ chức Thanh tra ngân hàng, Luật NHNN không nên quy định cụ thể vấn đề này mà giao cho Chính phủ để đảm bảo tính linh hoạt phù hợp với cơ cấu tổ chức của NHNN trong tương lai. Tuy nhiên cần đảm bảo bộ máy của Thanh tra Ngân hàng được tổ chức thành hệ thống khép kín, thống nhất từ trung ương đến các chi nhánh tỉnh, thành. Thanh tra ở chi nhánh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ Thanh tra Ngân hàng Trung ương. Nhiệm vụ Thanh tra ở Trung ương và Thanh tra ở chi nhánh do Thống đốc quy định.

Thanh tra Ngân hàng phải là cơ quan xây dựng, ban hành các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng; điều kiện về cấp giấy phép hoạt động ngân hàng. Thanh tra Ngân hàng cần được uỷ quyền cấp và rút giấy phép hoạt động ngân hàng khi tổ chức có hoạt hoạt động ngân hàng vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an toàn và pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Cần phân định, phân cấp uỷ quyền trách nhiệm cụ thể giữa Trung ương và địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra đối với các TCTD nói chung và các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương trong công tác thanh tra.

Sửa đổi, ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong một khía cạnh nào đó phải coi hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD là một chốt kiểm soát của Thanh tra Ngân hàng, do đó cần phải quy định rõ mối quan hệ của tổ chức này với Thanh tra Ngân hàng ở các địa phương và Trung ương. Đặc biệt là trong việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, cơ chế phối hợp về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát vì mục tiêu chung là an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ, Cục tiếp tục hoàn chỉnh bộ mã chỉ tiêu thống kê và chương trình giám sát từ xa để Thanh tra Ngân hàng, nhất

là Thanh tra chi nhánh, có thể khai thác được các thông tin từ chế độ báo cáo thống kê. (Hệ thống báo cáo thống kê 1747 hiện đang rất đồ sộ và tốn kém, nhưng đối với các chi nhánh NHNN hầu như chỉ phục vụ phòng Tổng hợp và Quản lý các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pps (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w