Chức năng, nhiệm vụ củaThanh tra Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pps (Trang 28 - 31)

Pháp lệnh Thanh tra và hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời cùng với việc ban hành một loạt các văn bản pháp lý, pháp quy khác của Nhà nước đã khẳng định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng nói riêng. Bởi vì “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước” và hoạt động thanh tra nhằm “… góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Đối với Ngân hàng Nhà nước thì “Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là tổ chức thanh tra chuyên trách của Ngân hàng Nhà

nước trong hệ thống Thanh tra Nhà nước, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra”. Như vậy, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là một chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về Ngân hàng.

Sau khi luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng ra đời phù hợp với hoàn cảnh mới của hoạt động ngân hàng, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng cũng cần phải được xác định lại cho phù hợp với tình hình mới. Những nội dung về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng sau khi có hai luật về Ngân hàng bao gồm:

- Thanh tra Ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thống nhất thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thanh tra Ngân hàng có con dấu riêng.

- Đối tượng của Thanh tra Ngân hàng bao gồm: tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng; hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Mục đích hoạt động của Thanh tra Ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nội dung hoạt động của Thanh tra Ngân hàng gồm:

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, việc thực hiện các hoạt động được quy định trong giấy phép hoạt động Ngân hàng.

+ Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về tiền tệ, và hoạt động Ngân hàng;

+ Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động Ngân hàng; Tham mưu giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng.

- Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Ngân hàng:

+ Hoạt động của Thanh tra Ngân hàng phải tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời;

+ Hoạt động của Thanh tra Ngân hàng không chịu sự can thiệp trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng:

+ Thực hiện việc giám sát thường xuyên và tiến hàng các cuộc thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, nhằm phát hiện ngăn chặn các vi phạm; kiến nghị biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.

+ Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý: đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; đình chỉ một số hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;

+ Xử phạt theo thẩm quyền và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính ngoài thẩm quyền trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;

+ Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tổ chức kiểm toán vào kiểm toán tổ chức tín dụng.

+ Được bảo lưu ý kiến, nếu thủ trưởng cơ quan Ngân hàng Nhà nước cùng cấp không nhất trí với kết luận của Thanh tra Ngân hàng, đồng thời phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật về thanh tra;

+ Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành Ngân hàng; tham mưu cho Thống đốc ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo, kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật trong ngành Ngân hàng.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức, thuộc hệ thống Thanh tra Ngân hàng;

+ Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và nghiệp vụ công tác thanh tra trong ngành Ngân hàng;

+ Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Pháp lệnh Thanh tra và các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

Một phần của tài liệu Đề tài: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pps (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w