của Đảng về mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Có thể thấy rằng, trong hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Đảng ta đã đạt được những thành tựu cơ bản. Bên cạnh những thành tựu cơ bản đạt được đó, Đảng cũng đã nhận thấy những thiếu sót, bất cập trong vấn đề đổi mới cần phải khắc phục. Trong quá trình đổi mới đó, có thời điểm tiến trình đổi mới diễn ra chưa thực sự mạnh mẽ, kiên quyết, triệt để, có khi còn bị chững lại ở một vài thời điểm.
Từ Đại hội VI của Đảng cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã có nhiều bước tiến rất rõ trong quá trình đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đây được xem là điểm khởi đầu, điểm đột phá tạo tiền đề quan trọng cho những hoạt động thực tiễn sau này của Đảng. Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì những đòi hỏi và yêu cầu đối với công tác đổi mới tư duy (đặc biệt là tư duy kinh tế) được đặt ra vô cùng cấp bách. Trên thực tế, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong đổi mới tư duy kinh tế. Song công tác đổi mới cũng còn không ít những mặt hạn chế, yếu kém so với yêu cầu của đất nước. Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, chuyển sang cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, chính việc mở rộng quan hệ quốc tế và chuyển sang cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa cũng tồn đọng những vấn đề tiêu cực, cụ thể như sau: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn có cơ hội cấu kết và tìm mọi cách chống phá Việt Nam dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau… Bên cạnh đó, trong quá trình đổi
mới tư duy có thể thấy nhận thức về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhìn chung mới chỉ dừng lại ở những nét khái quát chung; có nhiều vấn đề đặt ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước chưa có lời giải đáp hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục. Nhiều cán bộ đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn, hiểu biết về Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa thực sự sâu sắc, còn có những mặt lệch lạc, phương pháp tư duy vẫn chưa vươn tới tầm biện chứng, nhiều khi còn mang tính giáo điều, máy móc. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tiễn kinh tế- xã hội, nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì yêu cầu chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới tư duy (đặc biệt là tư duy về kinh tế) là hết sức cấp bách.
Đổi mới tư duy lý luận về mô hình kinh tế là một quá trình lâu dài diễn ra không phải trong một chốc một lát, quá trình đổi mới sẽ phải trải qua không chỉ thành công mà còn những thất bại. Mặt khác, trước những thất bại hay những khó khăn, thử thách đó, thực tiễn đòi hỏi tư duy phải luôn có sự tìm tòi sáng tạo, phải luôn có sự đổi mới, trước hết là phải đổi mới cách thức, phương pháp tư duy, cách tiếp cận đối tượng. Từ những thực tiễn khó khăn nêu trên trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng, có thể rút ra những giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực tư duy thông qua việc học tập triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đẩy mạnh việc truyền bá, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ và nhân dân, tạo sự thống nhất về nhận thức và quan điểm, tạo tiền đề cho việc đổi mới tư duy là vấn đề cơ bản, quan trọng, cần tiến hành ngay của Đảng.
Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cách mạng Việt Nam, vì vậy việc nâng cao năng lực tư duy (đặc biệt tư duy về kinh tế) cũng phải dựa trên nền tảng
tư tưởng ấy, đổi mới tư duy phải bắt đầu từ đổi mới nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu mọi cấp, mọi ngành phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác phải xuất phát từ thực tiễn phát triển đất nước để tìm ra quy luật vận động của cách mạng nước ta, xác định con đường phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã tạo điều kiện cho những thế lực thù địch tấn công, bôi nhọ chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm sụp đổ nền tảng khoa học trong đường lối phát triển của đất nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin trong tình hình mới đòi hỏi phải có sự đánh giá khách quan những giá trị đích thực, căn bản, có ý nghĩa lâu dài của học thuyết đó. Mặt khác, cần tiếp tục bổ sung những nhận thức mới làm phong phú thêm học thuyết Mác- Lênin bằng những giá trị mới. Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, toàn diện hệ thống những quan điểm về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa... nhằm vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Người, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, và xây dựng Nghị quyết của Đảng ta. Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ làm cho các vấn đề về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội... được nghiên cứu sâu sắc hơn.
Bước sang thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta cần tiếp tục truyền bá và giáo dục sâu rộng hơn nữa chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực chính trị- xã hội cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để đưa đất nước vượt qua được khủng hoảng kinh tế, xã hội, ổn định và phát triển bền vững. Chúng ta có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu lịch sử triết học, triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trong thời đại ngày nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Kết quả và mục đích của việc nghiên cứu đó chính là bồi dưỡng thế giới quan duy vật, rèn luyện tư duy biện chứng và nâng cao năng lực phương pháp luận chung cho mỗi người, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa chủ nghĩa chủ quan, bảo thủ, siêu hình trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi đã hiểu rõ triết học Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng nhìn ra được xu hướng phát triển, nhìn ra những khó khăn và cách giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có thể nói việc nâng cao năng lực tư duy thông qua việc học tập triết học Mác, Lenin và tư tưởng hồ Chí Minh cũng như việc truyền bá giáo dục chính trị cho các bộ Đảng viên là một trong những việc làm cấp thiết và quan trọng nhất trong thực tế xã hội ngày nay. Việc này giúp củng cố lòng tin vào Chủ nghĩa xã hội cho cán bộ, Đảng viên và toàn thể người dân Việt Nam. Một khi có lòng tin vào Chủ nghĩa xã hội, vào con đường phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội thì con người mới quyết tâm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Khi người dân đã hiểu rõ triết học Mác, Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì bước tiếp theo Đảng ta cần làm đó là đổi mới cũng như thay đổi những mô hình kinh tế không còn phù hợp với tình hình hiện nay và những mô hình làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Tạo điều kiện tối ưu cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế của mình. Có thể thấy các cán bộ, các nhà khoa học ở nước ta còn giữ thói quen ngại tranh luận, ngại nêu ý kiến của mình. Chính vì vậy, nền kinh tế nước ta khó phát triển được do thiếu những ý kiến đóng góp, những sáng tạo đột phá. Chính vì vậy, việc khuyến khích mở rộng dân chủ là việc làm quan trọng trong vấn đề đổi mới tư duy lý luận của Đảng về mô hình kinh tế ở Việt Nam.
Thứ hai, dân chủ hoá đời sống kinh tế- xã hội.
Dân chủ hoá đời sống kinh tế tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như các hình thái ý thức xã hội nói chung và năng lực tư duy nói
riêng. Việc Nhà nước ta xoá bỏ độc quyền kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước là một bước cởi trói cho các thành phần kinh tế và tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Dân chủ hoá đời sống kinh tế có tác dụng tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, giữa các thành phần kinh tế, môi trường, có tác dụng thanh lọc những doanh nghiệp yếu, thường có thói quen dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới cách nghĩ, cách làm, phải thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, và cách thức quản lý nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt với mức giá cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học; còn các nhà khoa học cũng có thêm những đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ sản xuất. Trước những đòi hỏi của nền sản xuất xã hội, các nhà khoa học cũng phải thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và năng lực tư duy khoa học. Mặt khác, yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất xã hội được dân chủ hoá cũng buộc tất cả mọi người phải thường xuyên đổi mới cách nghĩ cách làm, không ngừng học tập và cập nhật thông tin để nâng cao trình độ mọi mặt. Tất nhiên, để làm được việc này trong một nền kinh tế dân chủ và năng động họ phải nâng cao năng lực tư duy khoa học. Bởi vì năng lực tư duy khoa học giúp người ta sử dụng các tri thức một cách hiệu quả nhất để tìm ra được phương án giải quyết vấn đề tối ưu nhất cho những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.
Trong thời kỳ bao cấp, người ta luôn bằng lòng với cách làm cũ, thói quen cũ mà vẫn hoàn thành kế hoạch, nên chẳng cần gì đến việc nâng cao năng lực tư duy khoa học. Nói rộng hơn, trong một nền kinh tế độc quyền khép kín, thiếu dân chủ thì không đòi hỏi nhiều đến khoa học và năng lực tư duy khoa học, tư duy khoa học thiếu đi môi trường nuôi dưỡng và kích thích và hậu quả tất yếu là ở đó năng lực tư duy khoa học rất khó phát triển. Từ khi đổi mới đến nay, sự năng động của các doanh nghiệp, sự dân chủ hoá từng bước hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển
và cùng với nó là trình độ và năng lực tư duy khoa học của đa số công dân cũng được nâng cao.
Cùng với việc dân chủ hoá đời sống kinh tế, yêu cầu dân chủ hoá đời sống tinh thần cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực tư duy khoa học của mọi người nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Tất nhiên, việc dân chủ hoá đời sống tinh thần cũng phải tuân theo nguyên tắc phục vụ những mục tiêu kinh tế và chính trị của đất nước. Việc dân chủ hoá đời sống tinh thần tạo ra một không khí bình đẳng trong các tranh luận nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, ở đó các nhà khoa học, lý luận và các cán bộ lãnh đạo quản lý có quyền tự do trao đổi về những vấn đề mới nảy sinh và đưa ra những cách làm mới, những quan điểm, tư tưởng mới. Môi trường dân chủ sẽ giúp cho việc tổng kết và đánh giá thực tiễn khách quan hơn, các vấn đề được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau, nên sẽ mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về thực tiễn giúp cho việc bổ sung và điều chỉnh lý luận phù hợp hơn với thực tiễn. Nói chung, việc tạo ra một bầu không khí dân chủ trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy khoa học của các nhà khoa học xã hội. Bởi vì, bầu không khí dân chủ một mặt, cho phép họ có quyền thẳng thắn nói, viết ra những suy nghĩ của họ; mặt khác nó tạo ra môi trường bình đẳng cho sự tranh luận khoa học, tạo điều kiện cho việc tìm ra chân lý.
Nước ta chưa có truyền thống dân chủ, trong công tác lý luận vẫn có tình trạng thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Khi mọi người chưa có thói quen tranh luận, nhất là với cấp trên, thì việc khuyến khích mở rộng dân chủ là một điều kiện quan trọng góp phần nâng cao năng lực tư duy khoa học cho tất cả mọi người. Môi trường dân chủ thể hiện tinh thần làm việc khoa học khách quan, nghiêm túc, trân trọng và tạo điều kiện ủng hộ cho những suy nghĩ mới ra đời và phát triển, miễn sao chúng là đúng đắn và có tác dụng tích cực cho sự phát triển của đời sống. Tư duy khoa học cần một môi trường thực sự dân chủ để phát triển. Hiện nay đang là thời đại bùng nổ
thông tin thì quyền được biết thông tin cần được coi là một trong những quyền cơ bản của con người. Dân chủ hoá đời sống tinh thần của xã hội, cũng đòi hỏi sự dân chủ hoá thông tin, mọi người đều có quyền biết những thông tin “cần thiết” để có thể suy nghĩ độc lập và lựa chọn hành động phù hợp.
Trên thực tế, quyền được tìm hiểu các thông tin chính xác của các nhà khoa học ở nước ta hiện nay cũng còn những hạn chế. Vẫn còn có tình trạng các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học không được tiếp xúc với các nguồn thông tin cần thiết với lý do là thông tin mật, không phổ biến, nhưng các nhà khoa học rất cần phải nắm bắt được các thông tin chân thực, vì những quyết định hay giải pháp của họ đưa ra ảnh hưởng đến nhiều con người trong xã hội.
Việc tiến hành dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội có thể coi là bước đột phá giúp mô hình kinh tế của nước ta phát triển hơn. Tuy nhiên, một khi tiến hành dân chủ hóa, do được tự do tìm tòi, tự do phát biểu, đưa ra những sáng kiến mới nên có thể có trường hợp có những ý kiến của cá nhân đi ngược lại đường lối, quan điểm của Đảng và nhà nước. Chính vì vậy, khi tiến hành dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội cần thực hiện, quán triệt tốt quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam nhất là vấn đề đổi mới kinh tế.
Thứ ba, cần thực hiện tốt đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản