Nghiên cứu xây dựng cơ chế về tổ chức bộ máy cho Ủy ban Kiểm tra các cấp bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm theo yêu cầu đề ra

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 134 - 136)

- Tạp chí Kiểm tra

ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ

4.2.1.1. Nghiên cứu xây dựng cơ chế về tổ chức bộ máy cho Ủy ban Kiểm tra các cấp bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm theo yêu cầu đề ra

tra các cấp bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm theo yêu cầu đề ra

Một là, tiếp tục nghiên cứu mơ hình tổ chức UBKT các cấp do đại hội đảng

cùng cấp bầu, vấn đề này đã được đặt ra và thảo luận ở các kỳ đại hội từ nhiệm kỳ VII, song vẫn chưa đủ thuyết phục để thực hiện việc UBKT đại hội cùng cấp bầu. Lý do chủ yếu là một số người “sợ” nếu UBKT do đại hội đảng cùng cấp bầu sẽ xuất hiện hai cơ quan lãnh đạo (quyền lực) song song, dẫn đến hiệu quả lãnh đạo bị hạn chế, nhưng cứ để cấp ủy bầu như hiện nay, bên cạnh những ưu điểm, đã bộc lộ những điều chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới.

Nhiều ý kiến chuyên gia bầy tỏ đồng tình cao việc UBKT do đại hội cùng cấp bầu thì hoạt động mới có tính độc lập tương đối với cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật theo quy định Điều lệ Đảng, nhất là trong tình hình hiện nay có nhiều tác động mặt trái của cơ chế thị trường và tồn cầu hóa, sự tha hóa về quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” đang gia tăng, cần ngăn chặn, đẩy lùi.

Một số ý kiến chuyên gia nêu vấn đề đại hội cùng cấp bầu UBKT không phải là phát hiện mới mà từ năm 1923 Đảng Cộng sản Nga và sau là Đảng Cộng sản Liên Xô đã thực hiện theo ý kiến của Lênin. Đến thời Stalin đã bỏ việc đại hội cùng cấp bầu UBKT và thay vào đó là bầu Ban giám sát Trung ương nhưng lại hạ thấp chức năng và quyền hạn thành cơ quan giám sát tài chính và giám sát các tổ chức đảng cấp dưới như một cơ quan giúp việc của UBKT Trung ương.

Qua nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc cho thấy: UBKT kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc Đại hội đảng cùng cấp bầu và chịu sự lãnh đạo song trùng của UBKT kỷ luật cấp trên và cấp ủy cùng cấp đã được nêu phần kinh nghiệm PCTN của Trung Quốc.

Do vậy dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nguy cơ tham nhũng, tha hóa quyền lực, suy thoái và nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên; với ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của công tác kiểm tra, giám sát, trong điều kiện một Đảng Cộng sản cầm quyền ở nước ta hiện nay, thì UBKT do đại hội đảng bầu, nó bảo đảm đủ sức canh giữ cho sự trong sạch của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. (Nội dung này đã có đề xuất ý kiến

chuyên gia theo Phụ lục đính kèm). Tuy nhiên, trong vấn đề này cần phải nghiên

cứu thận trọng, nhất là về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ mày và cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa cấp ủy với UBKT bảo đảm phù hợp.

Hai là, nghiên cứu hợp nhất ba cơ quan: cơ quan UBKT với cơ quan nội chính

của Đảng và cơ quan Thanh tra của Nhà nước thành: Ban Kiểm tra - Thanh tra - Kỷ luật. Việc hợp nhất cơ quan UBKT với cơ quan Thanh tra đã được bàn luận trong thời gian gần đây. Có thực tế Ban Kiểm tra của Đảng và cơ quan Thanh tra Nhà nước có thời kỳ do một người đứng đầu (năm 1951 tại hội nghị Trung ương lần thứ nhất,

khóa II, Trung ương phân cơng đồng chí Hồ Tùng Mậu, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng kiêm Tổng Thanh tra Chính phủ và sau này đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng kiêm Tổng Thanh tra Chính phủ). Việc hợp

nhất các cơ quan này đang thực hiện thí điểm mơ hình ở một số đơn vị cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố để nghiên cứu mở rộng thực hiện diện rộng phạm vi toàn quốc.

Một số chuyên gia đề nghị nghiêm cứu hợp nhất cơ quan UBKT với cơ quan Nội chính của Đảng và cơ quan Thanh tra của Nhà nước thành một cơ quan thống nhất, vì cơ quan nội chính có chức năng tham mưu trực tiếp với cấp ủy về chủ trương và chính sách lớn về lĩnh vực nội chính, PCTN và hiện nay cơ quan nội chính được xác định là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương, bên cạnh đó cơ quan nội chính cũng có khó khăn trong việc hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ PCTN, lãng phí và kiểm sốt quyền lực.

Mặt khác Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Nghiên cứu

thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ...Tiếp tục kiện tồn tổ chức, bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh PCTN, lãng phí...”. Do vậy việc hợp nhất ba cơ quan này là phù hợp, có nhiều

điểm tương đồng về chức năng nhiệm vụ, nhất là về cơng tác PCTN, lãng phí và kiểm sốt quyền lực, mà thực chất là phịng, chống sự tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” trong bộ máy nhà nước với tên gọi sau khi hợp nhất là: Ban Kiểm tra - Thanh tra - Kỷ luật.

Trên cơ sở đó xây dựng tổ chức và quy chế hoạt động, luật hóa những nội dung về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ban Kiểm tra - Thanh tra - Kỷ luật các cấp theo đúng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, nhằm tăng cường vị thế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra trong PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực. (Nội dung này đã có đề xuất ý kiến chuyên gia theo Phụ lục đính kèm).

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w