- Tạp chí Kiểm tra
ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ
4.2.3.3. Thực hiện xử lý nghiêm minh những cá nhân tham nhũng theo kỷ luật của Đảng và quy định, pháp luật của Nhà nước
luật của Đảng và quy định, pháp luật của Nhà nước
Thứ nhất, xử lý hành vi tham nhũng theo kỷ luật của Đảng đối với đảng viên vi
phạm. Bộ Chính trị ban hành Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 (Quy định số 102) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Để thực hiện Quy định số 102 UBKT Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW, ngày 22/3/2018 (Hướng dẫn 04) hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Theo đó tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Hình thức kỷ luật đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo. Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Đối với hành vi tham nhũng việc xử lý được thực hiện theo Quy định số 01 của Bộ Chính trị gồm các hình thức sau: Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, bố trí lại cơng tác đối với đảng viên có hành vi tham nhũng chưa đến mức xử lý hình sự. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng. Chuyển cơ quan tư pháp vụ việc tham nhũng để xử lý và yêu cầu các cơ quan này thông báo kết quả giải quyết cho cấp ủy, UBKT biết để xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng theo thẩm quyền.
Thứ hai, xử lý nghiêm minh những cá nhân tham nhũng, bao che tham
nhũng. Kỷ luật kịp thời, nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng, nhất là người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng khơng chủ động phát hiện, xử lý; những người bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng; hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Khắc phục tình trạng chỉ xử lý kỷ luật hành chính.
Luật phịng, chống tham nhũng năm 2005 đã có quy định về xử lý tham nhũng. Trong đó, đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự bao gồm: người có hành vi tham nhũng; người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng; người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Như vậy, đối tượng có thể bị xử lý liên quan đến việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTN rất đa dạng. Đối với cán bộ, cơng chức, viên chức thì hình thức xử lý phổ biến đối với họ (nếu chưa đến mức xử lý hình sự) là việc áp dụng các hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thơi việc và xử lý hình thức kỷ luật đảng tưng ứng đối với người là đảng viên hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu nghiêm trọng.
Luật PCTN năm 2005 đã quy định về xử lý tài sản tham nhũng: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng; tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Nghị quyết Trung ương 3 khóa X nêu: “Trừng trị nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Qui định này góp phần làm cho việc đấu tranh chống tham nhũng có ý nghĩa thực tiễn, tránh tình trạng chỉ xử lý được người có hành vi tham nhũng cịn tài sản bị tham nhũng chiếm đoạt lại không thu hồi được.
Đảng, nhà nước cung đã áp dụng chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng.
Cơ chế xử lý tham nhũng với các biện pháp nêu trên, bên cạnh những biện pháp có tính chất trừng trị đối với người có hành vi tham nhũng cịn những biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng, biện pháp phòng ngừa, triệt tiêu điều kiện tham nhũng như: các hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm một số nghề nhất định có thể làm nảy sinh tham nhũng trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể khẳng định vai trị tích cực của các biện pháp xử lý trong đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng nhất là với các đối tượng có hành vi tham nhũng. Những biện pháp này không chỉ đáp ứng yêu cầu đấu
tranh, xử lý tham nhũng trước mắt mà cịn có tác dụng lâu dài, có ý nghĩa phịng ngừa sâu sắc đối với tham nhũng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, xử lý tội tham nhũng chưa nghiêm, khơng đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tham nhũng năm sau lại cao hơn năm trước, quy mơ tham nhũng lớn hơn…Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý nghiêm minh các vi phạm tham nhũng, như:
+Xây dựng chế tài bắt buộc phải xử lý kỷ luật nghiêm minh khi vi phạm tham nhũng; xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh cả về trách nhiệm vật chất, chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào khi tham nhũng bị phát hiện và xử lý. Những cán bộ, đảng viên qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng thì phải chuyển ngay cho cơ quan pháp luật khởi tố điều tra, không để xử lý nội bộ, khi kết luận có tội thì truy tố, xét xử; làm rõ đến đâu xử lý đến đó. Dù cơ quan pháp luật chưa kết luận được, cấp ủy vẫn phải xem xét kỷ luật đảng, cân nhắc bố trí cơng việc khác cho phù hợp, khơng để xử lý nội bộ để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những cán bộ, đảng viên làm giàu bất hợp pháp, khơng chứng minh được nguồn làm giàu thì cũng phải truy tố.
+ Thể chế hoá việc xử lý tài sản tham nhũng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng tài sản tham nhũng nhiều hơn nhưng thu hồi lại ít hơn, thời gian thu hồi kéo dài, thủ tục phức tạp…là những quy định về thu hồi tài sản tham nhũng vẫn chưa đủ và chưa cụ thể để hình thành một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng một cách có hiệu quả. Đến nay, có đến gần 80% tài sản bị tham nhũng chưa được thu hồi. Đây là thách thức lớn cho nỗ lực phòng chống tham nhũng của các cơ quan nhà nước. Tài sản tham nhũng bị tẩu tán, khơng kiểm sốt, khơng thu hồi được gây khó cho q trình xử lý vụ án tham nhũng, làm bản án không được thi hành.
Để thu hồi tài sản tham nhũng, pháp luật cần có cơ chế kiểm sốt tài sản trước, trong và sau khi xử lý tội phạm tham nhũng. Lâu nay chúng ta vẫn trông chờ vào biện pháp kê khai tài sản cán bộ, công chức để giám sát, kiểm tra những biến động tài sản của đối tượng này. Nhưng hiệu quả mà biện pháp kê khai tài sản mang lại gần như khơng có vì tính hình thức trong quá trình thực hiện.
Vì thế, bên cạnh việc hồn thiện pháp luật về kê khai tài sản cán bộ, cơng chức, việc kiểm sốt tài sản tham nhũng cần được tiến hành chặt chẽ ngay từ đầu quá trình giải quyết vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, nội dung này còn là khoảng trống trong pháp
luật tố tụng hình sự hiện hành. Điều này dẫn đến thực tế, kết luận thu hồi tài sản tham nhũng trong nhiều bản án xét xử tội phạm tham nhũng không thực hiện được.
Bổ sung quy định các biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, đặc biệt mở rộng phạm vi tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp kê khai. Việc bổ sung biện pháp ngăn chặn, phong tỏa tài sản của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cần thiết để hạn chế việc tẩu tán tài sản. Xây dựng quy trình, thủ tục hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Tiểu kết chƣơng 4
Cơng tác kiểm tra của Đảng có vai trị quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước trong sạch, vững mạnh, trong đó có nhiệm PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng. Trong giai đoạn hiện cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cấp ủy đảng và UBKT các cấp trong PCTN.
Qua quá trình làm sáng tỏ quan điểm PCTN là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính, phải đặt dưới sự lãnh đạo tồn diện và tuyệt đối của Đảng, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên...
Từ quan điểm đó để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơng tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng cần đưa ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện. Đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để nâng cao các biện pháp phòng ngừa tham nhũng một cách hiệu quả như nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức về cơng tác PCTN. Đồng thời đề cao vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng ở cơ quan, đơn vị mình. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp về xây dựng cơ chế, tổ chức chức bộ máy thực hiện PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực làm giải pháp đột phá. Đồng thời xác định vị trí, vai trị trách nhiệm của cấp ủy, UBKT các cấp, từ đó quan tâm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cơng tác kiểm tra, giám sát của đảng góp phần việc ngăn ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng có hiệu quả, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra của Đảng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCTN.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ “Phòng, chống tham nhũng trong các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam” cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hướng nghiên cứu của đề tài. Bằng phương pháp tiếp cận khoa học để xác định những nội dung quan trọng liên quan, luận án đã xây dựng khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trị tác dụng của PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng. Từ đó, luận án chỉ ra nội dung, phương thức, mối quan hệ và những yếu tố ảnh hưởng, điều kiện bảo đảm thực hiện công tác kiểm tra của trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
Thực tế đã khẳng định cơng tác kiểm tra của Đảng có vị trí, vai trị quan trọng trong PCTN của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là một trong những phương thức PCTN có hiệu quả. Thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng kịp thời phát hiện, ngăn chặn tham nhũng của tổ chức và cán bộ, đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Do vậy việc xác định đặc điểm, vị trí vai trị, nội dung, phương thức và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng trong tình hình hiện nay là rất quan trọng.
Nghiên cứu thực trạng PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương cho chúng ta thấy bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thời gian qua, q trình thực hiện nhiệm vụ công tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tế về PCTN và trách nhiệm của cấp ủy, UBKT các cấp trong PCTN chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, nhiều vụ việc tham nhũng chưa được phát hiện kịp thời để kiểm tra, có vụ việc nghiêm trọng một thời gian dài mới được phát hiện để kiểm tra, tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn hạn chế. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thật sự coi kiểm tra của Đảng là những chức năng lãnh đạo nên chưa gắn với quá trình lãnh đạo; chưa xây dựng được chương trình kiểm tra cả nhiệm kỳ. Cơng tác chỉ đạo thực
hiện sự phối hợp giữa uỷ ban kiểm tra với các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nêu trên là sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức đảng, đồn thể chính trị - xã hội trong PCTN còn chưa quyết liệt, nghiêm minh, lúng túng trong phương thức chỉ đạo, kể cả cịn tình trạng nể nang, né tránh, quyết tâm chính trị chưa cao. UBKT các cấp chưa phát huy hết trách nhiệm các cơ quan báo chí bằng các phương thức hữu hiệu trong công cuộc PCTN. Một số UBKT chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hướng vào vi phạm tham nhũng do nể nang, né tránh, ngại va chạm vì đối tượng tham nhũng thường là cán bộ có chức, có quyền, đáng lưu ý là nhận thức về hành vi tham nhũng còn lẫn lộn hoặc né tránh ở nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, UBKT từ đó bỏ lọt lỗi phạm phải xử lý hoặc xử lý khơng đúng tính chất, mức độ, thậm chí có cấp uỷ còn coi hành vi tham nhũng chỉ là sơ xuất trong quản lý tài chính…
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng, tác giả luận án đưa ra những quan điểm, giải pháp để đảm bảo hoạt động PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng đạt kết quả cao nhất như: nhóm các giải pháp đột phá về cơ chế, pháp lý và tổ chức bộ máy, nhóm các giải pháp phịng ngừa và nhóm các giải pháp phát hiện, xử lý tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng.