2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nộ
2.4. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho công nhân
cho công nhân
Trong cơ cấu nguồn lực của mỗi tổ chức thì nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy cùng với việc nâng cao trình độ kĩ thuật, công nghệ chế tạo, hoàn thiện tổ chức sản xuất, quản lý còn phải nâng cao năng lực tay nghề cho người lao động là việc làm không thể thiếu. Từ đó người lao động ngày càng nâng cao khả năng làm chủ, sự linh hoạt và tạo năng suất lao động cao. Năng lực làm việc của người lao động có tác động lớn đến mọi khâu của quá trình sản xuất, do đó riêng đối với khâu sử dụng và quản lý NVL thì họ cũng chính là những chủ thể quyết định đến việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL.
Đào tạo tay nghề cho người lao động là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao trình độ nhận thức và lí luận cũng như kiến thức thực tế cho mỗi cán bộ công nhân viên, tạo ra đội ngũ lao động làm việc khoa học, năng suất và tiết kiệm.
* Cơ sở thực tiễn
Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được đặc biệt quan tâm. Tại công ty, đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn và thợ bậc cao còn ở tỷ lệ thấp. Trong khi đó ngành dệt lại là ngành có quy trình công nghệ và số lượng các bước công việc tương đối phức tạp, yêu cầu cao về độ lành nghề, khéo léo…Tuy nhiên, số lao động được đào tạo chính quy chưa cao, số lao động tại thành phố là rất ít nên tác phong công nghiệp kém, óc thẩm mỹ, độ tinh xảo và khéo léo trong quá trình làm việc còn thấp gây khó khăn lớn cho công ty trong việc thực hiện đáp ứng những đơn hàng đòi hỏi cao về chất lượng.
Cách thức tiến hành
Trong thời gian qua, công ty đã chú trọng đến việc nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động đặc biệt là đối với cán bộ quản lý, những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học được tăng cường tuyển dụng. Công ty đã có chính sách thu hút những cán bộ quản lý có năng lực và kinh nghiệm làm việc, giao cho họ nắm giữ những vị trí quan trọng. Hơn nữa chính sách đãi ngộ cũng được công ty chú trọng như tăng các khoản phụ cấp cho cán bộ đối với cán bộ giỏi ngoại ngữ, vi tính. Vậy trong tương lai để công ty ngày càng lớn mạnh về chất lượng nguồn nhân lực để
đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sủ dụng có hiệu quả NVL thì công ty có thể tiến hành theo những phương pháp như sau:
Hàng năm công ty nên tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đồng thời mở các lớp đào tạo cán bộ trẻ, nâng cao tay nghề cho công nhân. Thêm nữa là công ty cần có các biện pháp kích thích tinh thần lao động như: phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, tổ chức các chương trình văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao coi đây là nguồn cổ vũ sức mạnh tinh thần cho toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng công ty ngày càng vững mạnh.
Công ty nên thực hiện việc phân loại lao động theo hướng khuyến khích CBCNV có trình độ quản lý, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đặc biệt là có tâm huyết với công ty. Do đó công ty sẽ lên được chính sách cụ thể, thích hợp với từng nhóm tạo sự hứng khởi, góp phần thu hút và giữ lao động chất xám, gắn bó với công ty.
Các biện pháp mà công ty đã áp dụng trước đây chưa mang lại hiệu quả cao, do vậy trong thời gian tới, để vốn lao động thực sự phát huy tác dụng, tạo hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, công ty cần tăng cường một số biện pháp sau:
Giảm tối đa số lượng cán bộ làm công tác quản lý tạo sự gọn nhẹ cho bộ máy quản lý của công ty.
Tăng cường các biện pháp quản lý của công ty nhằm thu hút nhân tài, khuyến khích bằng các biện pháp vật chất để ngày càng nâng cao năng lực của người quản lý.
Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ lao động và công nhân, mời thêm chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý, sử dụng NVL và vận hành máy móc, thiết bị.
Gửi cán bộ đào tạo tại các trường đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ vừa có thể làm việc lại vừa có thể học tập.
Việc thực hiện biện pháp trên sẽ mang lại kết quả cao trong việc phát huy năng lực quản lý, trình độ tay nghề, bậc thợ cho công nhân. Từ đó sẽ tạo ra được đội ngũ
lao động có kỹ thuật chuyên sâu, có năng lực, có trách nhiệm với công việc, gắn bó, tâm huyết với công ty nhưng đặc biệt là hiệu quả quản lý và sử dụng NVL sẽ được nâng cao rõ rệt, giảm tỷ lệ phế phẩm, phế liệu và giảm hao hụt NVL, tức là nâng cao được công tác quản trị và cung ứng NVL.
Điều kiện thực hiện
Kế hoạch cụ thể về nhu cầu lao động hàng năm cần được công ty xem xét, trên cơ sở đó việc phân loại lao động theo trình độ chuyên môn, tay nghề, khả năng làm việc hiện tại và thích ứng với công việc sẽ dễ dàng hơn. Do đó mở các lớp đào tạo phù hợp với từng nhóm hoặc cử đi học tại các trường đào tạo.
Hệ thống máy móc và quy trình công nghệ phải được nâng cấp phù hợp với trình độ người lao động, bên cạnh đó cũng cần nâng cấp cả hệ thống kho tàng.
Dành ra một phần kinh phí hợp lý hàng năm để đầu tư cho công tác đào tạo nguồn lao động.