Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu luanvan_TranThiThanhHuyen_2019_QTKD (Trang 68)

3.3.1. Đối với chính phủ, bộ ban ngành trung ương

Để tạo được bước đột phá trong việc phát triển nguồn nhân lực truyền hình đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH – HĐH và hội nhập quốc tế càng sâu rộng đòi hỏi Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các ban ngành liên quan phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính toàn diện từ tạo nguồn nhân lực, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút nhân lực cao cụ thể như sau:

Một là, tăng cường nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực làm truyền thông, Cần coi nguồn nhân lực trong lĩnh vực truyền thông là một loại hình lao động đặc thù và do vậy cần có tư duy phù hợp khi xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với nguồn nhân lực này.

Hai là, đổi mới chương trình, nội dung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Xây dụng và cập nhập thường xuyên chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực truyền hình, đảm bảo có sự liên thông các trình độ đào tạo, tăng tính thiết thực, tính cập nhập của chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức đào tạo trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn trong tổ chức.

Đẩy mạnh việc sử dụng các chương trình đào tạo, các giáo trình tiên tiến, hiện đại của thế giới thuộc các lĩnh vực của ngành Thông tin và Truyền thông. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực làm truyền hình theo đặt hàng của nhà nước và theo nhu cầu của xã hội, đào tạo thường xuyên, cập nhật kiến thức, kỹ năng khi công nghệ thay đổi. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng và các cơ sở đào tạo nhân lực.Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của các cơ quan nhà nước và của xã hội

Tăng cường và cải tiến công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo, tổ chức các hoạt động kiểm định chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực làm truyền hình

Ba là, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên và các cơ sở đào tạo. Xây dựng đội ngũ các bộ nghiên cứu, giảng viên có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn cao, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy đáp ứng yêu cầu của cơ sở nghiên cứu đào tạo hiện đại. Gắn kết giữa đào tạo và thực tiễn, đảm bảo định kỳ cán bộ nghiên cứu, giảng viên có thời gian làm việc thực tế tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền hình

Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút cán bộ, chuyên gia trong, ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu.

Bốn là, tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Huy động mọi nguồn vốn của xã hội cho đào tạo nhân lực truyền hình. Ưu tiên sử dụng ngân sách để đầu tư cho đào tạo nhân lực có trình độ cao về viễn thông, công nghệ thông tin và phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và cho cộng đồng. Có cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm chỉ cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực truyền hình.

Năm là, hợp tác quốc tế phát triển nhân lực. Chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, cải thiện môi trường pháp lý, đưa nội dung hợp tác quốc tế về đào tạo phát triển nhân lực làm truyền thông trong các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương để thu hút nguồn lực hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ và khoa học công nghệ cho phát triển nhân lực.

Mở rộng, đa dạng hoá quan hệ song phương và đa phương cấp Chính phủ để xác định chiến lược, phương hướng và tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy, mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nhân lực ngành truyền hình.

Khuyến khích thu hút nguồn nhân lực ngoài nước để đào tạo nhân lực truyền hình đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

3.3.2. Đối với Văn phòng Quốc hội

- Đề nghị Văn phòng Quốc hội tăng cường tổ chức tổ chức, phối hợp tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ: về các chủ đề đặc biệt, chủ đề cấp thiết được xã hội quan tâm ở các thời điểm cụ thể, kỹ năng thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Tổ chức, phối hợp tổ chức các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và lĩnh vực truyền thông với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- VPQH tiếp tục quan tâm và tạo điện kiện cho công tác quy hoạch cán bộ và bổ nhiệm cán bộ, trọng dụng được đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, có cống hiến cho THQHVN từ những ngày đầu thành lập.

- VPQH chỉ đạo Vụ Tổ chức – cán bộ, Vụ kế hoạch – tài chính tăng cường phối hợp với THQHVN xây dựng đề án kiện toàn bộ máy tổ chức của THQHVN; xây dựng quy chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý cấp Ban, cấp phòng thuộc THQHVN; xây dựng quy chế tài chính trình chủ nhiệm VPQH xem xét ký ban hành.

Tiểu kết chương 3

Thông qua định hướng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại THQHVN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 , luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với đào tạo NNL của THQHVN như: quy hoạch phát triển thu hút và giữ chân người tài; đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho phóng viên, kỹ thuật viên trẻ; hoàn thiện công tác sử dụng, phối hợp, đánh giá vị trí cho các cán bộ, công nhân viên trong THQHVN; xây dựng văn hoá cơ quan nghiên cứu đoàn kết và giúp đỡ nhau phát triển; nâng cao đãi ngộ, khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với cán bộ trong THQHVN.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, THQHVN đã có những phát triển về số lượng, chất lượng chương trình cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL. THQHVN ngày càng thể hiện rõ vai trò là một cơ quan truyền thông trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Đóng góp vào thành công đó có công sức rất quan trọng của ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên các phòng ban. Nhưng đội ngũ NNL và hoạt động phát triển NNL cũng vẫn còn nhiều khuyết điểm. Do vậy, trong thời gian tới THQHVN cần phải cần giải quyết nhiều vấn đề trong công tác phát triển NNL

Trên cơ sở vận dụng phân tích các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được những nội dung sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL, kinh nghiệm của một số nước và một số cơ quan trong nước, luận văn đã xác định phát triển NNL là yếu tố quyết định của một tổ chức trong nền kinh tế thị trường.

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển NNL của THQHVN, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, và khuyết điểm còn tồn tại trong quá trinh phát triển nguồn nhân lực của THQHVN đồng thời tìm nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Dựa trên thực trạng và mục tiêu phát triên của THQHVN qua từng giai đoạn, luận văn đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản phát triển NNL nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ NNL chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH.

Việc thực hiện những giải pháp đã nêu đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể NNL của đơn vị, cũng như sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Do chỉ tiếp cận từ góc độ phát triển NNL nên những giải pháp, kiến nghị trong luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của các thầy, cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Một số vấn đề về nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO, Bản tin Tuần tin kinh tế - xã hội số 17 (93) ngày 03/12/2008.

2. Bộ Lao động thương binh và xã hội - tổng cục dạy nghề (2014), Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm, NXB Dân trí, Hà Nội.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, số 896/QĐ-BTTTT.

4. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

9. Lê Thanh Hà (2009) ,Giáo trình Quản trị nhân lực của Đại học lao động - xã hội, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

10. Nguyễn Duy Hùng - PGS.TS. Vũ Văn Phúc (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia

10. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. Nguyễn Tiến Long (2004), Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đề tài NCKH, Đài TNVN

12. Luật báo chí, số 103/2016/QH13.

13. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản Lý Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Xã Hội, NXB Tư Pháp

14. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

16. Quốc hội (2014), Luật viên chức, số 52/2019/QH14.

17. Phan Văn Sơn (2007), Phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật ở thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Truyền hình Quốc hội Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

18. Truyền hình Quốc hội Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 , phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

19. Truyền hình Quốc hội Việt Nam (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 , phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

20. Truyền hình Quốc hội Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 , phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

21. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, số 22/2009/QĐ-TTg.

23. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, số 2451/QĐ-TTg.

24. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, số 1216/QĐ-TTg.

25. Trường Đại học Lao động - Xã hội (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực,

26. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007), Thông tin chuyên đề: Phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực, số 10/2007.

II. Tài liệu tiếng anh

28. Amanda E. Green (2010), Managing Human Resources in a Decentralized Context, The International Bank for Reconstruction and Development, The World Bank.

29. Leonard Nadler (1984), Handbook of Human Resource Development, John & Sons Inc, 2nd edition, England.

30. World Bank (2000), World Development Indicators, London: Oxford, 2000.

III. Trang Web

31.Cổng thông tin điện tử Chính phủ: <chinhphu.org,vn>

32.Cổng thông tin điện tử Đài TH TP Hồ Chí Minh. <www.htv.org.vn> 33.Trang Web nội bộ THQHVN. <www.quochoitv.vn>

PHỤ LỤC

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

Kính thưa anh/chị!

Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng phát triển nguồn nhân lực cũng như chính sách phát triển nguồn nhân lực của THQHVN, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực của Truyền hình Quốc hội Việt Nam” rất mong ông (bà) đọc kỹ và cho biết ý kiến của riêng mình bằng cách khoanh tròn vào chữ số bên phải các phương án trả

lời, hoặc điền thông tin phù hợp vào chỗ trống (…..).

Tôi xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu khảo sát sẽ được giữ bí mật và chỉ được công bố tổng hợp để phục vụ duy nhất cho nghiên cứu này. I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI 1. Năm sinh: ...

2. Giới tính: ...

3. Trình độ học vấn: ...

4. Phòng ban : ...

II. NỘI DUNG TRẢ LỜI Câu 1: Xin ông/bà cho biết, vị trí đang làm tại THQHVN? ---

Câu 2: Trình độ của anh/chị khi được tuyển dụng - Về học vị: ☐Đại học ☐ Thạc sĩ ☐Tiến sĩ - Xếp loại bằng Đại học ☐ Trung Bình ☐ Khá ☐ Giỏi ☐ Xuất sắc - Về trình độ tin học ☐ Trung cấp trở lên ☐ Trình độ A ☐ Trình độ B ☐ Trình độ C - Về trình độ ngoại ngữ (Ghi rõ: Ví dụ: Tiếng Anh B1, B2…) ...

Câu 3: Ông/bà đánh giá thế nào về chính sách tuyển dụng của cơ quan (Cho ý kiến bằng cách đánh dấu X vào các ô dưới đây)

Rất Rất

không Không Không Đồng

Đánh giá đồng

đồng đồng ý ý kiến ý

ý ý

Chọn được đúng người phù hợp công việc Khách quan công bằng minh bạch

Chú trọng chuyên môn Chú trọng ngoại ngữ, tin học

Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao rất tốt

Chú trọng sự gắn kết với cơ quan, yêu nghề Chú trọng thái độ

Câu 4 : Ông bà có nhu cầu đào tạo đối với một số khoá học nào?

1. Tổ chức sản xuất chương trình theo chủ đề 2. Đạo diễn chương trình

3. Kỹ năng mềm 4. Nghiệp vụ báo chí 5. Quản lý

6. Sản xuất tin, phóng sự 7. Sản xuất phim tài liệu, ký sự 8. Công nghệ truyền hình 9. Ngoại ngữ 10. Dựng hình 11. Đồ họa 12. Quay phim 13. Âm thanh

14. Ánh sáng

15. Truyền dẫn phát sóng 16. Dẫn chương trình 17. Công nghệ thông tin 18. Thiết kế sân khấu

Câu 5: Ông/bà đánh giá thế nào về hoạt động đào tạo của cơ quan?

Rất Rất

Đánh giá Không Không Đồng

không đồng

đồng ý ý kiến ý

đồng ý ý

Cơ hội được phát triển nghề nghiệp

Cơ hội đươc đào tạo toàn diện các kỹ năng Cơ hội đào tạo giữa các cá nhân trong tổ chức

Áp lực nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ

Một phần của tài liệu luanvan_TranThiThanhHuyen_2019_QTKD (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w