3.1 Đối tượng giá thành.
Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm của từng phân xưởng. 54
Ví dụ: phân xưởng Nhựa là sản phẩm bát cơm 97-18, bát tô sóng nhỏ… Trong phạm vi của chuyên đề này em xin trình bày về công tác tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng Nhựa.
Như phần đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất em đã trình bày.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng nhưng thực chất là vừa theo phân xưởng vừa chi tiết các loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên các sổ lại không chi tiết theo loại sản phẩm.
Đến kỳ tính giá thành kế toán mới thực hiện phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí để tính giá thành cho từng sản phẩm theo phương pháp giản đơn (trực tiếp).
3.1.2. Kỳ tính giá thành.
Công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.
Điều này đã tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty được đảm bảo kịp thời nhanh chóng cung cấp thông tin phục vụ quản lý thông tin một cách nhạy bén.
3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng nhựa. nhựa.
3.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm làm dở cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo nằm trên dây truyền, quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch, chưa hoàn thành, chưa bàn giao.
Thực tế ở phân xưởng Nhựa mặt hàng của phân xưởng là các đồ nhựa, nguyên vật liệu chính là nhựa Melamin các loại. Do đặc điểm khác biệt về tính chất lý học và hóa học của nhựa cho nên không có sản phẩm dở dang.
3.2.2. Tính giá thành sản phẩm.
Cuối tháng:
+ Căn cứ vào bảng kê xuất vật tư theo từng phân xưởng để kế toán tập hợp chi phí vật liệu chính thực tế, vật liệu phụ thực tế cho từng phân xưởng.
+ Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương để tập hợp chi phí nhân công theo từng phân xưởng.
+ Căn cứ vào sổ cái tài khoản 627 chi phí sản xuất chung.
+ Căn cứ vào tài liệu báo cáo về sản lượng sản xuất của từng mặt hàng(từng loại sản phẩm của phân xưởng để tính giá thành theo phương pháp giản đơn).
Ví dụ: Giá thành loại thành phẩm bát cơm 97 – 18 VHD 24b: Có thể nêu ra phương pháp tính ở công ty như sau:
Đối với chi phí vật liệu chính đều được xuất kho theo kế hoạch sản xuất và theo dịnh mức rất chặt chẽ - nghĩa là chi phí thực tế và vật liệu chính luôn đúng bằng chi phí định mức về vật liệu chính:
* Định mức về nhựa Melamin: 83,03 gam / 1chiếc bát bột bóng : 3,33 gam /1 chiếc bát giấy hoa : 2 bông hoa / 1 chiếc bát
* Số lượng các nguyên vật liệu chính để sản xuất ra 116.462 chiếc bát là: nhựa Melamin: 83,03 gam x 116.462 = 9.669.839,86 gam
bột bóng : 3,33 gam x 116.462 = 387.818,46 gam giấy hoa : 2 bông hoa x 116.462 = 232.924 bông hoa * Tổng giá trị thực tế của các loại vật liệu chính xuất dùng là:
nhựa Melamin: 9.669.839,86 x 13.999 = 135.371.092 đ bột bóng : 387.818,46 x 33.712 = 13.074.138 đ giấy hoa : 232.924 x 247,8 = 57.715.002 đ
- Số lần khuôn để dập 116.462 chiếc bát là: 29.116 lần dập, chi phí này được tính như sau: 29.116 x 974,95 đ = 28.386 đ.
Chi phí này được tính ở phần chi phí sản xuất chung và khấu hao.
- Nguyên vật liệu phụ 32.000.932 đ: số tiền này được tính và phân bổ theo tiêu chuẩn giá trị thực tế của Nhựa Melamin đưa vào dùng trong tháng, cụ thể: Công thức: Hệ số phân bổ vật liệu phụ = Tổng chi phí vật liệu phụ Tổng chi phí vật liệu chính Melamin Phân bổ chi phí vật liệu phụ cho sản phẩm i = Chi phí vật liệu chính Melamin để sản xuất sản phẩm i x Hệ số phan bổ vật liệu phụ * 32.000.932 / 529.370.224 = 0,06 đồng / bát
Vậy số nguyên vật liệu phụ phân bổ cho 116.426 chiếc bát là: 0,06 x 135.371.092 = 8.183.311
Tiền lương: số sản phẩm sản xuất là 116.462. Đơn giá tiền lương 156/ sp
116.462 x 156 = 18.168.072 đ
áp dụng công thức tính giá thành giản đơn. Công ty tính giá thành sản phẩm VHD 24b như sau:
Tổng giá thành = chi phí vật liệu chính + vật liệu phụ + chi phí nhân công + chi phí sản xuất chung và khấu hao = (135.371.092 +13.074.138 + 57.715.002) + 8.183.311 + 18.168.072 + 28.386.124 = 260.897.793
Tuy là chi phí vật liệu chính xuất dùng tính theo định mức sản xuất để sản xuất ra từng thứ sản phẩm nhưng thực tế số sản phẩm cuối kỳ được chia thành 3 loại. Loại A; loại B; phế liệu. Do tính chất lý, hóa học của nhựa sản phẩm B và phế liệu không tái chế được. Vậy tổng giá thành của sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm A.
Đơn giá của một sản phẩm là:
260.897.793 đ / (116.462 – 1.617 – 579) = 23.283 đ /sản phẩm
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY