Vai trò của quản trị nhân lực đối với các hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 32 - 34)

Trong những năm gần đây, công tác quản trị nhân sự đã được các nhà quản trị đặc biệt chú ý đến. Nếu trước kia nguồn nhân lực chỉ được coi là chi phí cho hoạt động đầu vào của quá trình sản xuất thì hiện nay nguồn nhân lực đã được xem như tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp, chính nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự

thành bại của tổ chức. Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả của công việc thông qua người khác. Hiện nay, khoa học kỹ thuật công nghệ đang ngày một phát triển không ngừng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết làm thế nào cho tổ chức của mình thích ứng với điều kiện nền kinh tế. Bởi vậy, việc quản trị đóng góp một vai trò vô cùng lớn trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Quản trị nhân lực có vai trò quyết định trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Ngày nay, trong kinh tế tri thức, khi mà trong giá trị sản phẩm có đến hơn 80% là hàm lượng chất xám thì yếu tố con người ngày càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Con người - với kỹ năng, trình độ của mình, tác động vào công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Quá trình này cũng được tổ chức, điều khiển bởi con người. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hóa dịch vụ, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm ra bán thị trường, phân bổ nguồn tài chính, xác định các chiến lược quan trọng và mục tiêu cho tổ chức. Không có những con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt tới mục tiêu của mình.

Xét về mặt kinh tế, quản trị nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác khả

năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về nguồn nhân lực. Một nhà quản trị thực hiện tốt công việc quản trị giúp họ học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung, biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, đánh giá nhân viên của mình một cách chính xác để từ đó tạo động lực và thu hút nhân viên say mê với công việc của mình, từ đó nâng cao hiệu quả của tổ chức.

Thêm nữa, xét về mặt xã hội, quản trị nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, giảm bớt mâu thuẫn tư bản – lao động trong các doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Nhiệm vụ quản trị con người không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của trưởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ trước đây mà là tất cả các quản trị. Con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp, bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp, bởi vậy việc quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm được đúng người, giao đúng vị trí công việc, vào đúng thời điểm cần thiết, tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự trong tổ chức một cách khéo léo để đạt được hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)