Chất lượng đào tạo của cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại nhà máy

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 49 - 62)

Z119.

2.1.2.1 Tổ chức biên chế trong nhà máy Z119

Cán bộ, nhân viên tại nhà máy Z119 bao gồm: quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng. Theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 5 năm 2021 của nhà máy Z119 về nhu cầu biên chế của cán bộ, nhân viên thì số lượng công nhân quốc phòng ở tất cả các chức danh đảm nhận có nhu cầu biên chế rất cao, lên đến 163 người. Số lượng công nhân quốc phòng đảm nhận chức danh trung cấp có nhu cầu biên chế cao nhất, chiếm hơn 50% tổng số công nhân quốc phòng có nhu cầu biên chế. Cụ thể, ở lĩnh vực ra đa, số lượng công nhân quốc phòng trung cấp đang có nhu cầu biên chế là 33 nhân viên, lĩnh vực xe – máy là 15 nhân viên, lĩnh vực đo lường là 2 nhân viên, vật tư thủ kho có 3 nhân viên, 31 công nhân quốc phòng trung cấp ở các lĩnh vực khác và không có công nhân quốc phòng trung cấp nào trong lĩnh vực thông tin có nhu cầu biên chế. Số liệu thống kê cho thấy rằng, số lượng công nhân quốc phòng ở vị trí trung cấp có nhu cầu biên chế chủ yếu tập trung ở lĩnh vực ra đa, số lượng công nhân quốc phòng đang có nhu cầu biên chế ít nhất trong lĩnh vực đo lường và thông tin. Xếp thứ hai là nhóm công nhân quốc phòng đảm nhận chức danh sơ cấp với số lượng là 76 nhân viên, chiếm gần 47% tổng số công nhân quốc phòng có nhu cầu biên chế, trong đó có trong đó có 25 công nhân quốc phòng ở lĩnh vực ra đa, 16 nhân viên ở lĩnh vực xe – máy, 3 nhân viên ở lĩnh vực đo lường, 3 nhân viên ở lĩnh vực vật tư, thủ kho, 29 nhân viên ở lĩnh vực khác và 1 nhân viên ở lĩnh vực thông tin. Thấp nhất là công nhân quốc phòng cao cấp, chỉ có 2 công nhân có nhu cầu biên chế trong lĩnh vực đo lường.

Số lượng quân nhân chuyên nghiệp có nhu cầu biên chế xếp thứ hai tuy nhiên chỉ tập trung ở quân nhân chuyên nghiệp đảm nhận chức danh trung

cấp trong đó có 1 quân nhân ở lĩnh vực đo lường và 10 quân nhân ở lĩnh vực khác. Tuy nhiên, không viên chức quốc phòng nào có nhu cầu biên chế.

Bảng 1: Nhu cầu biên chế của cán bộ nhân viên nhà máy Z119

Chức danh đảm nhận QNCN CNQP VCQP

Cao cấp 0 2 0

Trung cấp 11 85 0

Sơ cấp 0 76 0

Tổng cộng 11 163 0

Qua số liệu thống kê, số lượng nhân viên đang có nhu cầu biên chế tập trung đối với công nhân quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực ra đa, xe máy và các lĩnh vực khác trong khi đó, số lượng công nhân quốc phòng có nhu cầu biên chế ở lĩnh vực thông tin hầu như không có. Hầu hết số lượng quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng trên các lĩnh vực không có nhu cầu biên chế.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2021, tại nhà máy Z119 tổng số lượng cán bộ nhân viên đang trong biên chế là 162 nhân viên trong đó có tới 121 quân nhân chuyên nghiệp đang trong biên chế, chiếm gần 75% tổng số lượng cán bộ nhân viên trong biên chế hiện có của nhà máy. Trong đó quân nhân chuyên nghiệp đảm nhận chức danh trung cấp chiếm số lượng cao nhất là 57 nhân viên (chiếm 47,1%), cụ thể hiện có đến 25 quân nhân chuyên nghiệp trung cấp ở lĩnh vực ra đa đang trong biên chế, 11 quân nhân chuyên nghiệp trung cấp ở lĩnh vực xe – máy, 2 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực đo lường, 5 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực vật tư, thủ kho, 17 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực khác. Tuy nhiên lĩnh vực thông tin không có quân nhân chuyên nghiệp nào đang trong biên chế.

Theo sau là quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp với số lượng 34 nhân viên (chiếm khoảng 28,1%), trong đó có 13 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực ra

đa, 10 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực xe – máy, 2 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực đo lường, 1 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực vật tư và 8 quân nhân chuyên nghiệp ở lĩnh vực khác. Đối với quân nhân cao cấp với số lượng là 31 nhân viên chiếm 24.8%, trong đó có 1 quân nhân chuyên nghiệp cao cấp trong lĩnh vực xe – máy trong biên chế, 2 quân nhân chuyên nghiệp trong lĩnh vực đo lường, 6 quân nhân vật tư, thủ kho, 18 quân nhân trong lĩnh vực khác. Tuy nhiên không có quân nhân chuyên nghiệp trong biên chế ở lĩnh vực ra đa và thông tin. Như vậy, số lượng quân nhân chuyên nghiệp đã vào biên chế lớn hơn rất nhiều so với số lượng quân nhân chuyên nghiệp đang có nhu cầu biên chế và chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực khác và các quân nhân chuyên nghiệp đảm nhận chức danh trung cấp. Điều này chứng tỏ rằng việc tổ chức, đào tạo và tuyển dụng biên chế đối với quân nhân chuyên nghiệp tại nhà máy Z119 đã được coi trọng và chất lượng ở mức cao.

Đối với công nhân quốc phòng, tổng số lượng công nhân quốc phòng đang trong biên chế là 39 người, chiếm 24,1%. Trong đó số lượng công nhân quốc phòng trung cấp đang trong biên chế chiếm số lượng cao nhất, 21 nhân viên, cụ thể có 6 công nhân quốc phòng trung cấp ở lĩnh vực ra đa đang trong biên chế, 4 công nhân quốc phòng ở lĩnh vực xe – máy, 1 công nhân quốc phòng lĩnh vực đo lường và 10 công nhân quốc phòng ở lĩnh vực khác, tuy nhiên không có công nhân quốc phòng trong lĩnh vực vật tư, thủ kho và thông tin đang trong biên chế.

Xếp thứ hai là số lượng công nhân quốc phòng sơ cấp với số lượng là 16 nhân viên đang trong biên chế, trong đó có 4 công nhân quốc phòng sơ cấp trong lĩnh vực ra đa, 3 công nhân quốc phòng ở lĩnh vực xe – máy và 9 công nhân quốc phòng trong các lĩnh vực khác đang trong biên chế, tuy nhiên không có công nhân quốc phòng sơ cấp đang trong biên chế đối với ba lĩnh vực đo lường, vật tư thủ kho và thông tin

Cuối cùng là công nhân cao cấp, chỉ chiếm 5% với số lượng là 2 nhân viên trong lĩnh vực xe – máy và lĩnh vực khác. Tất cả số lượng viên chức quốc phòng đều đã trong biên chế.

Bảng 2: Bảng số lượng cán bộ, nhân viên trong biên chế hiện có

Chức danh đảm nhận QNCN CNQP VCQP

Cao cấp 31 2 0

Trung cấp 57 21 0

Sơ cấp 34 16 2

Tổng cộng 121 39 2

Như vậy, qua số liệu thống kê như trên, số lượng viên chức quốc phòng tại nhà máy Z119 là rất ít (2 nhân viên) tuy nhiên tất cả đều đã được vào biên chế. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, số lượng quân nhân đã vào biên chế chiếm tỷ lệ nhiều nhất cho thấy chất lượng quân nhân chuyên nghiệp của nhà máy Z119 đang ở mức cao, trong khi đó, số lượng công nhân quốc phòng đang có nhu cầu biên chế cao hơn rất nhiều so với số lượng công nhân quốc phòng đang trong biên chế, điều đó cho thấy rằng công tác tổ chức đào tạo công nhân quốc phòng tại nhà máy vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu biên chế cho cán bộ nhân viên.

2.1.2.2 Chất lượng cán bộ nhân viên tại nhà máy Z119

Nhà máy Z119 là một trong những cơ sở đầu ngành về sửa chữa, sản xuất vật tư, khí tài ra-đa cho toàn quân (Quân chủng phòng không – không quân). Bởi vậy việc đầu tư vào trình độ, chất lượng cán bộ, nhân viên của nhà máy là vô cùng quan trọng.

Đối với nhà máy Z119, đa số các thành viên trong ban lãnh đạo đều có trình độ thạc sĩ, bao gồm thạc sĩ kỹ thuật (giám đốc, phó giám đốc dự án và phó giám đốc kỹ thuật), cử nhân chính trị đối với phó giám đốc chính trị, và kỹ sư ra đa đối với phó giám đốc sản xuất.

Bảng 3: Trình độ chuyên môn đào tạo ban lãnh đạo

Chức vụ Tháng/năm sinh Chuyên môn đào tạo

Giám đốc 11/1962 Thạc sĩ kỹ thuật

Phó Giám đốc chính trị 6/1962 Cử nhân chính trị Phó Giám đốc sản xuất 11/1969 KS ra đa

Phó Giám đốc dự án 01/1963 Thạc sỹ kỹ thuật Phó Giám đốc kỹ thuật 3/1965 Thạc sĩ kỹ thuật

Tại phòng kế hoạch, đa số các thành viên trong phòng kế hoặc đều là cử nhân trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cử nhân kinh tế, cử nhân quan sát ra đa, đại học kế toán, đại học quản trị kinh doanh, đại học tài chính ngân hàng. Đối với Trưởng phòng và phó phòng đòi hỏi bằng cấp cao hơn như là cử nhân (trưởng phòng) hoặc thạc sỹ (phó phòng LĐTL. Đối với các vị trí còn lại như nhân viên điều độ sản xuất và văn thư đòi hỏi trình độ đào tạo thấp hơn ở mức trung cấp đối với các lĩnh vực ra đa và văn thư.

Bảng 4: Chuyên môn đào tạo phòng kế hoạch

ST

T Chức vụ Tháng/năm sinh Chuyên môn đào tạo

1 Trưởng phòng 5/1968 Cử nhân kinh tế

2 Phó trưởng phòng LĐTL 01/1978 Thạc sĩ kỹ thuật

3 Trợ lý kế hoạch 10/1976 ĐH kế toán

4 Trợ lý quân sự chung 8/1985 Cử nhân QS ra đa

5 Trợ lý quân lực 9/1982 ĐH quản trị kinh doanh

6 Nhân viên LĐTL 9/1969 ĐH kế toán

7 Nhân viên thống kê 9/1987 ĐH quản trị kinh doanh

8 Nhân viên thống kê 5/1987 CĐ kế toán

9 Nhân viên điều độ sản xuất 4/1980 TC ra đa P-37

10 Nhân viên điều độ sản xuất 11/1991 ĐH tài chính ngân hàng 11 Nhân viên điều độ sản xuất 10/1989 ĐH Tài chính

12 Nhân viên văn thư bảo mật 6/1964 TC văn thư

Đối với ban chính trị là một trong số phòng ban quan trọng tại nhà máy Z119, đặc biệt là đối với các hoạt động tổ chức, đảng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại nhà máy. Thành viên trong ban chính trị gồm có trưởng ban, 3 trợ

lý: tổ chức, trợ lý tuyên huấn thanh niên, trợ lý bảo vệ dân vận và nhân viên chính trị. Các thành viên trong ban chính trị đều có trình độ chính trị cao, đặc biệt đối với các vị trí quan trọng. Đối với trưởng ban chính trị và các trợ lý tổ chức, trợ lý tuyên huấn thanh niên đề có trình độ chính trị ở bậc cử nhân chính trị, đối với nhân viên các thì trình độ đào tạo ở mức trung cấp.

Bảng 5: Chuyên môn đào tạo cán bộ, nhân viên ban chính trị

STT Chức vụ Tháng năm sinh Chuyên môn đào tạo 1 Trưởng ban CN (cán bộ) 10/1968 Cử nhân chính trị

2 Trợ lý tổ chức 9/1977 Cử nhân chính trị

3 Trợ lý tuyên huấn thanh niên

7/1982 Cử nhân chính trị 4 Nhân viên chính trị 6/1965 TC ra đa

5 Nhân viên chính trị 5/1981 ĐH kế toán

Do tính chất nhà máy Z119 là một nhà máy chuyên sửa chữa và sản xuất vật tư, ra đa, bởi vậy phòng kỹ thuật là một trong những cơ quan quan trọng nhất của nhà máy và đòi hỏi trình độ kỹ thuật của nhân viên cao, bao gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng, 09 trợ lý ở các mặt: ra đa, thiết kế, công nghệ, vô tuyến điện, ô tô trạm nguồn, máy điện tăng tần, mạ cơ khí và nhân viên kỹ thuật can in. Đa số nhân viên phòng kỹ thuật có trình độ kỹ sư ra đa và kỹ sư điện tử, một số nhân viên là thạc sĩ kỹ thuật, số nhân viên còn lại ở trình độ trung cấp điện, điện tử và trung cấp ra đa.

Bảng 6: Chuyên môn đào tạo cán bộ, nhân viên phòng kỹ thuật

STT Chuyên môn đào tạo Số lượng

1 Thạc sĩ kỹ thuật 3 2 Kỹ sư ra đa 7 3 Kỹ sư điện tử 1 4 Kỹ sư ô tô 3 5 Kỹ sư hóa 1 6 TC ra đa 1 7 TC Điện, điện tử 1 8 TC kỹ thuật cơ khí 1 9 CĐ cơ khí 1

Phòng cơ điện và phòng vật tư của nhà máy có số lượng nhân viên ít hơn, mỗi phòng đều bao gồm một trưởng phòng, một trợ lý và nhân viên. Đa số trưởng phòng, trợ lý và các nhân viên của các phòng đều ở trình độ kỹ sư, một số nhân viên có trình độ kỹ thuật ở mức trung cấp và sơ cấp. Tuy nhiên số lượng này là không đáng kể.

Bảng 7: Chất lượng cán bộ, nhân viên phòng cơ điện và vật tư

Chức danh Tháng/năm sinh Chuyên môn đào tạo Trưởng phòng cơ điện 5/1968 KS cơ khí

Trợ lý cơ điện 08/1990 KS điều khiển tự động

Nhân viên 8/1975 TC ra đa P37

Nhân viên 11/1991 KS cơ khí

Nhân viên 10/1971 KS Điện tử

Trưởng phòng vật tư 12/1971 KS Điện tử Trợ lý vật tư 11/1974 KS điện, điện tử Nhân viên tiếp liệu 01/1973 TC ôtô

Nhân viên tiếp liệu 01/1986 SC nghiệp vụ kho Nhân viên thống kê 7/1982 TC Kế toán KD Nhân viên thống kê 11/1970 TC Tài chính Nhân viên thống kê 10/1993 TC Công nghệ TT

ĐH tài chính, ngân hàng Nhân viên thống kê 4/1985 ĐH kế toán

Thủ kho vật tư 11/1975 TC ra đa P19

Thủ kho vật tư 8/1990 ĐH bảo quản chế biến nông sản

Thủ kho vật tư 5/1972 TC ô tô

Thủ kho vật tư 9/1974 TC ra đa P18

Phòng kiểm tra chất lượng của nhà máy được tổ chức theo mô hình đơn giản hơn đó là chỉ bao gồm trưởng phòng và các nhân viên KCS ở các mảng: KCS khối đơn, KCS máy đo đồng hồ, KCS máy điện, cáp cơ khí, ô tô, trạm nguồn, KCS vỏ đài. Trình độ chuyên môn đào tạo của trưởng phòng phòng kiểm tra chất lượng ở trình độ thạc sĩ kỹ thuật, đa số nhân viên có chuyên môn đào tạo ở mức trung cấp, cao đẳng và sơ cấp.

Phòng tài chính bao gồm 01 trợ lý tài chính, 06 nhân viên kế toán và 01 thủ quỹ. Đa số thành viên đều có chuyên môn đào tạo bậc đại học về kinh tế hoặc kế toán, một số nhân viên có chuyên môn đào tạo trung cấp ở lĩnh vực

tài chính hoặc kế toán. Phòng hành chính hậu cần bao gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng, nhân viên quân y, nhân viên doanh trại, nhân viên quản lý, nhân viên nấu ăn và nhân viên nhà khách. Trưởng phòng và phó phòng đều có chuyên môn kỹ thuật đào tạo bậc sĩ quan hậu cần, các nhân viên bên dưới đều có chuyên môn đào tạo ở mức trung cấp hoặc sơ cấp.

Như vậy, có thể thấy rằng, hầu hết các cấp trưởng phòng, phó phòng, các trưởng ban và thành viên trong ban lãnh đạo đều có trình độ chuyên môn đào tạo cao - trình độ thạc sĩ và cử nhân bậc đại học. Đa số nhân viên tại các phòng ban đều có chuyên môn đào tạo bậc đại học, một số ở bậc sơ cấp hoặc trung cấp tuy nhiên số lượng tương đối ít.

Khối sản xuất của nhà máy bao gồm 06 phân xưởng sản xuất, bao gồm phân xưởng 1 chuyên sửa chữa cụm cơ khí lớn máy điện cáp, phân xưởng 2 chuyên sửa chữa khối đơn, phân xưởng 3 chuyên tổng điều chỉnh, phân xưởng 4 chuyên thùng vỏ và sơn, phân xưởng 5 chuyên cơ khí và cơ điện, phân xưởng 6 chuyên sửa chữa ô tô. Hầu hết các phân xưởng có tổ chức bộ máy về cơ bản đều có mô hình giống nhau: Đứng đầu là quản đốc, phụ giúp việc cho quản đốc là phó quản đốc và nhân viên điều độ, bên dưới là các tổ chuyên trách. Mỗi tổ đều có các tổ trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý và giám sát các hoạt động sửa chữa và sản xuất của tổ mình đồng thời là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với quản đốc và các thành viên ban lãnh đạo về các hoạt động của tổ mình. Hầu hết các quản đốc và phó quản đốc đều có chuyên môn đào tạo kỹ sư. Đối với nhân viên điều độ ở các phòng ban, đa

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)