Tình hình hoạt động của ngân hàng MSB trong các sản phẩm dịch

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM. (Trang 55 - 63)

3.1.1. Huy động vốn

Bảng 3. 1. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 Chênh lệch (2018/2017) (2019/2018)Chênh lệch Chênh lệnh(2020/2019) Tuyệt đối Tươ ng đối (%) Tuyệt đối Tươn g đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Huy động từ tiền gửi 56.848.515 63.528.770 80.872.643 87.510.188 6.680.255 11,75 17.343.873 27,30 6.673.545 8,25 Huy động từ phát hành GTCG 7.348. 899 8.414. 977 8.972. 781 11.711. 474 1.066. 078 14,5 0 557.804 6,63 2.738. 693 30,52 Vay từ các TCTD khác 16.669 .194 15.800.022 7.806.304 33.578.435 (869.172) (5,21) (7.993.718) (50,59) 25.772.131 330,11 Vay NHNN 2.019.657 9.708.388 24.040 20.734 7.688.731 308,69 (9.684.348) (99,75) (3.306) (13,75) Vốn khác 9.251 10.036 10.036 22.036 785 8,49 0 0 12.000 119,57 Tổng 82.895.516 97.461.863 97.685.804 132.842.867 6.67714.56 338,22 223.611 (116,41) 35.193.063 474,74

(Báo cáo thường niên Maritime Bank giai đoạn 2017 – 2020)

Qua bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2017 – 2020 có thể thấy hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2017 – 2020 có sự biến đổi mạnh. Năm 2017 tổng vốn huy động đạt 82.895.516 triệu đồng. Năm 2018 lượng vốn này đạt 97.461.863 triệu đồng, tăng 14.566.347 triệu đồng, tương ứng tăng 17,57% và có sự thay đổi nhẹ vào năm 2019 là 97.685.804 triệu đồng, tăng 223.941 triệu đồng, tương ứng tăng 0,23%. Tổng vốn huy động có sự thay đổi nhẹ trong năm 2019 nhưng đến năm 2020 lại tăng mạnh, đạt 132.842.867 triệu đồng, tăng 35.157.063 triệu đồng, tương ứng tăng 35,99% so với năm 2019.

Huy động tiền gửi: Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động

hàng năm. Năm 2017, huy động tiền gửi đạt 56.848.515 triệu đồng, chiếm 68,58% tổng vốn huy động, năm 2018 con số này lên đến 63.528.770 triệu đồng. Tỷ lệ tăng trưởng 11,75 % trong năm 2018 cho thấy hiệu quả tư nguồn huy động tiền gửi có xu hướng phát triển tốt nhất trong tất cả các nguồn. MSB đã tập trung vào các phân khúc khách hàng và các sản phẩm huy động tiền gửi để tăng thị phần, số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên đến năm 2019, kết quả này tăng với sức tăng 17.343.873 triệu đồng, tương ứng với mức tăng mạnh 27,30% % so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, nguồn huy động từ tiền gửi là 87.510.188 triệu đồng, tăng 6.637.545 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 8,21%. Vốn huy động từ tiền gửi từ năm 2017 đến năm 2020 tăng rõ rệt cho thấy được xu hướng tập trung vào huy động tiền gửi của MSB,, ngân hàng đã và đang chủ động hoạt động huy động của mình. Tuy có sự tăng không đồng đều về kết quả huy động từ tiền gửi nhưng trong tình hình khó khăn chung – dịch bệnh Covid 19 – mà các ngân hàng đang phải đối mặt thì kết quả đạt được cũng thể hiện mọi cố gắng, nỗ lực của MSB trong hoạt động huy động vốn.

Phát hành giấy tờ có giá: Năm 2017, kết quả từ phát hành giấy tờ có giá là 7.348.899 triệu đồng và đến năm 2019, con số này đã tăng nhẹ thêm 1.066.078 triệu đồng, tương ứng mức tăng 14,51% so với năm 2018. Năm 2019 và 2020, con số này tăng thêm so với năm trước lần lượt là 557.804 triệu đồng và 2.738.693 triệu đồng, tương ứng với mức tăng lần lượt là 6,63% và 30,52%. Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá bao gồm: kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, được tính vào nguồn vốn cấp 2 của ngân hàng (nợ thứ cấp) để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Mặc dù phát hành giấy tờ có giá giúp ngân hàng cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), song, nếu ngân hàng phát hành giấy tờ có giá quá nhiều cho thấy cơ cấu vốn của ngân hàng không mấy tốt khi phải chịu chi phí vốn lớn.

Trước tiên ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữ lãi suất huy động đầu vào và lãi suất đầu ra do biến động của thị trường và chênh lệch về thời gian giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. Sự không cân xứng về thời hạn giữa tài sản và nguồn vốn xảy ra thường xuyên trong quá trình hoạt động của ngân hàng cùng với sự biến động thường xuyên của mức lãi suất thị trường làm cho tôt chức rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.

Sự biến động của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận của ngân hàng do làm tăng chi phí, giảm thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, sự biến động của lãi suất sẽ tác động đến toàn bộ bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của ngân hàng.

Cụ thể, việc huy động vốn trung và dài hạn thường có lãi suất cao. Nếu thời hạn nguồn vốn lớn hơn thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn được đầu tư lại (cho vay) với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động vốn do sự thay đổi của lãi suất thị trường sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng bởi chi phí đầu vào cao khiến biên thu nhập lãi của ngân hàng có thể bị thu hẹp.

Mặt khác, ngân hàng còn phải đối mặt với một loại rủi ro khác nữa đó là rủi ro thanh khoản do ngân hàng có thể thiếu hụt lượng tiền mặt do phải trả một lượng tiền lướn cho kahsch hàng khi trái phiếu đáo hạn, càng gây áp lực cho nhà băng trong việc huy động để tiếp tục duy trì nguồn vốn cấp 2.

Có thể nói, việc phát hành trái phiếu chỉ là giải pháp mang tính “nhất thời” đối với ngân hàng. Lượng vốn huy động này không rẻ và sẽ sớm đáo hạn. Vì thế, muốn cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn Basel II, ngân hàng buộc phải tăng vốn cấp 1. Dù cho thời gian gần đây, ngân hàng có những bước tiến tích cực cho việc tăng vốn, tuy nhiên quá trình này sẽ khó hoàn tất trong một sớm một chiều vì phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý.

Vay các TCTD khác: Xu hướng đi vay các TCTD khác giảm dần trong những năm

2017, 2018 và 2019. Tuy nhiên đến 2020, con số này tăng kỷ lục từ 7.806.304 triệu VNĐ lên 25.769.131 triệu VNĐ, tương ứng tăng 330,11%. Năm 2020, theo thông tư số 01/2020/TT-NHNN (13/3/2020), MSB đã áp dụng trần lãi suất huy động đối với VNĐ là 6,20% cho khách hàng cá nhân và 5,80% cho khách hàng doanh nghiệp; và 0% đối với USD. Biện pháp hành chính này không gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến kết quả tăng trưởng huy động nhất là về huy động tiền gửi ở năm 2020, cụ thể huy động tiền gửi năm 2020 đã tăng thêm 6.637.545 triệu VNĐ tương ứng tăng 8,25%.

Vay NHNN: Năm 2017 là 2.019.657 triệu VNĐ. Năm 2018, con số này tăng mạnh

lên đến 9.708.388 triệu nhưng 2 năm sau đó con số chỉ còn lại lần lượt là

24.040 triệu (năm 2919) và 20.734 triệu (năm 2020). Vay NHNN có xu hướng giảm mạnh nhất trong tất cả các chỉ tiêu, năm 2019 giảm 99,75% và năm 2020 là giảm 13,75%. Điều này cho thấy MSB đã hạn chế được vốn vay từ hình thức vay cuối cùng, chủ động được lượng vốn từ các hình thức khác an toàn hơn.

3.1.2. Tín dụng

Bảng 3.2. Kết quả tín dụng (chủ yếu là cho vay) giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 Chênh lệch (2018/2017) Chênh lệch (2019/2018) Chênh lệnh (2020/2019) Tuyệt đối Tương

đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) Cho vay

I.Phân theo thời gian

Ngắn hạn 17.333.702 24.947.585 32.302.659 36.622.806 7.613.883 43,93% 7.355.074 29,48% 4.320.147 13,37% Trung hạn 10.691.691 11.864.038 13.563.027 19.676.969 1.172.347 10,97% 1.698.989 14,32% 6.113.942 45,08% Dài hạn 8.187.310 11.950.620 17.728.703 23.040.804 3.763.310 45,97% 5.778.083 48,35% 5.321.101 29,96%

II.Phân theo đối tượng

Cho vay TCKT 26.490.862 36.202.379 44.535.197 57.151.431 9.711.517 36,66% 8.332.818 23,02% 12.616.234 28,33% Cho vay cá nhân 9.721.841 12.559.864 19.059.192 22.189.148 2.838.023 29,19% 6.499.328 51,75% 3.129.956 16,42%

Tổng 36.212.703 48.762.243 63.594.389 79.340.579 12.549.540 34,66% 14.832.146 30,42% 15.746.190 24,76%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MSB giai đoạn 2017 – 2020)

52

Về tín dụng, những năm gần đây nền kinh tế diễn biến theo hướng xấu do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, khiến hàng loạt các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phá sản. Tuy khó khăn là vậy nhưng các cá nhân và doanh nghiệp luôn năm bắt từng cơ hội chuyển mình, điều này có tác động không nhỏ đến ngân hàng. Kết quả tín dụng trong giai đoạn 2017 – 2020 cho thấy rõ xu hướng biến động mạnh theo bối cảnh nền kinh tế giai đoạn này. Năm 2020, khi MSB tăng vốn điều lệ lên 11.750.000.000 đồng (Mười một nghìn bảy trăm năm mươi tỷ đồng) và tình hình huy động vốn trở nên khả quan hơn thì quy mô vốn trở nên lớn hơn. Ngân hàng tăng vốn điều lệ qua các năm chứng tỏ sự phát triển không ngừng, thêm vào đó uy tín của ngân hàng được tăng cao. Vốn điều lệ tăng dẫn đến vốn chủ sở hữu tăng, ngân hàng đảm bảo được hệ số CAR an toàn do đó ngân hàng mạnh dạn cho vay hơn so với những năm trước. Kết quả tín dụng tăng tương đối mạnh, năm 2017 đạt 36.212.703 triệu đồng, đến năm 2018 tiếp tục đà phát triển con số này lên đến 48.762.243 triệu đồng, tương ứng tăng 34,66%. Đến năm 2019, đây là giai đoạn đầu bị ảnh hưởng vì đại dịch Corona xuất hiện, tuy nhiên không vì thế mà bị ảnh hưởng xấu, con số này tiếp tục tăng thêm 30,42% lên đến 63.594.389 triệu đồng. Xuyên suốt một năm 2020, với sự ảnh hưởng nghiệm trọng và mạnh mẽ của Covid-19 đối với nền kinh tế nước nhà nói riêng và thế giới nói chung, tổng chi nợ vẫn tăng ổn định thêm 15.746.190 triệu đồng, đạt mức 79.340.579 triệu đồng tương ứng với mức tăng 24,76%.

Phân loại theo tiêu chi thời gian: Kết quả tín dụng (chủ yếu cho vay) của MSB

trong giai đoạn 2017 – 2020 có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu. Về mặt dữu liệu, tuy dư nợ cho vay trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng nhưng sự biến động về cơ cấu của chúng đã bị thay đổi. Năm 2017, khoản cho vay dài hạn (là 8.187.310 triệu) không chiếm nhiều ưu thế bằng các khoản cho vay ngắn (là 17.333.702 triệu) và trung hạn (là 10.691.691 triệu). Qua giai đoạn 2018 – 2020, các khoản vay trong trung và dài hạn có thể thấy mang sức đột phá mạnh hơn, cụ thể: khoản cho vay ngắn hạn từ 29,48% (chênh lệch 2019/2018) giảm xuống 13,37% (chênh lệch 2020/2019); trong khi đó, khoản vay trung hạn với mức 14,32% (chênh lệch 2019/2018) tăng lên mức 45,08% (chênh lệch 2020/2019) và

mức của dài hạn là 48,35% (chênh lệch 2019/2018) và giảm xuống ở mức 29,96% (chênh lệch 2020/2019), tuy là dài hạn giảm nhưng hạn mức này vẫn lớn hơn so với khoản vay ngắn hạn. Điều này cho thấy MSB đang ngày càng chú trọng vào các khoản vay trong trung và dài hạn. Tình hình dư nợ theo thời gian này phụ thuộc vào định hướng hoạt động của MSB và tình hình huy động vốn. Vốn huy động cũng có sự biến đổi trong cơ cấu, giảm vốn huy động ngắn hạn và tăng vốn huy động trong dài hạn. Thêm vào đó, khi các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay, vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian dài.

Phân loại theo đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay chủ đạo trong hoạt động

cho vay của MSB là các TCKT hay các doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp luôn trên 70% tổng dư nợ, cho vay cá nhân thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Điều đó cho thấy khách hàng mục tiêu của MSB chính là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục đích đầu tiên khi thành lập MSB là cung cấp vốn cho các hoạt động của ngành Hàng hải, khách hàng chủ yếu của ngân hàng cũng là các doanh nghiệp cả về huy động vốn và cho vay. Nhóm khách hàng này thường sẽ có nhu cầu vay vốn nhiều để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, do đó tìm kiếm khách hàng là các TCKT hay doanh nghiệp là không khó trong tình hình kinh tế bị lúng loạn vì đại dịch như hiện nay. Năm 2017 và 2018, cho vay các TCKT lần lượt đạt 26.490.862 và 36.202.379 triệu VNĐ, năm 2019 tăng lên 44.535.197 triệu VNĐ. Sang năm 2020, con số này lại tăng thêm 12.616.234 triệu VNĐ và tương ứng tăng 16,42%. Vay doanh nghiệp chủ yếu là do đóng góp từ phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng vay vốn của phân khúc này tăng đều qua các năm, tính đến năm 2020 là có gần 45.000 khách hành doanh nghiệp. Riêng về phân khúc doanh nghiệp lớn, MSB luôn có chính sách chú trọng đặc biệt trong định hướng chiến lược phát triển. Trong những năm vừa qua, tại MSB, hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp lớn cũng đạt được những kết quả khả quan nhờ tập trung vào đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động thay vì quá tập trung vào quy mô tổng tài sản hay tăng trưởng tín dụng.

Đối tượng có nhu cầu vay vốn lớn thứ hai của MSB là các khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Cho vay cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với các TCKT

song cũng không nằm ngoài xu hướng chung, tăng đều qua các năm. Cho vay cá nhân hầu hết là cho vay tiêu dùng, do đó hoạt động cho vay cá nhân bị chi phối trực tiếp từ tình hình thu nhập và hoạt động chi tiêu của khách hàng. Năm 2017 kết quả cho vay khách hàng cá nhân đạt 9.721.841 triệu đồng, năm 2018 tăng lên thành 12.559.864 triệu, năm 2019 và 2020 lần lượt là 19.059.192 triệu và 22.189.148 triệu. Với tình hình chung hiện nay, hoạt động cho vay chỉ tập trung vào khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp không còn hiệu quả cao nưu trước. Nhu cầu vay vốn giảm, khả năng trả nợ cũng rất khó khăn do đó cần tập trung hơn tới nhóm khách hàng cá nhân, mở rộng quy mô cũng như các sản phẩm thu hút nhóm khách hàng này.

3.1.3. Hoạt động dịch vụ

Các hoạt động khác cũng có những thành tích đáng kể như về hoạt động tài trợ thương mại, hoạt động liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán và góp vốn cổ phần…

Về kinh doanh ngoại hối

Các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã được ngân hàng tư vấn cung cấp cho các khách hàng và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính mục đích của mình. Với mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cùng nhu cầu ngày một nâng cao của khách hàng, MSB đang đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch ngoại tệ cho khách hàng doanh nghiệp và các nhân. Các nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức tập trung vào các mục đích cụ thể như: thanh toán quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tư trong ngoài nước; trong khi đó, giao dịch ngoại tệ của các khách hàng cá nhân thì thiên về lối phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch hay là khám chữa bệnh…

Đặc biệt hơn, MSB đã vinh dự được Definitive trao tặng giải thưởng: Ngân hàng có Khối lượng giao dịch ngoại tệ lớn nhất (Most Volume Traded), đồng thời được ghi nhận nằm trong Top 2 với vai trò nhà tạo lập thị trường tốt và giao dịch ngoại tệ năng động trong năm 2020. Tháng 8/2019, khi Definitive tiếp cận và cung cấp hệ thống giao dịch điện tử FX Matching tại thị trường Việt Nam và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, MSB là một trong những ngân hàng tiên phong thiết lập

hệ thống và thực hiện những giao dịch đầu tiên. MSB cũng chủ động tham gia và liên tiếp giành các giải thưởng về doanh số giao dịch tốt nhất cũng như vai trò nhà tạo lập thị trường. Đây được coi là sân chơi uy tín và giải thưởng uy tín nhằm ghi nhận chính xác và minh bạch uy tín và quy mô của ngân hàng tham gia giao dịch.

Với sự ghi nhận của tổ chức quốc tế cùng nỗ lực đổi mới để dẫn đầu, MSB đang chứng minh cho hướng đi đúng đắn nhằm phát triển kinh doanh bền vững cũng như không ngừng cung cấp các sản phẩm ngoại hối tốt nhất, phù hợp nhất tới khách hàng trong điều kiện thị trường khác nhau và khẩu vị rủi ro đa dạng của khách hàng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM. (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w