Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ xử lý các loại axit lên hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của acid citric, acid acetic, acid lactic đến hiệu quả khử khoáng và một số tính chất cơ bản của collagen trong qui trình thu nhận collagen bằng phương pháp hóa (Trang 44 - 47)

khoáng và các tính chất của collagen Khử khoáng V1 V3 Axit citric ρρ Axit acetic ρρ Axit lactic ρρ V2 V3 V1 V2 V3 V1 V2 Nđộ, thgian tìm ở sơ đồ 2.3.4 và2.3.5 Nđộ, thgian tìm ở sơ đồ 2.3.4 và 2.3.5 Nđộ, thgian tìm ở sơ đồ 2.3.4 và 2.3.5

Chiết collagen bằng axit

acetic và tủa bằng NaCl Sấy khô ρρ Collagen ρρ Bao gói ρρ Bảo quản ρρ

Nguyên liệu da cá Tra đã qua xử lý NaOH

- Hiệu quả khử khoáng - Nhiệt độ biến tính - Khả năng giữ nước

Thuyết minh quy trình:

Mục tiêu của việc bố trí thí nghiệm này là nghiên cứu ảnh hưởng của các loại axit và tỷ lệ khối lượng mẫu/dung dịch axit (w/v) lên hiệu quả khử khoáng và các tính chất ( nhiệt độ biến tính, khả năng giữ nước) của sản phẩm collagen trong quá trình thu nhận collagen bằng phương pháp hóa học từ da cá tra.

Cách thực hiện : Từ xử lý nguyên liệu ban đầu đến xử lý kiềm NaOH được thực hiện theo 2.3.2.Sơ đồ quy trình nghiên cứu. Trích mẫu kiểm tra hàm lượng khoáng ban đầu.

- Thử nghiệm trên 3 loại axit : 1 ( Citric ), 2 ( Acetic), 3 ( Lactic) - Tỷ lệ (w/v) thử nghiệm được bố trí :

Với Citric : V1=1/6, V2=1/8, V3=1/10, (ΔV=1/2) Với Acetic : V1=1/6, V2=1/8, V3=1/10, (ΔV=1/2) Với Lactic : V1=1/6, V2=1/8, V3=1/10, (ΔV=1/2)

- Các thông số khác gồm: nồng độ (M), thời gian 30 phút, khuấy đảo 200v/phút

- Sau đó tiếp tục các công đoạn tiếp theo được kế thừa theo 2.3.2.Sơ đồ quy trình nghiên cứu. Thu được collagen

- Sản phẩm collagen kiểm tra các chỉ tiêu : + Hiệu quả khử khoáng

+ Nhiệt độ biến tính + Khả năng giữ nước

- Điều kiện xếp loại tác động của các yếu tố :

+ Tác động tốt

+ Tác động xấu

- Hiệu quả khử khoáng cao - Nhiệt độ biến tính cao - Khả năng giữ nước tốt

- Hiệu quả khử khoáng thấp - Nhiệt độ biến tính thấp - Khả năng giữ nước thấp

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA DA CÁ TRA

Kết quả thành phần hóa học của da cá Tra được trình bày trong bảng 3.1.(kế thừa nghiên cứu của Trần Thị Huyền, luận văn thạc sỹ kĩ thuật)

Bảng 3.1: Thành phần hóa học cơ bản của da cá Tra ban đầu.

Chỉ tiêu Nước Protein Lipid Khoáng

Hàm lượng (%) 61,75 19,62 16,81 1,32

Bảng 3.1 cho thấy hàm lượng khoáng 1,32% là khá cao trong nguyên liệu da cá Tra. Thành phần phi collagen này có ảnh hưởng không tốt đến quá trình chiết Collagen , tạo ra những sản phẩm phụ không mong muốn cho sản phẩm Collagen ảnh hưởng đến các tính chất đặc trung và hạn chế khả năng ứng dụng của nó. Vì vậy yêu cầu cần loại bỏ tạp chất này là rất cần thiết trong quy trình nghiên cứu.

Ghi chú : Đề tài này là một nhánh trong đề tài ‘nghiên cứu qui trình sản xuất collagen’ của Trần Thị Huyền (luận văn thạc sỹ kĩ thuật). Các thí nghiệm đều tiến hành trên cùng một lô nguyên liệu đã được xác định thành phần hóa học. Do vậy cho phép kế thừa kết quả của Trần Thị Huyền để đưa vào các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của acid citric, acid acetic, acid lactic đến hiệu quả khử khoáng và một số tính chất cơ bản của collagen trong qui trình thu nhận collagen bằng phương pháp hóa (Trang 44 - 47)