Tủa bằng phương pháp điểm đẳng điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của acid citric, acid acetic, acid lactic đến hiệu quả khử khoáng và một số tính chất cơ bản của collagen trong qui trình thu nhận collagen bằng phương pháp hóa (Trang 31 - 33)

Khi thay đổi pH của môi trường, mức độ tủa của protein cũng thay đổi. Ở pH

thấp, protein tích điện dương vì nhóm Amide bị proton hóa (thu nhận proton). Ở giá trị pH cao, protein tích điện âm vì các nhóm Carbocyl trong phân tử protein bị mất đi proton (mất

H+). Tại giá trị pI (Isoelectrics point - điểm đẳng điện), protein không tích điện.Điều này làm giảm tính tan của protein vì protein không còn khả năng tương tác với môi trường, khi đó, các phân tử protein sẽ tách ra khỏi môi

trường. Hiện tượng này được giải thích bằng phương trình Cohn. Phương pháp này thường dùng cho các protein đậu nành (có điểm đẳng điện khoảng 4.6)

Từ những tổng quan trên cho phép đề xuất một số hướng sản xuất Collagen

có thể ứng dụng vào đề tài là:

- Sử dụng các tác nhân hóa học để loại bỏ các hợp chất phi Collagen ra khỏi nguyên liệu da cá, thành phần chủ yếu còn lại sẽ là Collagen. Hướng này cần kiểm soát chế độ xử l í nghiêm ngặt vì trong quá trình tách các tạp chất rất dễ gây ảnh hưởng đến mạch Collagen, làm thất thoát Collagen giảm hiệu suất thu Collagen.

- Sử dụng kết hợp tác nhân hóa học và tác nhân sinh học (enzym) để loại bỏ các hợp chất phi Collagen ra khỏi nguyên liệu da cá, thành phần chủ yếu còn lại sẽ là Collagen.

- Chỉ xử lý sơ bộ các tạp chất phi Collagen bằng tác nhân hóa học hoặc sinh học, rồi sử dụng dung môi chiết và tác nhân kết tủa Collagen thích hợp. Rất nhiều các công trình nghiên cứu đã công bố khẳng định hiệu quả của hướng nghiên cứu thứ ba nêu trên. Theo hướng này, nguyên liệu trải qua hai quá trình chính là xử lý sơ bộ và chiết-kết tủa. Khi đó, một mặt các tạp chất đều được tách ra từ cả hai quá trình, mặt khác độ tinh sạch của Collagen đ ược cải thiện đáng kể qua quá trình chiết- kết tủa nên chất lượng Collagen thu được có thể tốt hơn. Tuy nhiên cũng cần kiểm soát những tác động bất lợi lên mạch Collagen trong hai lần tác động này cũng như đảm bảo hiệu suất thu Collagen. Đề tài này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ khử tạp chất phi collagen bằng phương pháp hóa học cụ thể là ảnh hưởng của các axit lên hiệu quả khử khoáng và các tính chất của sản phẩm collagen. Nhằm giúp xây dựng quy trình nghiên cứu thu được collagn có hiệu xuất và chất lượng cao. [5]

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của acid citric, acid acetic, acid lactic đến hiệu quả khử khoáng và một số tính chất cơ bản của collagen trong qui trình thu nhận collagen bằng phương pháp hóa (Trang 31 - 33)