thế cao
•Cấu trúc cạnh tranh: Số lượng doanh nghiệp và mức độ chi phối thị trường của các doanh nghiệp
•Các điều kiện về cầu: tăng giảm nhu cầu về sản phẩm
•Rào cản ra khỏi ngành: sử dụng tài sản, chi phí cố định ra khỏi ngành…
•Ít sản phẩm thay thế và sản phẩm của nhà cung cấp là quan trọng đối với người mua •Sản phẩm khác biệt và rất tốn kém cho người mua chuyển sang người khác
•Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế •Chi phí chuyển dịch thấp
•Người cung cấp sản phẩm thay thế có lợi nhuận cao và háo hức cạnh tranh
•Hiệu số “giá trị - giá cả” của sản phẩm thay thế cao
Phân tích áp lực từ Nhà cung cấp
• Cung ứng tài chính: Ngân hàng Các đối thủ cạnh tranh
tiềm năng Áp lực từ phía kháchhàng
Sản phẩm và dịch vụ thay thế Áp lực từ nhà cung cấp
Đặc trưng của ngành kinh doanh bất động sản là tỷ lệ sử dụng vốn vay rất lớn để tiến hành thực hiện dự án, sau đó khi có nguồn thu sẽ hoàn trả lại các khoản
vay này. Một số công ty cổ phần thì có thể sử dụng vốn từ phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để triển khai thực hiện dự án. Đa số các công ty kinh doanh bất động sản chủ yếu sử dụng vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án. Việc này có lợi ích là công ty hoàn toàn chủ động trong công tác điều hành quản lý công ty. Tuy nhiên cũng đòi hỏi công ty có mối quan hệ tín dụng tốt với các tổ chức tín dụng. Đối với các dự án lớn, với tổng mức đầu tư từ vài chục đến vài trăm triệu USD đòi hỏi phải có sự hợp tác với nhiều ngân hàng mới tiềm lực để triển khai thực hiện.
• Nhà tư vấn
Nhà tư vấn bao gồm Nhà tư vấn về đầu tư, thiết kế, thi công, kiến trúc, cơ điện, địa chất công trình, đánh giá tác động môi trường, quản lý bất động sản... Những nhà tư vấn này ảnh hưởng đến doanh nghiệp về chất lượng và giá cả. Dự báo trong thời gian tới, số lượng nhà tư vấn sẽ không ngừng tăng lên do lợi nhuận ngành này tương đối cao, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thêm sự lựa chọn khi thực hiện dự án, từ đó giảm được áp lực từ phía nhà tư vấn.
• Các nhà cung ứng vật tư, vật liệu.
Giá thành của một công trình xây dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí vật liệu, 10-20% chi phí nhân công, và 10-20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép chiếm 60-70% và Xi măng chiếm 10-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Cùng với những kế hoạch chính sách về bình ổn giá vật liệu của bộ xây dựng thì sức ép từ các nhà cung cấp vật tư, vật liệu là không lớn. Ví dụ như ngành thép: thép là vật liệu xây dựng không thể thiếu trong cả ngành xây dựng lẫn các ngành khác như giao thông,…. Chính vì vậy, giá thép chịu ảnh hưởng nhiều bởi thị trường thế giới do nhu cầu sử dụng rất nhiều. Các nhà khoa học dự kiến giá thép trên thị trường thế giới những năm tới đây có nhiều khả năng giảm bởi các nguyên liệu giảm. Trong khi đó, xi măng cũng là nguyên liệu không thể thiếu của ngành xây dựng và giao thông thì dự kiến nhu cầu những năm tới lại tăng nhưng nhiên liệu đầu vào (than, dầu) giảm, nguồn cung cũng vẫn tăng trưởng ổn định nên dự báo ít có sự biến động về giá.
Số lượng nhà cung cấp nguyên vật liệu trên thị trường không nhỏ nhưng sản phẩm thay thế cho nó hầu như không có làm tăng áp lực từ nhà cung cấp.
Với số lượng lớn các nhà cung ứng như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay thường sử dụng hình thức đấu thầu để cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, điều này giúp họ có được mức giá tốt nhất so với giá thị trường.
• Các nhà cung cấp máy móc và thiết bị thi công:
Máy móc và thiết bị thi công ở nước ta hiện nay chủ yếu là nhập khẩu. Số lượng máy móc và thiết bị thi công nhập khẩu hằng năm dao động khoảng 20.000 –
22.0 chiếc. Các nước xuất khẩu chủ yếu vào Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù vậy, mỗi nhà cung cấp đều có điểm mạnh riêng và luôn giữ mối quan hệ mật thiết với công ty. Công ty luôn là khách hàng truyền thống, đáng tin cậy của họ. Vì vậy sức ép từ các nhà cung cấp vật tư thiết bị là không lớn.
Cơ hội: Số lượng nhà cung ứng lớn giúp doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn và được hưởng ưu đãi về giá và chất lượng dịch vụ.
Thách thức:
-Quỹ đất có giới hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội và quan hệ tốt với các chính quyền địa phương. Lên kế hoạch xin đất và sử dụng đất trong dài hạn.
- Trong tương lai, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
• Nguồn lao động
“Cơ cấu nguồn nhân lực của ngành xây dựng đang (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1:3; trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước trên thế giới là 1:4:10” (Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM). Như vậy có thể thấy những năm gần đây lượng nhân công ngành xây dựng rất lớn nhưng lại đang rơi vào tình trạng thừa lao động trình độ cao mà thiếu lao động nghề. Mặc dù số lượng lao động là công nhân trực tiếp có qua đào tạo nghề hằng năm có tăng nhưng thực tế hầu hết công nhân làm việc theo thời vụ, chưa được đào tạo bài bản,…
Về giá nhân công tại Việt Nam, ngành xây dựng đang có lợi thế do giá nhân công rẻ hơn các quốc gia khác. Tuy nhiên, những năm tới đây, giá nhân công có xu hướng tăng do ảnh hưởng của việc chỉnh lương cơ bàn mà Nhà nước đang thực hiện.
Khách hàng
Hiện tại, khách hàng của PHUCLOC Group tập trung vào 3 nhóm chính là khách hàng thuê văn phòng; khách hàng có nhu cầu về nhà ở và khách hàng có nhu cầu thuê hạ tầng kỹ thuật KCN.
Đối với văn phòng cho thuê: Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế ngày càng ổn định nên số lượng doanh nghiệp thành lập ngày càng tăng. Các doanh nghiệp cũng thường có xu hướng thuê văn phòng tại các tòa nhà tổ hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở vì vị trí địa lý thuận tiện, cơ sở vật chất tốt,… tiện lợi cho giao dịch, làm ăn. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ chỉ chuyên tâm vào việc sản xuất kinh doanh mà không cần lo các dịch vụ như điện nước, vệ sinh, an ninh, tiêu chuẩn hạ tầng cơ sở, tiện nghi…Các doanh nghiệp thuê văn phòng thường có xu hướng thuê lâu dài để ổn định trụ sở kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu thuê văn phòng dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Sức ép của nhóm khách hàng này về giá khá lớn, đồng thời cũng đòi hỏi chất lượng về vị trí kinh doanh khắt khe.
Đối với khách hàng có nhu cầu thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN: Hiện nay, PHUCLOC Group có một công ty thành viên phụ trách riêng tại thị trường KCN, công ty đã đi vào hoạt động từ 2015, chào đón được một lượng khách hàng tương đối lớn cả trong và ngoài nước. Công ty vận hành và quản lý tốt một số KCN tại Ninh Bình và đang phát triển ra các tỉnh thành khác theo chủ trương và chiến lược mới của Tập đoàn.
Đối với khách hàng có nhu cầu về nhà ở: Khách hàng chính của Tập đoàn là các hộ gia đình mua để ở (chiếm 65,58% theo khảo sát của Ban Kinh doanh PHUCLOC Group). Chủ yếu là các hộ gia đình trung lưu, có thu nhập ổn định và có xu hướng sống trong các khu đô thị đầy đủ tiện nghi. Việc đưa các khu đô thị mới đi vào sử dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần xây dựng cho doanh nghiệp hình ảnh và thương hiệu, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ các dòng sản phẩm khác.
Thách thức: Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, dịch vụ. Đây là một thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến công nghệ và kỹ thuật xây dựng, thay đổi chiến lược và cần lượng vốn đầu tư lớn.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS giống như PHUCLOC Group. Bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô vừa thì có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn tham gia như VinGroup, Tân Hoàng Minh, CEN Group hay Hải Phát,…. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp quốc doanh là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn có vốn nhà nước cũng tham gia vào thị
trường này. Thậm chí, hiện nay, thị trường BĐS còn có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đầu tư.
PHUCLOC gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp này. Chính vì vậy, với các dự án mới ngày càng được triển khai nhiều hơn sau khi thị trường BĐS có dấu hiệu phục hồi, PHUCLOC cũng luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khác, do số lượng các doanh nghiệp ngành này trảI qua giai đoạn khó khăn ngày càng hoàn thiện về chiến lược kinh doanh, quản trị. Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn khác nhau, vị trí khác nhau với các mức giá cả khác nhau.
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PHUCLOC có cùng thị trường tiêu thụ, cơ cấu tổ chức tương đương như: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC; Tổng công ty Viglacera; Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh; Công ty CP Xây dựng và Thương mại Bắc Hà;...
a. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC- Công ty TNHH
Một thành viên
Là công ty xây dựng hạ tầng có bề dày lịch sử trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. UDIC bao gồm 43 Công ty thành viên, trong đó có 6 Công ty Liên doanh với nước ngoài đã tổng hợp được sức mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, thi công cùng đội ngũ cán bộ giàu năng lực.
Các dự án mà UDIC đã và đang triển khai: Khu nhà ở tiêu chuẩn cao kết hợp văn phòng và dịch vụ tại 101 Láng Hạ, Tổ hợp Cao tầng và dịch vụ tại 71 Nguyễn Chí Thanh, Khu đô thị Nam Thăng Long, Khu đô thị Nghĩa Đô, Khu đô thị mới Yên Hòa, Trung Yên Plaza…
Tình trạng: Các khu đô thị đã đi vào hoạt động
Nhận xét: Bài bản, chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm khá tốt.
b. Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh
Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh được thành lập và phát triển với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản.
Công ty bất động sản uy tín tại thị trường phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Các dự án nổi bật của Hưng Thịnh có thể kể đến như: dự án Richmond City, dự án Lavita Charm, dự án Moonlight Park View...
Dự án đang triển khai: Dự án khách sạn 5 sao và chung cư cao cấp tại 31 Kim Mã, Hà Nội.
c. Công ty CP tư vấn và dịch vụ đầu tư bất động sản Kland
Được thành lập từ năm 2015, đến nay Kland đã khẳng định vị trí là một trong những đơn vị phát triển và đầu tư bất động sản uy tín tại Việt Nam. Công ty đã triển khai thành công các dự án Bất động sản tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Tĩnh…
d. Tổng công ty Viglacera
Chung cư Thăng Long Numberone
Các dự án đã triển khai: Khu nhà ở 628 Hoàng Hoa Thám, Tổ hợp chung cư Thăng Long Number One, Khu đô thị Đặng Xá I,II, Khu đô thị Xuân Phương, khu nhà ở 671 Hoàng Hoa Thám, Khu đô thị Đại Mỗ, khu đô thị Tây Mỗ.
Tình trạng: Đã đi vào sử dụng
Nhận xét: Các dự án bình dân, nhà xã hội, chung cư cao cấp đều được triển khai nhanh, chất lượng đảm bảo, hạ tầng đồng bộ.
Bảng 2.2 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM Các yếu tố chủ yếu Trọng số PHUCLOC Group Hưng
Thịnh UDIC Viglacera Kland
A B A B A B A B A B 1. Chất lương dự án 0,22 7 1,54 6 1,32 7 1,54 8 1.76 6 1,32 2. Hoạt động marketing 0,09 6 0,54 5 0,45 8 0,72 7 0,63 6 0,54 3. Uy tín thương hiệu 0,09 6 0,54 8 0,72 6 0,54 8 0,72 7 0,63 4. Đa dạng sản phẩm BĐS 0,1 7 0,7 7 0,8 8 0,8 9 0,8 9 0,9 5. Khả năng cạnh tranh về giá 0,22 7 1,54 6 1,32 7 1,54 5 1,1 8 1,76 6. Vị trí 0,19 5 0,95 7 1,33 7 1,33 7 1,33 6 1,14 7. Tiện ích đính kèm 0,09 7 0,63 7 0,63 7 0,63 7 0,63 8 0,72 Tổng 1 6,44 6,57 7,1 7,07 7,01
Ghi chú: A: Cho điểm (thang điểm 10); B: Giá trị (Nguồn: Ban kinh doanh, PHUCLOC Group)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy PHUCLOC Group có tổng số điểm là 6,44 điểm và bám khá sát so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Chất lượng sản phẩm được đánh giá là tốt song vị trí chưa phù hợp làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty. Công ty cũng chưa thực hiện tốt công tác Marketing và chưa chú trọng xây dựng thương hiệu.
Thách thức:
- Các đối thủ cạnh tranh đa số là các tổng công ty, tập đoàn có tiềm lực kinh tế lớn, áp lực cạnh tranh cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là rất lớn, do đó việc các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Số liệu thống kê từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố cho thấy, Luỹ kế 2 tháng đầu năm 2021, Có 11/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, các lĩnh vực có mức tăng mạnh là: Sản xuất, phân phối điện, nước, gas tăng 60,7%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 39%; Kinh doanh bất động sản tăng 33,6%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 19,2% và Khai khoáng tăng 19%.
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết, sự tăng trưởng với tỉ lệ cao của số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập ở các ngành kinh doanh này một phần do đây là những ngành nghề kinh doanh thiết yếu. Thêm vào đó là sự chuyển dịch xu hướng kinh doanh trong thời điểm hiện tại từ các ngành bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh sang những ngành nghề kinh doanh chịu ít rủi ro và nhiều tiềm năng hơn, như lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với bất động sản công nghiệp là điểm sáng của thị trường trong thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài nhờ các hiệp định thương mại tự do và xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất trên thế giới.
Ngoài các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mới đang mọc lên như nấm theo thời gian, còn có các đối thủ tiềm năng khác, chính là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn mạnh ở Việt Nam, hiện đang kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhận thấy lợi nhuận rất lớn từ kinh doanh bất động sản nên lấn sân sang lĩnh vực này.
Mặt khác, các tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu trên thế giới như: Capitalland, HongKong Land, Frasers Centrepoint Limited (FCL)... đang nhắm đến
Việt Nam như là một điểm đến đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Đây là các tập đoàn lớn tầm cỡ khu vực trong lĩnh vực kinh doanh