Kết cấu đồng hiện

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện của nhà văn di li (Trang 32 - 36)

Trong đó các sự kiện trong thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hiện lên một lúc. Một kiểu tổ chức tác phẩm khác chịu ảnh hưởng của kĩ xảo điện ảnh là kết cấu đan xen. Kiểu kết cấu này thường gặp trong các truyện ngắn chủ trương đồng hiện hai tuyến hành động của một nhân vật.

Hình thức kết cấu của tác phẩm gây ấn tượng mạnh, cho cảm giác đó là cách tối ưu để thể hiện tinh thần nội dung câu chuyện. Ở phương thức kết cấu này, cốt truyện thường bị phân rã thành những nhánh, những mảnh rời rạc, hay nói cách khác, mạch truyện được tạo nên bởi sự lắp ghép những mảnh vụn từ ý tưởng chung về một câu chuyện nhất định. Đi cùng với sự phân rã cốt truyện đó là sự phong phú trong điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Những mảnh vỡ của hiện thực được tái hiện trong những câu chuyện nhỏ trong tác phẩm qua những điểm nhìn khác nhau, với giọng điệu khác nhau của các nhân vật đã tạo nên những ấn tượng đa chiều về thế giới.

Cánh đồng bất tận dù được kể từ một người kể chuyện xưng “tôi” duy nhất từ đầu đến cuối tác phẩm, nhưng thực ra qua bảy phần của truyện được đánh số rõ ràng, người kể chuyện ấy đã lần lượt nhập vai, hóa thân vào các nhân vật khác, qua lối kể chuyện nửa trực tiếp, để đưa ra những cảm giác, cảm xúc và cái nhìn của họ đối với cuộc đời: nỗi khắc khoải, thắc thỏm, bền bỉ, thách thức rồi cuối cùng là ê chề tuyệt vọng của Sương, nỗ lực bất thành để kìm nén, giết chết yêu đương, khát khao, bản năng nơi Điền đang đến tuổi trưởng thành… Qua những câu chuyện dường như không đầu không cuối ghép nối nhau tạo nên những phần, những cảnh khác nhau trong câu chuyện lớn mênh mông, cái tôi của người kể chuyện đã không chỉ thuật mà làm sống lại, trải ra thế giới tinh thần của những cái tôi khác.

Có thể khẳng định sự phong phú và đa dạng về phương thức kết cấu trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo, thể nghiệm của các tác giả, ở từng tác phẩm. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số phương thức như kết cấu theo logic nhân quả (câu chuyện được kể từ nguyên nhân đến hệ quả), bao gồm logic

sự kiện và logic tâm lí; kết cấu đa tầng bậc (tác phẩm được tạo nên bởi nhiều tầng câu chuyện khác nhau); kết cấu lắp ghép (câu chuyện là sự lắp ghép các mảnh sự kiện, biến cố, dòng tâm lí ở những thời điểm và không gian khác nhau); kết cấu liên hoàn (nhiều chuyện có nội dung liên hoàn với nhau). Trong số các phương thức trên, lắp ghép là một phương thức kết cấu đặc sắc, và nhờ nó, truyện ngắn đương đại xích gần hơn với tiểu thuyết.

KẾT LUẬN

1. Trong bộ phận văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại, với rất nhiều cây bút tài năng, nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau, Di Li vẫn tạo cho mình một chỗ đứng riêng thật sáng giá. Nhà văn nữ trẻ này đã "khuấy động" văn đàn không chỉ bằng việc công bố đến 23 tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau trong một khoảng thời gian không dài, mà còn bằng tài năng, tâm huyết và cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Chị đã sáng tạo ra một thể loại văn học mới: Tiểu thuyết Trinh thám - Kinh dị. Sự kết hợp khéo léo yếu tố trinh thám và yếu tố kinh dị trong tiểu thuyết của chị đã tạo ra sự giao thoa thể loại độc đáo, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc, và sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Bởi vậy, việc nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

2. Trong luận văn của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề lớn sau đây: Ở chương 1, sau khi giới thiệu sáng tác của Di Li trong văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại, chứng tôi giới thiệu về truyện trinh thám, truyện kinh dị và truyện trinh thám - kinh dị trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cơ sở lí thuyết của đề tài, định hướng cho chúng tôi tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu ở 2 chương sau. Trong chương 2, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li là những vấn đề lớn được tập trung nghiên cứu, đánh giá. Đây là những phương diện quan trọng, ghi đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết trinh thám - kinh dị do Di Li sáng tác. Ở phương diện cốt truyện, chúng tôi thấy Di Li đã xây dựng hai kiểu cốt truyện với nhiều sáng tạo nghệ thuật: đó là kiểu cốt truyện "vụ án" truyền thống, với "Trại Hoa Đỏ" là cốt truyện "Truy tìm kho báu", với "Câu lạc bộ số 7"

là cốt truyện "Giáo phái, buôn ma túy và giết người". Nhưng ngay với kiểu cốt truyền thống này, nhà văn đã sử dụng hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật như "hãm chậm", "tạo sự tò mò", "tạo điểm nhấn, 96 gợi hướng truy tìm" v.v.. Rất nhiều các tình huống truyện giàu kịch tính được xây dựng, triển khai để tăng sự gay cấn, thu hút sự say mê, thích khám phá của người đọc. Kiểu cốt truyện thứ hai là một sáng tạo mới mẻ của nhà văn: Cốt truyện cấu trúc "sóng đôi" có sự giao thoa, kết hợp yếu tố li kỳ của truyện trinh thám và yếu tố hoang đường kì ảo của truyện kinh dị. Với phương diện tình huống truyện trong sáng tác của Di Li nhà văn đã sáng tạo và xây dựng hàng loạt tình huống chứa điểm nhấn "Mai phục" để dự báo, gợi dẫn về sự thật của vụ án, đó là những tình huống vừa hiện thực, vừa ma quái, hợp lí và phi lí, thực và ảo để lôi cuốn bạn đọc. Đó còn là những tình huống li kì, kịch tính và đậm sắc thái kinh dị trong hai tiểu thuyết, tạo ra ấn tượng khủng khiếp, ghê sợ. Nhân vật là phương diện quan trọng nhất của mọi tác phẩm văn học. Ở hai tiểu thuyết này, chúng tôi thấy nhà văn đã xây dựng thành công ba kiểu loại nhân vật: - kiểu nhân vật thám tử - con người vừa tài giỏi, cao siêu vừa gần gũi đời thường; kiểu nhân vật nạn nhân - con người vừa bình dị đời thường vừa có nét ma quái hoặc có năng lực khác thường; kiểu nhân vật thủ phạm - những con người "đeo mặt nạ" (hoặc đẹp đẽ bề ngoài nhưng có tâm địa quỷ dữ, hoặc ngoại hình quỷ trùng khớp với tâm đại quỷ). Đây là ba kiểu nhân vật đặc trưng của truyện trinh thám nhưng trong tiểu thuyết của Di Li, nó được xây dựng thật biến hóa, lôi cuốn bởi thấm đẫm sắc thái kinh dị, bởi nhà văn đã miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ, qua các hành động và diễn biến nội tâm phù hợp với tính cách, nhân cách của từng kiểu nhân vật. Trong chương 3, chúng tôi tập trung nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của nhà văn. Với phương diện không gian nghệ thuật, chúng tôi khảo sát tác phẩm và phát hiện có bốn mô hình không gian, vừa là phương tiện nghệ thuật để làm sáng tỏ chủ đề, làm bối cảnh tự nhiên và xã hội để nhân vật xuất hiện, xung đột và hành động, để cốt truyện vận động và phát triển,vừa là các hình tượng nghệ thuật tồn tại tương đối độc lập, tham gia trực tiếp vào câu truyện: - đó là không gian 97 "ngôi nhà quỷ ám"; "hầm mộ"; "hiện trường vụ án"; "thiên nhiên đe dọa con người". Đó còn là các kiểu loại thời gian nghệ thuật như thời gian của "tấn bi hài kịch khổng lồ của cuộc sống"; thời gian đảo

lộn, chồng chéo, gấp khúc; thời gian "đứng im" với những khoảnh khắc đáng sợ, rùng rợn. Tất cả đã tạo ra những hoàn cảnh nghệ thuật đặc biệt,vừa góp phần "đánh thức trí tuệ" vừa "đập mạnh" vào trái tim người đọc.

3. Với sự kết hợp yếu tố trinh thám và yếu tố kinh dị, Di Li đã tạo ra một thể tài văn học mới - đó là sự sáng tạo có tính khai mở một dòng chảy riêng trong "biển cả" sáng tạo văn học đa dạng đến phức tạp hôm nay. Những thành công ban đầu trong hai tiểu thuyết của nhà văn vừa khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo, đóng góp của nhà văn vào thành tựu của văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại, vừa giúp chúng ta nhận diện sâu sắc hơn, đánh giá chính sác về các khuynh hướng sáng tác và xu thế vận động của văn xuôi Việt Nam hôm nay. Thành công của những cây bút trẻ như Di Li là tín hiệu đáng mừng cho sự khởi sắc của văn học Việt Nam hiện đại, cùng những hứa hẹn ở tương lai của những tài năng trẻ như Di Li.

4. Nếu được tiếp tục nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, chúng tôi cho rằng sẽ có thể phát triển đề tài ở những hướng sau đây: Sáng tác của Di Li trong văn xuôi Việt Nam đương đại; Tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li trong "dòng chảy" tác phẩm trinh thám và kinh dị của văn học Việt Nam hiện đại; Cấu trúc thể loại trong tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li; Sáng tác của Di Li từ góc nhìn văn hóa.v.v..

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện của nhà văn di li (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w