CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Đô thị hóa tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế thành phố và cả nước phát triển. Quá trình phát triển đô thị tại thành phố Thủ Đức thời gian qua cũng tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng dân số cơ học nhanh không chỉ từ các địa phương trong nước mà cả công dân nước ngoài khiến lực lượng lao động ngày càng dồi dào với chất lượng ngày càng cao. Văn hóa – xã hội và dân cư có nhiều thay đổi tích cực, văn hóa truyền thống, lối sống của người dân địa phương phong phú, đa dạng hơn bởi sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, tiếp thu nhiều yếu tố tiến bộ, có cả văn hóa nước ngoài.
“Căn bệnh đô thị” đã khiến quá trình đô thị hóa đang đối diện với nhiều thách thức, trở ngại rất lớn. Như các đô thị khác, thành phố Thủ Đức hiện đang đối diện nhiều thách thức như mô hình tăng trưởng chưa đa dạng, thiếu bền vững, bộc lộ nhiều yếu kém, năng lực dự trữ và tầm nhìn dài hạn còn hạn chế. Tình trạng đô thị hóa “ngược quy luật”, đô thị hóa tự phát một cách manh múng, nhỏ lẻ, xây dựng trái phép xảy ra ở nhiều nơi khiến kiến trúc quy hoạch chung bị phá vỡ; hệ thống hạ
tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu, kết nối giao thông giữa các khu vực đô thị yếu. gây lãng phí xã hội. Đầu tư cho các vấn đề cấp bách về hạ tầng kỹ thuật chưa được ưu tiên giải quyết triệt để, đồng bộ. Việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế; sử dụng tài nguyên đất đai chưa hiệu quả. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, khói, bụi gia tăng ở các đô thị lớn…
Lĩnh vực văn hóa - xã hội và con người cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Tình trạng di dân tự do, tăng dân số cơ học nhanh các vấn đề an sinh xã hội khác, sự phân hóa giàu nghèo, đời sống thu nhập, sức ép về nhà ở, nhu cầu y tế, giáo dục, hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí… tạo nên áp lực căng thẳng cho chính quyền và cư dân nơi đây. Những ảnh hưởng tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, áp lực của cuộc sống đô thị hóa nhanh tác động xấu đến các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử. Bên cạnh tiếp thu các giá trị văn hóa tích cực mới du nhập, thì sự khác biệt giữa văn hóa truyền thống, lối sống của cư dân địa phương với cư dân nhập cư dẫn đến bất đồng mâu thuẫn, va đập. Một bộ phận không ít cư dân nhập cư từ các vùng nông thôn khó hòa nhập với điều kiện sống, lối sống đô thị hóa làm nảy sinh tư tưởng, cách sống tiêu cực. Tại các vùng ven đô, có thể nhận thấy một sự đứt gãy, phá vỡ cảnh quan sống của không gian kiến trúc nông thôn truyền thống. Tình hình tệ nạn xã hội và, phạm pháp hình sự vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp. Hơn nữa, sự ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, ùn tắc giao thông, ngập cục ở một số khu dân cư khiến việc quản lý xã hội và đời sống người dân gặp khó khăn hơn… Trong khi đó, các nỗ lực giải quyết chưa thực sự đồng bộ, thiếu sự liên kết hệ thống, còn riêng biệt theo ngành.
Đứng trước áp lực của quá trình đô thị hóa, người dân có lúc dường như sao nhãng, lãng quên các giá trị văn hóa truyền thống. Nếu không nhanh chóng khắc phục những khiếm khuyết ấy thì việc xây dựng, phát triển đô thị văn minh, hiện
đại, nghĩa tình sẽ khó có thể đạt được hoặc đạt được đi nữa thì không thể phát triển một cách bền vững.