Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong sư phạm tương tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng việt hung (Trang 33 - 37)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.5. Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong sư phạm tương tác

TƯƠNG TÁC.

Người dạy, ngay sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng môn học của mình và làm chủ môn học sẽ dạy, phải lập xong kế hoạch lên lớp và hướng dẫn học sinh học tập, đó là giai đoạn đòi hỏi khắt khe nhất trong nhiệm vụ của mình.

Quan điểm sư phạm tương tác dự kiến rằng người dạy sau khi vào lớp và suốt quá trình lên lớp cần khơi dậy ở học sinh một hứng thú học và kích thích liên tục người học trong việc tìm kiếm tri thức mới, là người dẫn dắt hoạt động người dạy trở thành linh hồn của lớp học, anh ta thổi vào lớp một ham thích kiến thức và mong muốn thành công.

1.5.1. Dẫn dắt hoạt động.

Dẫn dắt hoạt động một lớp học không chỉ nhằm rèn luyện nhóm đó thực hiện thành công việc học mà nhất là tạo nên một tinh thần, một tâm lý lôi cuốn mỗi thành viên chia sẻ trách nhiệm đối với một dự án tập thể. Chính vì vậy người dạy đảm nhiệm trách nhiệm dẫn dắt hoạt động của lớp và người học trở thành những người tham gia có trách nhiệm. Người dạy tìm cách khơi dậy và duy trì sự tham gia của tất cả, người học về phần mình, tham gia vào hoạt động sư phạm huy động cả lớp. Sự chú ý của người dẫn dắt hoạt động nhằm đồng thời vào toàn bộ lớp học vào từng người học. Do vậy người dạy cần đến những chiến lược năng động có khả năng tác động vào tất cả người học, làm cho họ hứng thú và duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học.

1.5.1.1. Cấu trúc của nhân cách.

Berne khẳng định rằng ở mỗi con người dù tuổi tác nào cũng tồn tại ba hệ thống sau đây: Bố mẹ (hệ thống P), trẻ con (hệ thống E), người lớn (hệ thống A). Đó là ba đặc tính được biểu thị trong tập tính của mỗi cá nhân.

trang29/89

Bố mẹ (hệ thống P) không ám chỉ quan hệ làm con và không chỉ ra là bố hay mẹ, nó chỉ ra sự tồn tại trong mỗi một chúng ta ột phương diện chi phối m cách xử sự theo cách chuẩn mực.

Trẻ con (hệ thống E) cũng có thể hòa vào người ở bất kỳ tuổi nào, đó là phương diện tự phát, phiêu lưu. Nó biểu lộ đều đặn ở từng đứa trẻ và gợi cho nó đi những con đường mới, tự cho mình được giải trí nhẹ nhàng.

Người lớn (hệ thống A) không có nghĩa là đạt được tuổi người lớn. Phương diện này chỉ ra khả năng phân biệt bắt buộc phải lựa chọn giữa các xu hướng, hệ thống A đòi hỏi một quyết định khôn ngoan.

1.5.1.2. Các tập tính trong việc dẫn dắt hoạt động sư phạm. - Nhận dạng

Một người được gọi là biết nhận dạng khi người đó thực với chính mình và người khác.

Tập tính nhận dạng về phần người dạy, bao hàm một tầm quan trọng cá nhân mà người chủ duy nhất của nó là “sự chấp nhận chính mình”. Người dạy phải có khả năng nhận ra một cách trung thực các phẩm chất, các điểm yếu, các điểm mạnh của mình và có dũng cảm chấp nhận chính mình cũng như bản chất của nó.

Người dạy ngoài việc phải thật với chính mình anh ta cũng phải thật với học sinh của mình. Học sinh cần phải cảm thấy tin và nhận biết được sự liên kết giữa người dạy với cái mà người dạy nói và làm ở lớp.

- Sự chấp nhận không điều kiện người khác

Sự nhận dạng cho rằng nếu chấp nhận mình là hoàn toàn tự nhiên, thì phải dẫn tới sự chấp nhận không điều kiện người khác. Người dạy, người dẫn dắt liên tục có quan hệ với người học mà những xúc động, ý nghĩ, những phản ứng của

trang30/89

khi đòi hỏi người thầy phải có một thái độ tinh thần cơ bản có thể thay thế cho việc chấp nhận không điều kiện người khác.

Tóm lại trong dẫn dắt hoạt động sư phạm người dạy cần phải biết mình, biết đối tượng.

1.5.1.3. Những vấn đề cần quan tâm của người dạy- người chỉ đạo hoạt động.

- Gây hứng thú ở người học

Làm thế nào để tạo nên ở người học sự hứng thú, thúc đẩy họ thực hiện việc học? Chính người dạy Người dẫn dắt hoạt động có trách nhiệm sử dụng – một phương pháp sư phạm được gọi là hứng thú, phương pháp nhằm làm người học có ý thức rằng có một mối quan hệ đầy hứng thú giữa chính anh ta và đối tượng học.

- Để người học chủ động tham gia

Người dạy, người dẫn dắt hoạt động cố gắng làm cho người học hứng thú nhạy cảm với vai trò người thợ chính trong quá trình học tập. Đồng thời, người học phải đảm bảo trách nhiệm để đạt tới mục tiêu “của mình”.

Người dạy người dẫn dắt hoạt động cũng nên cố gắng làm cho người học có ý thức về ảnh hưởng mà các hoạt động của mình tác động đến lớp. Ngoài dự án cá nhân học – Người học phải tham gia tích cực vào dự án tập thể của lớp mình nhằm cho tất cả các học sinh đều thành công trong việc học.

- Động viên người học

Quá trình học đôi khi rất dài, có trở ngại và khó khăn phải vượt qua. Cái đó có thể làm người học giảm cường độ học, nản chí và có thể bỏ học. Cho nên người dạy cần nhạy bén tinh ý để dự đoán và phát hiện khó khăn để giải quyết nhờ một chiến lược thích hợp hỗ trợ học sinh của mình. Người dạy không nên tiếc những lời động viên, tán thưởng để hỗ trợ sự nhiệt tình của người học và

trang31/89

duy trì sự hứng thú của họ. Một sự chú ý đặc biệt, một cử chỉ, một lời khuyên có tác dụng kích thích người học, nhất là trong lúc căng thẳng vất vả, đây là một quá trình nên sử dụng liên tục trong dạy học.

1.5.2. Giao tiếp.

Giao tiếp chủ yếu dùng để thiết lập sự tiếp xúc và tạo nên mối liên hệ tư duy giữa người phát và người nhận. Hơn thế nữa nó có ý trao đổi và chia sẻ, giao tiếp thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa người dạy và người học.

1.5.2.1. Các đặc tính của giao tiếp.

- Tính lưỡng cực của những người tham gia

Giao tiếp trong sư phạm tương tác có xu thế tạo nên những trao đổi giữa người dạy và người học, nó có thể thực hiện một chiều bởi vì những đặc tính của nó bao hàm sự tương tác trong trao đổi. Chính vì vậy người dạy hoạt động khi thì như người phát, khi thì như người nhận, đối với người học cũng như vậy. Tất cả hai hoạt động trong sự tương hỗ song cực có giá trị nhất, họ lần lượt trở thành người phát và người nhận. Đó là sự phân biệt cơ bản với giao tiếp truyền thống, ở đó ng ời ta coi ng ời dạy nh ng ời phát trư ư ư ư ước lớp và người học nh là ngư ười nhận chỉ cần nghe.[1. T132]

- Tính đặc thù của những người tham gia

Người dạy với tư cách là người phát, truyền một thông điệp càng ngày càng có hình thức là một thông tin, một lời khuyên, một lời gợi ý, một động viên hay một chất ấn. Và khi làm chức năng của người nhận, người dạy chấp nhận v thái độ của người cộng tác mong muốn mang đến sự giúp đỡ.

Người học với tư cách là người nhận, đặc biệt cố gắng thích nghi với lời truyền đạt của người dạy như: Anh ta cố gắng giải mã, đánh giá cấp độ hiểu và

trang32/89

anh ta khoanh những phần khó hiểu. Người học sẵn sàng tham gia như một người át, có lúc bằng một vài câu hỏi, có lúc bằng một vài bình luận cá nhân. ph 1.5.2.2. Những phương tiện truyền giao tiếp.

Giao tiếp cần các phương tiện để truyền thông điệp từ người phát sang người nhận, các phương tiện thường gọi là kênh hoặc là phương tiện truyền giao tiếp. Bao gồm một số phương tiện sau:

- Giao tiếp bằng lời

Cách thức giao tiếp dựa trên động từ, từ ngữ và cách nói, trên cái mà người ta gọi là lời nói, đó là cách giao tiếp ưu tiên mà người dạy và người học dùng trong lớp học. Tuy nhiên nghĩa của từ, ý nghĩa cảm xúc của nó, làm cho cách thức giao tiếp này kỳ lạ và rất có sắc thái, đặc trưng riêng.

Các từ gắn với các ý được xác định rất rõ ràng và chỉ ra các đối tượng rõ ràng gợi nên một khái niệm được giới hạn chặt chẽ, chính xác.

- Giao tiếp không bằng lời

Dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, trạng thái tâm lý để biểu đạt, dùng các phương tiện truyền thông để diễn đạt,...

1.5.2.3. Hiệu quả của giao tiếp.

Quan điểm sư phạm tương tác không chỉ thỏa mãn với cách thức miêu tả cấu trúc của giao tiếp như các hình thức truyền thông điệp khác nhau. Điều quan trọng là làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng việt hung (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)