Quan điểm sư phạm tương tác ngày nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng việt hung (Trang 53)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Quan điểm sư phạm tương tác ngày nay

2.2.1. Tương tác trong dạy học truyền thống.

Trong phương pháp dạy học truyền thống tính tương tác trong dạy học được thể hiện qua hình thức giao tiếp trực tiếp thầy trò, thông qua các phương tiện truyền thống.

2.2.1.1. Vai trò của tương tác trực tiếp thầy trò.

Bằng việc dùng lời nói, cử chỉ, thái độ người thầy dẫn dắt người học đi đến sự lĩnh hội tri thức. Việc sử dụng lời nói phù hợp, kết hợp với thao tác như dùng tay, dùng nét mặt, dùng cơ thể để biểu thị nội dung bài giảng, trong một môi trường dễ chịu người dạy sẽ truyền tải nội dung của mình một cách tốt nhất tới người học.

Tiếp nhận sự phản hồi từ người học người dạy có phản hồi tích cực lại đối với người học để tạo cho người học một sự thoải mái, và tiếp tục tích cực trên con đường lĩnh hội kiến thức của mình.

Người học tiếp thu thông tin của người dạy và có những câu hỏi phản hồi như là thắc mắc về nội dung, những sáng kiến phát hiện trong nội dung học.

Như vậy giữa người dạy và người học thường xuyên có sự tương tác qua lại trực tiếp và chủ động.

2.2.1.2. Tương tác thông qua phương tiện.

Người dạy lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như phấn bảng, hình vẽ, tranh treo, các mô hình thực và vật thực một cách thích hợp để diễn tả nội dung bài giảng. Thông qua phương tiện người dạy tác động vào người học để kích thích sự hứng thú, khả năng tiếp thu bài giảng. Người học

trang49/89

cùng bằng các phương tiện này để phản hồi lại người dạy như là: Làm bài tập lên bảng, làm các sản phẩm hay mô hình thật để phản ảnh khả năng tiếp nhận kiến thức của anh ta.

Việc sử dụng phương tiện trong dạy học truyền thống đã mang lại hiệu quả cao trong sự tương tác thầy trò. Tuy nhiên nó vẫn còn có một số điểm hạn chế trong việc trình bày hình vẽ phức tạp. Dùng tranh vẽ thì không thể hiển thị hình ảnh động, dùng mô hình hoặc vật thực chỉ nghiên cứu được một cách tổng thể về đối tượng, không thể nghiên cứu chi tiết từng thành phần, cơ chế hoạt động bên trong của nó.

Như vậy, trong dạy học truyền thống tương tác đóng vai trò quan trọng, và nó mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên với sự phát triển của giáo dục, xã hội của công nghệ với mô hình đào tạo mới thì tương tác có vai trò rất to lớn trong quá trình dạy học hiện đại.

2.2.2. Sư phạm tương tác ngày nay.

Do nhu cầu xã hội, sự phát triển của xã hội thông tin, các mô hình đào tạo trực tiếp, đào tạo từ xa dùng công nghệ dạy học hiện đại dưới sự trợ giúp của máy tính, mạng máy tính đang được triển khai và được người dùng chấp nhận một cách nhanh chóng. Trong quá trình dạy học hiện đại tính tương tác là một yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy và học, đặc biệt là khả năng tương tác người máy. Cụ thể là sự tương tác giữa người dạy với người học thông qua đa phương tiện (máy tính, máy chiếu, mạng máy tính…).

Việc tương tác trong dạy học hiện đại được biểu hiện dưới hai hình thức, đó là tương tác trực tiếp thầy trò thông qua phương tiện là máy tính, máy chiếu và bài giảng điện tử giáp mặt. Đặc biệt là dạy học qua mạng thông qua bài giảng không giáp mặt.

trang50/89 2.2.2.1. Chức năng của máy tính trong dạy học.

Trong dạy học máy tính là phương tiện trung gian được dùng trong quá trình tương tác giữa thầy và trò.Thông qua các chức năng cụ thể như sau:

2.2.2.1.1. Chức năng như một “giáo viên”.

Mục đích của chức năng này là hỗ trợ khả năng tự học của học sinh. Khi đó máy tính và các phần mềm dạy học sẽ đóng vai trò như một giáo viên thực hiện chức năng điều khiển việc học của học sinh, truyền đạt kiến thức và tiến hành kiểm tra đánh giá. Có hai hình thức điều khiển việc học:

- Điều khiển từ bên ngoài. - Học sinh tự điều khiển. * Điều khiển từ bên ngoài

Cơ sở của hình thức này là người học muốn có được sự hướng dẫn trong quá trình tự học. Khi đó các chương trình dạy học s được sử dụng và người ta ẽ gọi chung các chương trình dạy học đó là “Computer Based Training Programm – CBT Programm”. Trong các chương trình dạy học thì mục tiêu học, cách thức học và nội dung học tập đã được chuẩn bị sẵn cho người học, người học không thể tự thay đổi được, đó chính là việc điều chỉnh từ bên ngoài. Quá trình học của học sinh được điều khiển từng bước một, theo một phương thức dạy học đã được xác định trước. Ở đây, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn nội dung bài học, đưa ra phương pháp học để học sinh tự xem và học tập.

Đưa thông tin

Câu hỏi, bài tập

trang51/89

Phương thức dạy học đầu tiên dựa theo các mô hình điều kiện của tâm lý học hành vi của nhà tâm lý học người Mỹ là B.F.Skinner và điều khiển chương trình theo một cấu trúc tuyến tính hoặc cấu trúc bước (còn gọi là các chương trình Skinner).

Sau đó phương thức dạy học đã có sự thay đổi, mang tính sư phạm cao hơn với cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học và dựa theo hình thức chỉ dẫn có sự chỉ giúp của giáo viên. Các chương trình dạy học đã được xây dựng theo cấu trúc phân nhánh (hay còn gọi là các chương trình Crowder).

Ngày nay các chương trình dạy học luôn được cải tiến về nội dung học tập, các thành phần kỹ thuật liên quan, đặc biệt là phương thức điều khiển phân nhánh ngày càng phức tạp nhằm tạo nên sự đa dạng trong việc kiểm tra, đánh giá, đồng thời giúp cho người học có thể chọn lựa những con đường thích hợp để nắm bắt và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.

Việc chuyển đến bước học tiếp theo trong chương trình của người học không chỉ phụ thuộc vào kết quả của bước học trước đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác như: hời gian học tập, số lỗi mắc phải, số lần cầT n đến sự trợ giúp…Với sự trợ giúp của máy tính trong việc sử lý, ghi nhớ và kết

trang52/89

Một số loại hình chương trình sử dụng phương thức điều khiển từ bên ngoài: Các chương trình luyện tập – kiểm tra:

Các chương trình luyện tập phục vụ cho quá trình ôn tập, củng cố hoặc kiểm tra kiến thức. Do đó nó hoạt động chủ yếu theo các hình thức học máy móc như luyện từ vựng (trong học ngoại ngữ), luyên tập khả năng tính toán, học tập các thao tác sử dụng và các hình thức tương tự, ở đó không nhất thiết cần sự có mặt của giáo viên. Về bản chất các chương trình luyện tập là một chuỗi các bài tập, câu hỏi được sắp xếp theo trình tự nhất định và người học cần giải các bài tập đó. Sau mỗi lần đưa ra câu trả lời, người học sẽ nhận được thông báo rằng câu trả lời đó đúng hay sai, trong trường hợp trả lời sai, người học cũng nhận được phương án trả lời đúng. Cấu trúc một vòng của chương trình luyện tập được thể hiện ở hình vẽ sau.

Hình 2.6: Cấu trúc một vòng của chương trình luyện tập, (Nguồn [4]). Bài tập

Bài tập Bài tập

trang53/89

Các bài tập thường được lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Thông thường khi kết thúc một vòng luyện tập thì kết quả học tập sẽ được tổng kết và thông báo, qua đó người học cũng sê nhận được số lượng câu hỏi hoặc bài tập không giải đáp được.

Cấu trúc của các trương trình kiểm tra cũng tuân theo nguyên tác tương tự giống với trương trình luyện tập. ác trương trình này còn có chức năng ghi nhớ C kết quả của quá trình kiểm tra để có thể đưa ra cho người học sự phản hồi. sự lựa chọn bài tập, câu hỏi của các chương trình kiểm tra không tuân theo nguyên tắc ngẫu nhiên mà sẽ được xác định phù hợp với mục đính của khóa học.

Còn về cấu trúc của một chương trình hướng dẫn có các chức năng ghi lại các thao tác, lời chỉ dẫn( có thể bằng văn bản hoặc lời kết hợp với các thao tác tương ứng). ới dạng này thì cần phải xác định chính xác các công việc, các V thao tác cần đưa vào.

Các chương trình giảng dạy:

Các chương trình giảng dạy có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới cho người học, đặc biệt thích hợp cho việc học một cách đơn lẻ. Quá trình truyền đạt kiến thức có thể tuân theo các cấp độ học khác nhau. Các mục tiêu học tập đặt ra không chỉ nằm trong phạm vi kiến thức chuyên môn, ngoài ra về cơ bản thì các mức độ cao hơn của việc nắm vững, áp dụng kiến thức chuyên môn cũng có thể đạt được. Trong chương trình, các thành phần nhằm mục đích giảng dạy, truyền đạt kiến thức và các bài tập, câu hỏi có thể kết nối với nhau một cách đa dạng. Việc chương trình sẽ tiếp tục thực hiện như thế nào sau khi thi hành một nhiệm vụ sẽ là một quyết định mang tính sư phạm. Cấu trúc này hầu như không khác biệt so với hình thức mô tả của quan điểm giảng dạy với các cách thức truyền đạt khác nhau. Cấu trúc này được bổ sung thêm các khả năng khác nhau về truy nhập thông tin thông qua các bảng chọn chương trình, các kết nối siêu văn bản

trang54/89

được thông tin về mục tiêu và nội dung học tập. Kết thúc chương trình có thể có một bài kiểm tra hoặc một bài tóm tắt.

Nền tảng của các chương trình giảng dạy luôn là các quan điểm của lý luận dạy học. Điều này đã giúp phân biệt các chương trình này với các hệ thống siêu văn bản hoặc siêu phương tiện.

Các hệ thống giảng dạy thông minh:

Trên cơ sở của việc giảng dạy được chương trình hóa trong những thập kỷ 60-70 thì đến những năm 80 đã xuất hiên ý tưởng nghiên cứu một hệ thống giảng dạy thông minh (Intelligent Tutorial System ITS). Mục đích của hệ - thống này là tạo ra sự tương thích tối ưu giữa máy tính với kiến thức có sẵn, sự tiến bộ trong học tập và khả năng trí tuệ của người học. Các hệ thống này sử dụng phương thức điều khiển phân nhánh phụ thuộc vào mô hình, đồng thời sự cố gắng của người học trong việc giải quyết các vấn đề sẽ trở thành trung tâm của quá trình học tập (khác với việc truyền đạt kiến thức một cách thuần túy ở các chương trình giảng dạy). Mục tiêu của việc phát triển các hệ thống này là:

+ Máy tính cần cái gì nó làm, cái gì nó dạy. Việc này cần dựa trên các hệ chuyên gia trong các lĩnh vực kiến thức chuyên môn khác nhau.

+ Máy tính cần được trang bị một hệ thống có thứ tự các phương pháp khác nhau để có thể đưa ra những hướng dẫn và trợ giúp cho người sử dụng. Những hướng dẫn và trợ giúp này không đưa ra ngay các bước giải quyết vấn đề hoặc toàn bộ lời giải mà sẽ đặt ra các câu hỏi mang tính chỉ dẫn cho người học, qua đó sẽ dẫn người học đến cách làm chính xác.

+ Để có thể tiếp tục trợ giúp người học khi họ không thể giải quyết các vấn đề, hệ thống này cần thông qua “Mô hình người học” (đã đề cập ở phần trên) tiến hành phân tích hiệu quả học tập, các kết quả đơn lẻ của người học từ trước đến nay.

trang55/89

+ Hệ thống cần có sẵn tiêu chí rõ ràng cho việc sử dụng các thông tin trợ giúp. Thậm chí từ những sai sót của người học, hệ thống có thể đưa ra các phân tích chính xác về các vấn đề liên quan đến việc tiếp thu kiến thức của người học.

Một hệ thống đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu như trên, trong trường hợp lý tưởng có thể thay thế hoạt động của giáo viên. Nó có thể nhận biết chính xác người học làm việc như thế nào, có sự can thiệp kịp thời khi người học mắc sai lầm hoặc yêu cầu được trợ giúp. Để có thể xây dựng được hệ thống dạy học đáp ứng các yêu cầu trên, con người cần đến một phương tiện kỹ thuật đặc biệt, đó là “Trí tuệ nhân tạo”. Việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trong các phòng thí nghiệm và ứng dụng trong thực tế đòi hỏi chi phí cao, điều này cũng ảnh hưởng đến giá thành các phần mềm có sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Có nhiều cấu trúc khác nhau để xây dựng các hệ thống giảng dạy thông minh, tuy nhiên các cấu trúc này đều bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

+ Hệ thống kiến thức cơ bản: giới thiệu các yếu tố, các quy luật, các phương pháp nghiên cứu của thế giới khách quan.

+ Các thành phần đối thoại với người học: trên cơ sở đối thoại với người học, các thành phần này sẽ phân tích và xây dựng một mô hình về kiến thức và trình độ của người học.

+ Các thành phần giảng dạy: bao gồm một hệ thống các phương pháp sư phạm nhằm điều khiển quá trình truyền đạt kiến thức trên cơ sở các kết quả của việc đối thoại với người học.

+ Các thành phần giao tiếp liên lạc: Một vấn đề mang tính nguyên tắc – của tất cả các sản phẩm có sử dụng trí tuệ nhân tạo là máy tính cần xử lý hệ thống các ký hiệu, ký tự theo một quy định hình thức nghiêm ngặt (xử lý thông tin theo hình thức cú pháp). Việc xử lý thông tin- dựa theo ý nghĩa của các ký hiệu (xử lý thông tin theo ngữ nghĩa, nội dung) rất quen thuộc với con người lại

trang56/89

là xu hướng phát triển của các hệ thống trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của nó trong việc xây dựng hệ thống giảng dạy thông minh.

Tiêu biểu cho loại hình này là hệ thống đào tạo từ xa (E Learning), đây là - mô hình đào tạo từ xa dựa trên mạng Internet. Nó cung cấp nội dung đào tạo được truyền tải theo nhiều hình thức khác nhau, tổ chức các lớp học ảo cho học viên tham dự, xây dựng và quản lý nội dung đào tạo dựa vào máy tính. Hình 2.7 trình bày mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống đào tạo từ xa qua mạng Internet, bao gồm thầy giáo, học viên, những người quản lý, người phát triển hệ thống và các tài nguyên trong hệ thống: Tài liệu giảng dạy và quy tắc sư phạm, nội dung và quy tắc kiểm tra…

Hình 2.7: Mô hình quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống đào tạo từ xa (Nguồn [5]).

Tài liệu giảng dạy và quy tắc sư phạm. Nội dung và quy tắc

kiểm tra, đánh giá. Quản lý hệ thống (tàinguyên, khóa học, thời gian. đăng ký, quá

trình học…) Hệ thống trao đổi thông

tin (liên kết các thành phần). Soạn Quản trị Học Kiểm tra Đăng ký Trao đổi Thầy giáo Người quản trị hệ thống Học viên

trang57/89

Mô hình quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống đào tạo từ xa, kết hợp với trí tuệ nhân tạo, hệ chuyên gia, công nghệ phân tán và tương tác người máy…hình thành ra hệ thống đào tạo từ xa dựa trên cơ sở quản trị tri thức.

* Học sinh tự điều khiển

Cơ sở của hình thức này là trong quá trình tự học người học muốn được tự điều khiển. Người học sẽ tự quyết định và xây dựng mục tiêu học, lựa chọn nội dung học, cách thức học phù hợp với yêu cầu và khả năng cho riêng mình. Khi đó giáo viên cần đưa ra một loại phần mềm dưới hình thức “Môi trường học tập điện tử”. Môi trường học tập điện tử là một loại hình phần mềm dạy học mà hỗ trợ khả năng tự học, tự điều khiển của người học từ xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện đến kiểm tra quá trình học tập. Trong môi trường học tập điện tử, người học sẽ được cung cấp các điều kiện học tập thích hợp với các modul

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng việt hung (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)