Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu ĐỀ án chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2021 2025 (Trang 35 - 36)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4.1 Các giải pháp cần thực hiện

4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Xây dựng chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền định kỳ hàng quý trên Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Đài Truyền thanh các cấp. Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...

Kịp thời khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể, tổ chức có đóng góp tích cực, sáng tạo trong thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

4.1.2. Rà soát, củng cố, xây dựng và phát triển HTX, THT nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao dụng công nghệ cao

Củng cố, thành lập mới các THT, HTX trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025 củng cố 110 HTX hiện có; thành lập mới 26 HTX và 263 THT.

100% cán bộ HTX, THT trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tuyên truyền, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất.

Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh trước những biến động của thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Định kỳ một năm/1 lần tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, THT, HTX trong vùng sản xuất công nghệ cao để kịp thời tháo gỡ khó khăn góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao dụng công nghệ cao

Tập trung đào tạo nâng cao trình độ quản lý về công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,…cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp; Nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ, công chức các đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội về kinh tế tập thể, HTX.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX, THT (quản trị, kế toán,..). Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của Chương trình. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%. Định hướng ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y, trồng trọt, thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo nhu cầu thị trường.

Rà soát, đánh giá hiệu quả của việc sắp xếp bộ máy tổ chức và tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp ngành nông nghiệp đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhiệm vụ. Phấn đấu đến năm 2025 ngành nông nghiệp và PTNT có thêm 2 tiến sĩ, 10 thạc sĩ trong đó tập trung vào các chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học,...

Đào tạo nhân lực thực hiện giám sát, cảnh báo an toàn thực phẩm các vùng sản xuất công nghệ cao bao gồm thu mẫu sản phẩm, mẫu đất, nước giám sát các chỉ tiêu ATTP; hỗ trợ các HTX bộ kít kiểm tra nhanh chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu ĐỀ án chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2021 2025 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w