IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4.1 Các giải pháp cần thực hiện
4.1.5. Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao đảm bảo cho vận chuyển vật tư, hàng hóa sản xuất
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là đầu tư hệ thống giao thông, điện, công trình thủy lợi, trạm bơm điện,… đáp ứng yêu cầu ứng dụng cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, nông sản được thuận lợi. Trong đó:
- Đối với hệ thống thủy lợi: Tỉnh sẽ tập trung đầu tư các công trình phân cấp tỉnh quản lý nhằm để tạo nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa của người dân trong vùng. Đối với các công trình thủy lợi phân cấp huyện quản lý, tỉnh chỉ hỗ trợ những công trình có quy mô lớn, mang tính bức xúc để cung cấp nguồn nước cho hệ thống thủy lợi nội đồng hay đối với những địa phương còn khó khăn về nguồn vốn.
- Đối với hệ thống giao thông: Tập trung đầu tư các công trình giao thông trong vùng sản xuất công nghệ cao để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con trong vùng gắn với việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Đối với hệ thống điện: Ngành điện sẽ đầu tư các công trình điện 3 pha cung cấp điện cho các trạm bơm điện, phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân trong vùng (bơm tưới, tiêu úng, phục vụ sản xuất,…). Trong đó việc đầu tư hệ thống điện phải được tập trung thực hiện vào các năm đầu nhiệm kỳ để phát huy hiệu quả của hệ thống điện. Giai đoạn 2021-2025 tỉnh tiếp tục thực hiện cơ chế tạm ứng 50% từ nguồn ngân sách tỉnh cho ngành điện để đầu tư hệ thống điện cho vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.