0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phân bố môi trường sống của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 29 -30 )

Bảng 3.3 Môi trường sống của gia đình củng ảnh hưởng sự phát triển về mọi mặt của vị thành niên vì tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển và hoàn thiện con người từ lúc thiếu thời đến lúc trưởng thành. Đây là thời kỳ có những thay đổi lớn lao trong cơ thể. Những khả năng phát triển này tạo ra

những hành vi, những hành vi này không những thay đổi theo giới tính và sự trưởng thành về thể lực, trí tuệ và có quan hệ xã hội của các cá nhân vị thành niên mà còn tùy thuộc vào môi trường, văn hóa, chính trị, kinh tế nơi họ sống. Từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành là một giai đoạn dài vì vậy cần có sự hướng dẫn để tuổi vị thành niên chuyển sang tuổi trưởng thành một cách đúng đắn. Sự kết hợp giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng là cơ sở quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe sinh sản VTN [5], [15], [17].

Theo một số nghiên cứu của tác giả thì trách nhiệm giáo dục giới tính cho trẻ trước hết thuộc về những người làm cha mẹ người đặt nền tảng vững chắc, tạo điều kiện tốt cho những phẩm chất tốt trong quan hệ gia đình khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, rồi tuổi trưởng thành sau này. Gia đình là “Tổ ấm”, là tế bào xã hội, trong gia đình, vai trò trách nhiệm của người làm cha mẹ hết sức quan trọng, nặng nề, mất nhiều thời gian và công sức. Một gia đình được tổ chức tốt và được giáo dục chu đáo sẽ góp phần cung cấp cho xã hội những người công dân tốt đồng thời kinh tế gia đình cũng có tác động đến sự phát tâm, sinh lý của lứa tuổi VTN [17].

Vậy môi trường sống của các em cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần và xã hội, các em sống với cha mẹ phần lớn có điều kiện phát triển hơn các em sống với người khác ở đây có một số em sống với cha mẹ chiếm tỷ lệ cao 85,6%, vấn đề này có tác động to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và 4,5% sống với mẹ, số ít còn lại sống với cha, mẹ kế, dượng, anh, chị, em, họ hàng, bạn bè chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 29 -30 )

×