Công tác cọc:

Một phần của tài liệu Lập và quản lý dự toán công trình xây dựng (Trang 35 - 36)

VI- Reserve cost Chi phí dự phòng:

12. GENERAL CONSTRUCTION ESTIMATION TABLE

13.4. Công tác cọc:

Công tác cọc trong định mức gồm đúc cọc, đóng (ép) / nhổ cọc, chƣa tính đến các chi phí sau:

• Bóc tách cọc ra khỏi vị trí trong bãi đúc. Công tác này có thể vận dụng mã hiệu XG.1031xx. • Cẩu chuyển cọc từ bãi đúc đến bãi chứa (hoặc nơi đóng) trong phạm vi <500m. Công tác này có thể vận dụng mã hiệu XG.1041xx. Trƣờng hợp vận chuyển tiếp 1000m: mã hiệu XG.1045xx. Lƣu ý nếu cọc đƣợc tập trung tại bãi chứa thì phải tính thêm một lần cẩu chuyển cọc từ bãi chứa đến nơi đóng. Lƣu ý chi phí di chuyển thiết bị thi công đến công trƣờng và nội bộ trong công trƣờng đã đƣợc tính trong chi phí khác và chi phí trực tiếp khác.

Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất, đối với đoạn cọc không ngập đất: KVL=1; KNC= 0,75 và KMTC= 0,75 (vấn đề này thƣờng gặp trong công trình cầu, cảng).

Khi đóng, ép cọc xiên: KVL=1; KNC= 1,22 và KMTC= 1,22.

Trƣờng hợp phải dùng cọc dẫn để đóng cọc âm: KVL=1; KNC= 1,05 và KMTC= 1,05.

Trong định mức chƣa tính đến công tác gia công chế tạo cọc dẫn. Cọc dẫn thƣờng sử dụng nhiều lần nên dự toán chế tạo cọc dẫn cần xét đến độ luân lƣu của vật liệu (tham khảo mục 13.22).

Quy định cách xác định cấp đất để áp dụng định mức nhƣ sau:

+ Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I > 60% chiều dài cọc ngập đất thì toàn bộ phần cọc ngập đất áp dụng định mức đất cấp I.

+ Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I < 40% chiều dài cọc ngập đất thiết kế thì toàn bộ phần cọc ngập đất áp dụng định mức đất cấp II.

→ nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I nằm trong khoảng (40 - 60)% chiều dài cọc ngập đất thì áp dụng định mức đất cấp I và đất cấp II tƣơng ứng với tổng chiều dày của từng cấp đất (nghĩa là dùng 2 mã hiệu, một ứng với đất cấp I và một ứng với đất cấp II).

Trƣờng hợp đóng, ép cọc phải sử dụng biện pháp khoan dẫn thì đoạn cọc đóng, ép qua chiều sâu khoan dẫn tính bằng định mức đóng, ép cọc vào đất cấp I (Công tác khoan dẫn

chƣa tính trong định mức, ở đây vận dụng mã hiệu khoan cọc nhồi AC.3xxxx sẽ không phù hợp bằng vận dụng mã hiệu khoan giếng BD.1-2xxxx).

Công tác đóng cọc ván thép (cừ larsen), cọc ống thép, cọc thép hình đƣợc định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình (ví dụ kết cấu k bảo vệ bờ – bến cập tàu kiểu tƣờng cừ). Trƣờng hợp cọc nhổ lên, sử dụng lại nhiều lần (ví dụ trong kết cấu khung vây, tƣờng chắn tạm) thì hao phí vật liệu cọc đƣợc xác định nhƣ sau:

 Hao phí tính theo thời gian và môi trƣờng

Hao phí vật liệu cọc cho 1 lần đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình <1tháng bằng 1,17%. Thời gian cọc nằm lại trong công trình từ tháng thứ 2 trở đi thì cứ mỗi tháng hao phí vật liệu cọc đƣợc tính thêm nhƣ sau:

a/ Nếu cọc đóng trên cạn hoặc đóng trong môi trƣờng nƣớc ngọt bằng 1,17%/tháng b/ Nếu cọc đóng trong môi trƣờng nƣớc lợ bằng 1,22%/tháng

c/ Nếu cọc đóng trong môi trƣờng nƣớc mặn bằng 1,29%/tháng  Hao hụt do sứt mẻ, to đầu cọc, mũ cọc

a/ Đóng vào đất cấp I, II hao hụt bằng 3,5%/ 1 lần đóng nhổ

b/ Đóng vào đất, đá, có ứng suất > 5 kg/cm2 bằng 4,5% cho một lần đóng nhổ

Trƣờng hợp cọc không nhổ đƣợc phải cắt thì phần cọc cắt để lại công trình đƣợc tính 100% theo khối lƣợng cọc nằm trong công trình.

Đóng cọc tràm: trong định mức chỉ cho loại ∅8-10cm, các loại ∅ khác cần vận dụng có điều chỉnh.

Ép cọc BTCT (ép trƣớc / ép sau): dùng nhóm mã hiệu AC.25000, AC.26000, AC.28000 (ép sau chƣa có định mức cho các cọc tiết diện > 20x20cm)

Nối cọc thép và BTCT dùng nhóm mã hiệu AC.29000 (đơn vị tính là 1 mối nối). Lƣu ý đa số mối nối của cọc ống BTCT trên thị trƣờng VN không dùng bu lông mà dùng liên kết hàn đối đầu có hàn thêm tấm ốp giống nhƣ nối cọc ống thép → dùng mã hiệu AC.294xx sẽ không phù hợp bằng mã hiệu AC.29221.

Cọc khoan nhồi:

- Tạo cọc dùng nhóm mã hiệu AC.30000 (xem chi tiết thuyết minh và hƣớng dẫn áp dụng ở bộ định mức phần XD).

- Công tác SX ống vách cho cọc khoan nhồi dùng mã hiệu AI.12111. - Công tác lắp đặt, tháo dỡ ống vách dùng mã hiệu AC.3451x.

- Công tác đập đầu cọc: dùng mã hiệu AA.223xx.

Công tác đập đầu cọc BTCT thƣờng (để lấy thép cọc nối vào kết cấu bên trên): nếu vận dụng công tác đập phá kết cấu BT có cốt thép, mã hiệu AA.22111 (phá bằng búa căn) hoặc AA.22211 (phá bằng máy khoan) thì cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì công tác đập phá này đòi hỏi không đƣợc gây hƣ hỏng phần cọc bên dƣới. Cũng có thể vận dụng mã hiệu AA.223xx của cọc khoan nhồi cho cọc BTCT thƣờng nhƣng cần điều chỉnh tăng chi phí nhân công và máy thi công vì mật độ thép và độ cứng của BT trong cọc BTCT thƣờng lớn hơn ở cọc khoan nhồi, đồng thời bổ sung biện pháp bảo vệ phần cọc bên dƣới (niềng kẹp đầu cọc hoặc cắt lớp BT bảo vệ quanh đầu cọc bằng máy cắt BT).

Một phần của tài liệu Lập và quản lý dự toán công trình xây dựng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)