Bài tập mở rộng, nâng cao, giải đề thi học sinh giỏ

Một phần của tài liệu SKKN rèn kỹ năng tự học ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở (THCS) qua hoạt động tự học ở nhà (Trang 28 - 29)

3. Định hướng phương pháp học bài và làm bài tập môn Ngữ Văn

3.3.2. Bài tập mở rộng, nâng cao, giải đề thi học sinh giỏ

Bên cạnh những bài tập có trong Sách giáo khoa, kiến thức kiểm tra đánh giá đúng với cuẩn kiến thức, kĩ năng nhưng ở mức độ phổ thông, thì những bài tập mở rộng nâng cao, những đề thi học sinh giỏi ... đòi hỏi ở học sinh một năng lực cao hơn.

Đối với bài tập mở rộng, nâng cao

Đây là loại bài tập học sinh thực hiện dựa trên cơ sở bài tập phổ thông nhưng đảm bảo các cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.

Ví dụ 16: Với đề bài: Phân tích hình ảnh người lính trong “Đồng chí” của

Chính Hữu hay phân tích hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, giáo viên nâng lên thành bài tập mở rộng, nâng cao: Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Với dạng bài tập này, học sinh lấy việc hiểu hình ảnh người lính trong hai bài thơ để thấy được điểm giống nhau và khác nhau của họ. Từ đó có những nhận xét, đánh giá thỏa đáng về vẻ đẹp người lính trong hai giai đoạn lịch sử của dân tộc, về hình thức thể hiện của hai tác giả.

Đối với đề thi học sinh giỏi

Để làm được các đề thi học sinh giỏi, học sinh phải có kiến thức về lý luận văn học, kiến thức đời sống và kiến thức liên môn, ... theo hướng tích hợp.

Ví dụ 17: Có những đề thi khám phá giá trị chi tiết như: Hình ảnh chiếc lá cuối

cùng trong truyện ngắn cùng tên của O. Hen-ri; chi tiết chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ... Với đề thi này, học sinh phải xác định được khái niệm chi tiết, vị trí của chi tiết trong toàn bộ tác phẩm, đặc biệt tính tư tưởng của chi tiết để đánh giá về giá trị nghệ thuật của chi tiết đó.

Cũng có những đề bài sử dụng một tác phẩm văn học để làm rõ một ý kiến, một nhận định về văn học, một quan điểm trong sáng tác như: Nhận xét về thơ,

Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Với đề bài này, trước hết học sinh phải giải thích được nhận định thơ hay cả hồn lẫn xác là thế nào? Sau đó chứng minh qua bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Từ đó khẳng định tính đúng đắn của nhận định.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kỹ năng tự học ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở (THCS) qua hoạt động tự học ở nhà (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w